Các công trình phụ trợ

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án bệnh viện phụ sản chất lượng cao phương nam (Trang 37 - 47)

CHƯƠNG 2. MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

2.4 Nội dung chủ yếu của dự án

2.4.1 Kế hoạch – Mục tiêu của dự án

2.4.1.5 Các công trình phụ trợ

Hệ thống giao thông

Công trình có 3 hướng tiếp cận chính từ các đường giao thông: đường Nguyễn Lương Bằng, đường trong khu vực và đường Nguyễn Đồng Chí. Việc tổ chức các

hướng tiếp cận khác nhau dành cho các đối tượng khác nhau đến sử dụng bệnh viện cụ thể là:

- Cổng vào chính của dự án nằm: ở hướng Đông của khu đất xây dựng. Cổng này dành cho bệnh nhân đến khám chữa bệnh.

- Cổng phía Bắc: dành cho các y bác sỹ và nhân viên của bệnh viện.

- Cổng phía Nam: dành cho xe cấp cứu trong và ngoài bệnh viện.

Trục giao thông theo phương đứng của bệnh viện được thiết kế thang máy cho công nhân viên bệnh viện thuận tiện trong việc di chuyển bệnh nhân và thang máy phục vụ cho người đến khám và chữa bệnh. Ngoài ra, bệnh viện có tất cả 4 thang bộ, đƣợc phân tán đều nhằm đảm bảo hai yếu tố: bán kính sử dụng thuận tiện và an toàn thoát người khi có sự cố.

Giao thông của công trình đƣợc thiết kế chủ yếu là tập trung từ lõi giao thông trung tâm và đƣợc bố trí hệ thống hành lang chung đi qua hết tất cả các phòng chức năng, gắn kết các khu chức năng của công trình lại với nhau. Hành lang rộng 2,7m theo yêu cầu thiết kế của bệnh viện, đảm bảo theo tiêu chuẩn thiết kế về di chuyển (băng ca, xe lăn, và các thiết bị khác), đảm bảo an toàn phòng cháy và chữa cháy.

Hệ thống điện

 Nguồn điện

Hiện tại đây là công trình xây dựng và thiết kế mới lấy nguồn từ trạm hạ áp toàn khu vực và máy phát điện dự phòng để cung cấp cho toàn bệnh viện. Trạm biến áp 1600KVA đặt gần cổng phụ bên đường Nguyễn Đồng Chí và máy phát điện dự phòng công suất 1600 KVA đặt trong tầng hầm của bệnh viện.

 Phương án cấp điện

Nguồn điện 380V/220V từ hạ áp của máy biến áp và máy phát cấp đến tủ điện chính MSB. Từ tủ điện ATS nguồn điện đƣợc cung cấp cho các tuyến chính.

 Máy phát điện dự phòng

Ngoài ra, 1 máy phát điện công suất 1600KVA sẽ đƣợc lắp đặt để cung cấp cho toàn bộ tải điện để bảo đảm việc cung cấp điện liên tục cho bệnh viện khi có sự cố

về điện. Phòng máy phát điện sẽ đƣợc đặt tại khu vực kỹ thuật trong tầng hầm. Bồn dầu độc lập có sức chứa cho 12 giờ hoạt động liên tục đƣợc đặt cho máy phát điện.

Hệ thống chiếu sáng

Hệ thống chiếu sáng chủ yếu của bệnh viện đƣợc thiết kế theo tiêu chuẩn với độ rọi tương ứng với công năng sử dụng cho từng phòng, địa điểm cụ thể.

Toàn bộ phần chiếu sáng đƣợc thiết kế và lựa chọn dựa trên các tài liệu kỹ thuật do hãng Philips cung cấp. Vì đèn có tuổi thọ thay đổi nhanh theo thời gian cũng nhƣ phụ thuộc nhiều vào thời gian sử dụng, mật độ bật tắt đèn, độ bám bụi và chế độ bảo trì như lau đèn v.v … sẽ ảnh hưởng đến độ rọi chung so với thiết kế ban đầu.

Do vậy trong quá trình sử dụng cần bảo trì thường xuyên và theo đúng hướng dẫn của nhà sản xuất đèn.

