CHƯƠNG 5. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
A. GIAI ĐOẠN XÂY ỰNG CỦA ĐỰ ÁN
5.6 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm không khí
Như đã trình bày trong Chương 4, các tác nhân gây ô nhiễm môi trường không khí bao gồm: phương tiện giao thông, khí thải từ máy phát điện, khí thải từ quá trình khám và điều trị, khí thải và mùi từ việc tập trung chất thải rắn, mùi phát sinh từ hệ thống thoát nước và trạm xử lý nước thải.
Giảm thiểu tác động môi trường không khí từ phương tiện giao thông Kể từ ngày 1/7/2007 theo quy định của Chính Phủ thì nhiên liệu dầu diezen nhập về phải có hàm lượng lưu huỳnh thấp (0,05%S và 0,25%S) nhằm phục vụ cho các phương tiện cơ giới đường bộ, đáp ứng tiêu chuẩn khí thải EURO 2. Nồng độ khí thải phát sinh từ phương tiện giao thông ngoài sự phụ thuộc vào tính chất của loại nhiên liệu sử dụng còn phải phụ thuộc vào động cơ của các phương tiện, bệnh viện phụ sản chất lượng cao Phương Nam là dự án nhằm phục vụ cho người dân có thu nhập tương đối cao nên các loại phương tiện giao thông của các hộ dân cũng là các loại phương tiện mới, động cơ được sản xuất luôn đảm bảo thân thiện với môi trường. Tuy nhiên, nhằm hạn chế đến mức thấp nhất ảnh hưởng của hoạt động giao thông đến khu vực một số biện pháp sau đƣợc áp dụng:
- 100% đường giao thông của khu vực được trải nhựa đường và lát gạch hoàn chỉnh.
- Tiến hành trồng các loại cây xanh thích hợp dọc các tuyến đường nội bộ nhằm tạo cảnh quan khu vực đồng thời ngăn cản, hạn chế khí thải, bụi thải phát tán vào các hộ dân, cải thiện môi trường không khí xung quanh.
- Phương tiện giao thông trong khuôn viên khu vực dân cư được hạn chế nhất định, chỉ những xe máy và ôtô loại nhỏ được phép lưu thông vào sâu trong khu vực bệnh viện;
- Quy hoạch bãi giữ xe hoàn chỉnh và lối giao thông ra vào tầng hầm rộng rãi, hợp lý nhằm tránh tình trạng ách tách giao thông vào các giờ cao điểm.
Giảm thiểu tác động môi trường không khí từ máy phát điện
Khi có sự cố trên lưới điện của thành phố, bệnh viện phụ sản Phương Nam sẽ sử dụng máy phát điện dự phòng cấp điện cho toàn bệnh viện và cả hệ thống xử lý nước thải. Theo tính toán trong Bảng 4.1 của Chương 4 về nồng độ các khí ô nhiễm trong khí thải máy phát điện sử dụng dầu DO có hàm lượng lưu huỳnh 0,25% khối lƣợng cho thấy nồng độ các khí phát thải đều rất thấp so với QCVN 19:2009/BTNMT, cột B (KP = 1; Kv = 0,6). Do đó, nguồn gây ảnh hưởng nhất khi máy phát điện hoạt động là tiếng ồn và rung. Máy phát điện của bệnh viện sẽ đƣợc lắp đặt tại tầng hầm và đặt vào căn phòng đƣợc thiết kế có độ cách âm cao nhằm hạn chế tối đa tiếng ồn.
Chủ dự án sẽ đầu tư thiết kế phòng cách âm chống ồn 2 lớp: lớp tường chính là bêtông dày 0,2m và lớp chân không cách giữa 2 tường là 0,1m. Tuy nhiên, để đảm bảo tính an toàn cho môi trường chủ dự án sẽ thay thế nhiên liệu chạy máy phát điện bằng nhiên liệu có hàm lượng lưu huỳnh và cặn carbon thấp. Hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu sử dụng không vƣợt quá 0,25%, còn hàm lƣợng cặn carbon không vƣợt quá 2,67% nhằm đảm bảo hàm lƣợng các chất ô nhiễm tại nguồn nằm trong tiêu chuẩn. Với tiêu chí nhƣ trên thì chủ dự án sẽ sử dụng dầu DO kết hợp với sử dụng chất phụ gia giúp hạn chế nguồn ô nhiễm từ hoạt động của máy phát điện.
Đối với tác động rung giảm thiểu bằng biện pháp: thường xuyên kiểm tra, bảo dƣỡng các chi tiết máy, chân đế lót bằng cao su để chống rung …
Tuy nhiên, khi máy phát điện bắt đầu hoạt động thì nồng độ khí thải thời điểm này tương đối cao, do đó sẽ xử lý lượng khí thải bằng phương pháp hấp thụ ướt trước khi phát tán ra môi trường bên ngoài. Sơ đồ xử lý khí thải máy phát điện được nêu trong hình 5.1
Sơ đồ xử lý khí thải máy phát điện
Hình 5.1 Quy trình xử lý khí thải máy phát điện
Thuyết minh
Khí thải phát sinh từ quá trình đốt nhiên liệu của máy phát điện, thành phần khí thải gồm có bụi, SOx, NOx, CO sẽ theo ống dẫn khí đi vào đầu hút của thiết bị hấp thụ.
Tại thiết bị hấp thụ, khí thải đƣợc làm sạch nhờ dung dịch hấp thụ.
Dòng khói thải sẽ chuyển động từ bên dưới đi lên, dung dịch hấp thụ được bơm từ bể chứa dung dịch lên tháp qua hệ thống phun tia từ trên xuống, phun đều và thấm ƣớt sàn tung trong tháp. Tại đây, sẽ diễn ra quá trình tiếp xúc giữa 2 pha lỏng và khí, các chất ô nhiễm bụi, SOx, NOx, CO sẽ bị hấp thụ vào trong dung dịch. Sau đó, dòng khí thải tiếp tục đi lên trên và sẽ tiếp tục quá trình hấp thụ. Dòng khí sạch nhờ quạt hút sẽ đƣợc thải ra ngoài qua ống khói. Dòng dung dịch chuyển động xuống đáy thiết bị và sẽ sử dụng tuần hoàn lại.
Ngoài ra, chủ dự án sẽ bố trí ống khói từ phòng đặt máy phát điện lên đến tầng thƣợng của bệnh viện và ống khói sẽ đặt cao hơn tầng thƣợng khoảng 3-5m. Khi đó, khí thải sẽ phát tán ra môi trường .
Khí thải sau xử lý đạt quy chuẩn QCVN 19:2009/BTNMT sẽ phát tán ra môi trường bên ngoài.
Đối với khí, hydrocacbon bay hơi phát sinh từ khu khám chữa bệnh Nhƣ đã trình bày ở trên, khí phát sinh từ khu khám chữa bệnh chủ yếu là hydrocacbon bay hơi như cồn, ether. Tác động này không gây ảnh hưởng lớn đến
Thiết bị hấp thụ Ống khói
Khí thải máy phát điện
Phát tán ra môi trường
nhân viên và bệnh nhân trong khu vực dự án tuy nhiên để giảm thiểu đến mức thấp nhất những tác động, bệnh viện sẽ trang bị đầy đủ các dụng cụ trang thiết bị nhƣ khẩu trang, bao tay cho các nhân viên làm việc tại khu khám chữa bệnh, riêng đối với các bệnh nhân sẽ được lưu trú trong phòng thông thoáng tốt, có trang bị hệ thống thông gió nhằm giúp phát tán nhanh mùi phát sinh.
Đối với khí formaldehyt phát sinh từ khu giải phẩu tẩm liệm tử thi, bệnh viện sẽ giảm thiểu bằng cách trang bị hệ thống thông gió thích hợp, trang bị bảo hộ đầy đủ cho các nhân viên y tế làm việc.
Giảm thiểu tác động của bức xạ hạt nhân từ phòng chụp X-quang
Bệnh viện sẽ trang bị tấm chắn chì cho phòng chụp X-quang nhằm ngăn chặn các bức xạ hạt nhân thoát ra ngoài gây ảnh hưởng đến sức khỏe của nhân viên, y bác sỹ hoạt động. Đối với bác sỹ, nhân viên trực tiếp điều hành phòng chụp sẽ đƣợc trang bị đầy đủ quần áo bảo hộ, có chế độ dinh dƣỡng thích hợp và đƣợc định kỳ kiểm tra sức khỏe.
Phòng chụp X-quang được thiết kế như sau: diện tích phòng 12m2 x 2phòng, tường đƣợc thiết kế với lớp chỉ dày 2mm, cửa phòng đƣợc thiết kế sao cho không có khoảng không tránh lọt tia X ra ngoài. Bên cạnh đó, vị trí phòng chụp đƣợc bố trí tại khu vực riêng so với các khu vực khác trong bệnh viện.
Giảm thiểu tác động môi trường không khí từ các nguồn khác
Để hạn chế ô nhiễm do khí thải từ hệ thống cống thoát nước và từ trạm xử lý nước thải của dự án, một số biện pháp sau đƣợc đề xuất:
- Hệ thống cống thoát nước được xây dựng là hệ thống cống kín.
- Tại các miệng cống thoát nước mưa có song chắn chất thải rắn, tránh tình trạng chất thải rắn làm bít miệng cống và làm tắc đường ống.
- Có kế hoạch thường xuyên nạo vét các hố gas.
- Tại các công trình đơn nguyên của hệ thống xử lý sử dụng máy sục khí tạo khả năng phát tán khí tốt. Đồng thời, lắp đặt quạt công nghiệp để tăng khả năng khuyếch tán các khí thải phát sinh.