Độ rọi tiêu chuẩn nhỏ nhất đối với chiếu sáng nhân tạo ở các khu vực nhƣ sau:

- Phòng đợi, tiếp nhận, phân loại:140 Lux - Khu vực vệ sinh, thay quần áo:140 Lux

- Phòng tạm lưu cấp cứu, phòng điều trị tích cực – chống độc: 500200Lux (điều khiển đƣợc trong phạm vi này).

- Phòng làm thủ thuật can thiệp, xét nghiệm, X quang, siêu âm: 700500Lux (điều khiển đƣợc trong phạm vi này).

- Phòng khử khuẩn, cung cấp vô khuẩn kỹ thuật, hành lang vô khuẩn: 300Lux.

- Phòng mổ: 700300 Lux (điều khiển đƣợc trong phạm vi này).

- Phòng tiền mê, hồi tỉnh: 500250 Lux (điều khiển đƣợc trong phạm vi này).

- Phòng chụp X quang, siêu âm, CT, MRI:140/ 140 Lux.

- Phòng điều khiển, xử lý hình ảnh: 300 Lux.

- Phòng xử lý phim: 75 Lux.

- Phòng nghỉ, thƣ giãn: 140 Lux.

- Phòng rửa, khửa trùng: 250 Lux.

- Phòng rửa tiệt trùng, kỹ thuật phụ trợ: 300 Lux.

- Không gian Labo, khu chuẩn bị môi trường, chuẩn bị mẫu: 700300 Lux (điều khiển đƣợc trong phạm vi này).

- Phòng hành chính, phòng sinh hoạt: 140 Lux.

- Kho: 140 Lux.

- Hành lang, lối đi: 100 Lux.

- Sảnh, thủ tục, trả kết quả: 140 Lux.

- Phòng làm việc: 300Lux – 400 Lux.

- Phòng họp, hội nghị, hội trường: 200 Lux – 300 Lux

Hệ thống thông tin liên lạc

Tất cả các phòng đều được cung cấp 2 đường dây điện thoại có khả năng nâng cấp ADSL qua hệ thống tủ đấu nối và cáp phân phối chung của bệnh viện.

Hệ thống thông tin liên lạc cho khu vực dự án được lấy từ hệ thống đường dây cáp ngầm chạy theo trục đường Nguyễn Lương Bằng – Nguyễn Đồng Chí.

Hệ thống cấp nước

 Nguồn nước

Nguồn nước cấp cho bệnh viện phụ sản chất lượng cao Phương Nam sử dụng nguồn nước máy thành phố chạy dọc đường Nguyễn Lương Bằng có bố trí ống chờ D200x100 để cấp cho bệnh viện.

 Nhu cầu sử dụng nước Các yêu cầu về cấp nước :

- Hệ thống cấp nước tính bằng lượng l/giường/ngày đêm: 1000lít - Số giường bệnh là: 100 giường

- Cấp nước cho lượt khám và khách vãng lai: 15 l/người/ngày - Số lƣợt khám: 300 lƣợt/ngày

Khách vãng lai: 100 người

- Cấp nước cho nhân viên và người nhà thăm nuôi bệnh nhân: 50 l/người/ngày - Số nhân viên dự kiến 250 người

- Số người thăm nuôi bệnh nhân: 100 người - Vệ sinh sân bãi, hệ thống kỹ thuật: 1,5 l/m2. Lượng nước cấp cho bệnh viện được tính như sau

 Cấp nước giường bệnh

- Lưu lượng nước sinh hoạt trung bình trong ngày dùng nước nhiều nhất (Kng=1,2).

Qsh = 1,2 x 100giường x 1000l/1000 = 120 m3/ngày.

 Cấp nước lượt khám và khách vãng lai

- Lưu lượng nước sinh hoạt trung bình trong ngày dùng nước nhiều nhất (Kng=1,2).

Qsh = 1,2 x (300+100)người x 15l/1000 = 7,2 m3/ngày.

 Cấp nước nhân viên và người nhà thăm nuôi bệnh nhân

- Lưu lượng nước sinh hoạt trung bình trong ngày dùng nước nhiều nhất (Kng=1,2).

Qsh = 1,2 x (250 + 100)người x 50l/1000 = 21 m3/ngày.

 Nước cấp cho rửa sân, hệ thống kỹ thuật: 2 m³/ngày.

- Lưu lượng nước cấp cho sinh hoạt + hệ thống kỹ thuật, rửa sân.

Q = 120 + 7,2 + 21 + 2 = 150,2 m3/ngày.

Lượng nước vệ sinh sàn nhà được tính bằng 5% lượng nước cấp cho quá trình sinh hoạt hàng ngày của bệnh viện: 7,5 m3/ngày.

 Tổng lượng nước cấp cho bệnh viện trong một ngày là 157,7 m3/ngày.

Bênh cạnh đó, bệnh viện sẽ xây 1 bể nước ngầm dùng cho sinh hoạt và phòng cháy chữa cháy dung tích 100m3. Từ bể nước ngầm nước được bơm lên bồn nước mái

20m³ bằng đường ống ỉ50. Từ bồn nước mỏi nước được phõn phối cho tất cả cỏc dụng cụ vệ sinh trong cụng trỡnh theo tuyến ống đứng ỉ42, ỉ34.

- Hai máy bơm sinh hoạt là máy bơm Ý - EBARA 2 bơm - Qb=26m3/h, Hb=50m, N=7.5kw

Mặt bằng cấp nước từ hệ thống cấp nước thành phố vào dự án được đính kèm trong phần phụ lục.

Hệ thống thoát nước

Vấn đề thoát nước tại bệnh viện phụ sản chất lượng cao Phương Nam được tính toán thiết kế theo dạng hệ thống thoát nước riêng, bao gồm hệ thống thoát nước mưa tách riêng biệt với hệ thống thoát nước thải sinh hoạt và quá trình khám và điều trị.

 Thoát nước mưa

Mạng lưới thoát nước của bệnh viện được thiết kế theo phương án thoát nước riêng.

Nước mưa trong khuôn viên bệnh viện được thu gom theo 2 hướng thoát nước.

Nước mưa từ mái nhà được thu bằng các ống đứng thoát nước, cửa thu của các hố ga. Nước mưa theo mương, cống thoát nước BTCT nối vào hê thống thoát nước mƣa chung của khu quy hoạch.

Hướng thoát: nước mưa trong khu quy hoạch sẽ thoát ra tuyến cống thoát nước mưa của khu vực nằm trên đường Nguyễn Lương Bằng.

 Hệ thống thoát nước thải

Nước thải từ bệnh viện phụ sản chất lượng cao Phương Nam được chia thành ba loại nhƣ sau:

- Loại 1: Nước thải từ chậu rửa, lau sàn, nấu ăn… được thu gom và thoát vào ống đứng thoát nước để tập trung vào hố ga ở bên dưới qua bể tách dầu trước khi được đưa về trạm xử lý nước thải của bệnh viện.

- Loại 2: Nước thải từ âu tiểu và xí bệt được thu vào ống thoát phân đi vào bể tự hoại để xử lý trước khi đấu nối vào trạm xử lý nước thải của bệnh viện.

- Loại 3: Nước thải từ các phòng mổ và khám bệnh…cũng được thu gom vào hố ga trước khi được đưa về trạm xử lý nước thải của bệnh viện.

Các loại nước thải này sẽ được xử lý tại trạm xử lý nước thải của bệnh viện. Sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn xả thải TCVN 7382:2004 mức II, nước thải sẽ được đấu nối vào tuyến cống thoát nước thải trên đường Nguyễn Lương Bằng.

Mặt bằng thoát nước của Bệnh viện phụ sản chất lượng cao Phương Nam được đính kèm trong phần phụ lục.

Phương án thu gom và xử lý chất thải rắn

Chất thải rắn phát sinh trong quá trình hoạt động của bệnh viện. Sự phân loại đƣợc thực hiện tại nguồn thải và được lưu giữ trong các túi và thùng đúng nơi qui định.

Chất thải rắn bệnh viện có thể chia làm 3 loại chính: chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại và chất thải rắn y tế (nguy hại và không nguy hại).

Chất thải rắn sinh hoạt sẽ đƣợc nhân viên vệ sinh của bệnh viện thu gom vào các túi màu xanh, phân loại và tập trung đến khu vực chứa rác. Đối với những loại rác có khả năng tái chế bệnh viện sẽ bán lại cho đơn vị có chức năng thu mua, tái chế lại.

Đối với những loại rác không có khả năng tái chế sẽ đƣợc bệnh viện ký hợp đồng với Công ty công trình công ích Quận 7 đến thu gom và vận chuyển với tần suất 1 ngày/lần. Công ty này có trách nhiệm thu gom rác từ khu vực tập trung rác của bệnh viện và vận chuyển đến bãi tập trung của Quận 7 sẽ có xe ép rác chở lên trạm trung chuyển của Thành Phố.

Bên cạnh đó, trong quá trình hoạt động bệnh viện còn thải ra chất thải nguy hại nhƣ bóng đèn ne-on, hộp mực in, giẻ lau dầu nhớt… khối lƣợng ít nhƣng bệnh viện sẽ thu gom, lưu trữ và xử lý cùng với chất thải rắn y tế nguy hại.

Riêng chất thải rắn y tế đƣợc nhân viên thu gom cẩn thận, phân loại và tập trung tại khu vực chứa rác với các thùng chứa chuyên dụng. Chất thải rắn y tế mang tính chất nguy hại nên lƣợng rác này sẽ phân loại thu gom bằng các túi màu vàng, màu đen và hộp màu vàng. Phần lớn chất thải rắn y tế đƣa đi thiêu đốt tại lò đốt rác thải y tế Thành Phố (lò đốt rác Bình Hƣng Hòa) và một phần xử lý theo qui định chất thải

nguy hại. Bệnh viện sẽ ký hợp đồng thu gom và vận chuyển chất thải rắn y tế, chất thải nguy hại với Công ty môi trường đô thị Thành Phố.

Giải pháp phòng cháy chữa cháy và chống sét

Bệnh viện Phụ sản chất lượng cao Phương Nam là khu vực tập trung khám chữa bệnh, nên trong ngày thường có một lượng người tham gia điều trị và khám chữa bệnh. Để bảo đảm an toàn cơ sở vật chất và hơn hết là bảo đảm tính mạng cho con người cũng như tuân thủ các tiêu chuẩn an toàn PCCC. Bệnh viện Phụ sản chất lượng cao Phương Nam được trang bị các hệ thống PCCC như sau :

- Hệ thống Báo cháy tự động

Hệ thống Báo cháy tự động có chức năng kiểm tra. Phát hiện kịp thời sự cố cháy xảy ra ngay từ lúc mới khởi phát tại các khu vực mà hệ thống giám sát nhằm phát hiện kịp thời nhanh chóng những sự cố cháy, giúp chúng ta có những biện pháp chữa cháy hữu hiệu giảm thiểu sự thiệt hại về người và tài sản.

Hệ thống Báo cháy tự động bao gồm các bộ phận cơ bản:

1. Trung tâm xử lý báo cháy (Fire Alarm Control Panel) 2. Các đầu báo cháy tự động

- Đầu báo khói (Smoke Detector) - Đầu báo nhiệt (Heat Detector) 3. Công tắc báo cháy khẩn (Manual Station) 4. Chuông báo cháy (Fire Alarm Bell)

5. Các yếu tố liên kết (accessories to connect) 6. Nguồn điện (Power)

Chức năng và nhiệm vụ của từng thiết bị của hệ thống báo cháy tự động này đã đƣợc trình bày kỹ trong thuyết minh kỹ thuật PCCC bệnh viện phụ sản chất lƣợng cao Phương Nam

 Hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler và chữa cháy cấp nước vách tường

Hệ thống Chữa cháy tự động Sprinkler và chữa cháy cấp nước vách tường nhằm làm hạ nhiệt độ đám cháy bằng nước, dẫn đến dập tắt đám cháy hoặc ngăn chặn không cho đám cháy phát sinh và lan sang các khu vực khác.

Nguyên lý hoạt động của hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler kết hợp chữa cháy cấp nước vách tường:

Hệ thống gồm một hệ thống đường ống thép chịu áp lực cao ngậm sẵn nước. Trên hệ thống đường ống ấy, tại những vị trí chỉ định, được lắp đặt những họng tủ chữa cháy thao tác bằng tay để cấp nước chữa cháy và các đầu phun (sprinkler) có khả năng cảm ứng nhiệt độ ở một ngưỡng nhiệt độ được xác định trước: 68oC (màu đỏ) hay 93oC (màu xanh lá).

Khi có sự cố cháy xảy ra, bầu thủy tinh cảm ứng nhiệt của đầu phun sprinkler tại những khu vực có cháy sẽ cảm ứng nhiệt độ và tự vỡ tan, mở đường cho nước đã có sẵn trong đường ống theo đó phun ra, tỏa rộng theo sự phân phối của đĩa hướng dòng và phủ trùm dập tắt đám cháy, hoặc từ những họng tủ chữa cháy, người sử dụng sẽ kéo cuộn vòi chữa cháy tới gần vị trí có sự cố cháy và mở van để phun nước dập tắt đám cháy. Khi nước đã bắt đầu phun, áp lực nước trong đường ống sẽ giảm xuống, và sẽ kích hoạt công tắc báo dòng chảy (Flow Switch) truyền tín hiệu đến tủ báo cháy, kích hoạt công tắc áp lực (Pressure Alarm Switch) truyền tín hiệu đến tủ điều khiển máy bơm để điều khiển máy bơm chữa cháy tự động khởi động.

Khi máy bơm chữa cháy vận hành, nó tiếp tục cung cấp nước cho các đầu sprinkler phun nước và các họng tủ chữa cháy cho đến khi ngọn lửa bị dập tắt .

Từ tủ trung tâm báo cháy ta dể dàng nhận biết khu vực nào đang xảy ra sự cố cháy do tín hiệu từ các công tắc báo dòng chảy truyền về và xuất ra tín hiệu báo cháy bằng chuông/còi sẽ đƣợc tác động để thông báo cho toàn bệnh viện.

 Hệ thống chống sét đánh thẳng

Để hạn chế những tác hại của sét gây ra bệnh viện phụ sản chất lượng cao Phương Nam dùng các thiết bị chống sét gọi là hệ thống chống sét đánh thẳng. Hệ thống chống sét đánh thẳng đƣợc thiết kế và lắp đặt đúng theo tiêu chuẩn sẽ hạn chế các

tác hại của sét, đảm bảo độ an toàn cho công trình và nhất là đảm bảo tính mạng con người. Nguyên lý của thiết bị chống sét được trình bày như sau:

Tính năng đặc biệt của thiết bị thu sét TOMASTER là hệ thống chống sét đánh thẳng bằng công nghệ phát tia tiên đạo sớm (Early Streamer Emission) tạo một lượng điện tích có hướng và có cường độ mạnh, sớm hơn so với các hệ số thông thường. Hiện tượng tự nhiên khi các đám mây mang điện tích tới sẽ hình thành các đường dẫn sét về phía mặt đất. Đầu kim thu sét TOMASTER tạo nên một sự sai biệt về điện thế giữa đầu kim và đám mây, từ đó tạo ra một đường dẫn tia tiên đạo phát xạ sớm từ đám mây hướng thẳng trực tiếp vào đầu kim TOMASTER, cực tính của đám mây dông và dòng điện sét sẽ đƣợc tiêu tán vào đất thông qua hệ thống dây dẫn và cọc tiếp đất.

Điều hòa không khí và hệ thống điều khiển thông gió

Bệnh viện phụ sản chất lượng cao Phương Nam mang tính hiện đại với đầy đủ tiện nghi nên hệ thống điều hòa RMV – D đƣợc chủ đầu tƣ lắp đặt cho công trình này.

RMV – D là hệ thống vận hành điều chỉnh công suất tải lạnh bằng cách giảm vô cấp (tuyến tính) công suất của máy nén bằng công nghệ kỹ thuật số (Digital Scroll Technology). Giàn nóng của hệ thống gồm 1- 4 máy nén tùy theo công suất gồm một máy điều khiển được công suất theo công nghệ kỹ thuật số thay đổi lưu lượng tác nhân lạnh qua máy nén. Khả năng thay đổi phụ tải của máy nén Digital rất rộng có thể điều chỉnh khá chính xác công suất của cả hệ thống lạnh.

Ƣu điểm: Đây là hệ thống dùng chất tải nhiệt là gas, giải nhiệt bằng gió, một hệ thống bao gồm dàn nóng và nhiều dàn lạnh đƣợc lắp ghép nối tiếp đủ tải lạnh cho toàn bộ khu vực cần làm lạnh với dãy công suất cho từng loại.

Hệ thống thông gió cho tầng hầm đƣợc bố trí nhƣ sau: tầng hầm đƣợc thiết kế bán nổi do vậy để thuận tiện cho việc lắp đặt và tiết kiệm chi phí ta chọn hệ thống thông gió cục bộ cho tầng khu vực kho, tất cả các kho đƣợc gắn quạt hút dạng gắn tường thổi trực tiếp ra ngoài.

Một phần của tài liệu Đánh giá tác động môi trường dự án bệnh viện phụ sản chất lượng cao phương nam (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)