CHƯƠNG 5. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG
A. GIAI ĐOẠN XÂY ỰNG CỦA ĐỰ ÁN
5.7 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm nước
Hệ thống thoát nước
Để đảm bảo vệ sinh và giảm chi phí đầu tư cho việc xử lý nước thải, hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải được chủ đầu tư xây dựng tách riêng. Hệ thống thoát nước mưa được nêu trong hình 5.2
Hệ thống thoát nước mưa
Hình 5.2 Sơ đồ mạng lưới thoát nước mưa của bệnh viện phụ sản Phương Nam Bơm
Hệ thống thoát nước khu vực
Nước mưa từ tầng hầm Tập trung vào hố ga dưới hầm Nước mưa từ mái tòa nhà
Tập trung về phễu thu
Hố ga tập trung HTTN mƣa của bệnh viện
Hệ thống thoát nước thải sinh hoạt
Hình 5.3 Sơ đồ mạng lưới thoát nước thải sinh hoạt bệnh viện phụ sản Phương Nam Hệ thống thoát nước thải y tế
Hình 5.4 Sơ đồ mạng lưới thoát nước thải y tế của bệnh viện phụ sản Phương Nam Hệ thống thoát nước khu vực
Nước thải từ bồn rửa tay, bếp, lau sàn
Nước thải từ xí bệt, âu tiểu
Tập trung về bể điều hòa
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Tập trung vào hầm tự hoại Bể tách dầu
Hệ thống thoát nước khu vực Hố ga tập trung
Nước thải từ phòng mổ, sanh và khám bệnh…
Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện
Hệ thống xử lý nước thải
Hệ thống xử lý nước thải bồn cầu bằng bể tự hoại
Bể tự hoại có dạng hình chữ nhật, nước thải từ các khu vệ sinh thoát xuống bể tự hoại và qua lần lƣợt các ngăn trong bể, các chất cặn lơ lửng dần dần lắng xuống đáy bể. Thời gian lưu nước trong bể dao động 3, 6, 12 tháng, cặn lắng sẽ bị phân hủy yếm khí trong ngăn yếm khí. Sau đó nước thải qua ngăn lắng và thoát ra ngoài theo ống dẫn. Lượng bùn dư sau thời gian lưu thích hợp sẽ được thuê xe hút chuyên dùng (loại xe hút hầm cầu). Trong mỗi bể tự hoại đều có ống thông hơi để giải phóng lƣợng khí sinh ra trong quá trình lên men kị khí và để thông các ống đầu vào, đầu ra khi bị nghẹt. Ƣu điểm chủ yếu của bể tự hoại là có cấu tạo đơn giản, quản lý dễ dàng và có hiệu quả xử lý tương đối cao. Nước sau khi được xử lý bằng bể tự hoại sẽ theo ống dẫn chảy về hệ thống thoát nước chung của khu vực và được xử lý tại trạm xử lý nước thải của khu vực. Cấu tạo bể tự hoại được trình bày trong hình 5.5
Hình 5.5. Sơ đồ cấu tạo bể tự hoại 3 ngăn có ngăn lọc
1- Ống dẫn nước thải vào bể. 2- Ống thông hơi. 3- Nắp thăm (để hút cặn).
4- Ngăn định lượng xả nước thải.
Tính toán bể tự hoại gồm : xác định thể tích phần lắng nước và phần chứa bùn.
- Thể tích phần nước : Wn = K x Q Trong đó:
K: Hệ số lưu lượng, lấy K = 2,5
Q: Lưu lượng nước thải trung bình ngày đêm, Q = 22,8 m3/ngày
Wn = 2,5 x 22,8 = 57 m3
- Thể tích phần bùn: Wb = a x N x t x ( 100 – P1) x 0,7 x 1,2 : [1000 ( 100 – P2 )]
Trong đó :
a : Tiêu chuẩn cặn lắng cho một người, a = 0,4 – 0,6lít/ngày.đêm N : Số người của dự án, N = 650
t : Thời gian tích lũy cặn trong bể tự hoại, t = 90 – 180 ngày 0,7 : Hệ số tính đến 30% cặn đã phân hủy
1,2 : Hệ số tính đến 20% cặn đƣợc giữ trong bể tự hoại đã bị nhiễm vi khuẩn cho cặn tươi.
P1: Độ ẩm của cặn tươi, P1 = 95%
P2: Độ ẩm trung bình của cặn trong bể tự hoại, P2 = 90%
Wb = 0,6 x 650 x 90 x (100 – 95) x 0,7 x 1,2 : [1000 x (100 – 90)] = 14,74 m3 Tổng thể tích bể tự hoại cần xây dựng tại bệnh viện:
W = Wn + Wb = 57 + 14,74 = 71,74 m3 ≈ 72 m3
Sau khi qua bể tự hoại lượng nước thải sinh hoạt này sẽ kết hợp cùng lượng nước thải từ nhà bếp qua bể tách dầu và các khu vực vệ sinh khác đƣợc thu gom sau đó dẫn đến hệ thống xử lý nước thải tập trung của bệnh viện.
Hệ thống xử lý nước thải tập trung
Nước thải y tế như đã trình bày ở trên là lượng nước thải có mức độ ô nhiễm cao cần phải được xử lý trước khi thải vào môi trường tiếp nhận. Đối với bệnh viện phụ sản chất lượng cao Phương Nam thì nước thải phải xử lý đạt Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7382-2004 mức II trước khi xả thải vào hệ thống thoát nước thải trên đường Nguyễn Lương Bằng. Lượng nước thải này phát sinh từ khu vực phẫu thuật, phòng khám, chữa bệnh. Toàn bộ lượng nước thải này sẽ được tập trung vào hệ thống thu gom và cùng với lượng nước thải sinh hoạt, nước thải từ bể tách dầu sẽ được dẫn vào hệ thống xử lý nước thải.
Công ty TNHH bệnh viện Phương Nam sẽ đầu tư xây dựng hệ thống xử lý nước thải tập trung với công suất 160 m3/ngày (vị trí hệ thống xử lý nước thải được thể hiện trong bản vẽ cấp thoát nước đính kèm trong phần phụ lục) theo sơ đồ công nghệ đƣợc trình bày trong hình 5.6:
Sơ đồ công nghệ
Hình 5.6 Công nghệ xử lý nước thải của bệnh viện phụ sản Phương Nam.
Bể lắng
Bể chứa bùn Bể vi sinh hiếu khí
dính bám bậc 1, Bậc 2 Hố thu – Song chắn
rác
Xe hút bùn Bể điều hòa
Máy thổi khí
Bể trung gian
Bồn lọc áp lực Nước thải
Bùn tuần hoàn
Hệ thống khử trùng Ozone
Nước sau xử lý đạt TCVN 7382-2004, MỨC II Máy phát Ozone
Thuyết minh công nghệ xử lý
Toàn bộ nước thải từ các hoạt động sinh hoạt của bệnh nhân, người nuôi bệnh và cán bộ công nhân viên làm việc trong bệnh viện sẽ đƣợc thu gom vào các hố ga của bệnh viện và sau đó đƣợc bơm vào bể điều hòa.
Bể Điều Hòa
Bể điều hòa có nhiệm vụ điều hòa nước thải về lưu lượng và nồng độ làm giảm kích thước và tạo chế độ làm việc ổn định liên tục cho các công trình phía sau, tránh hiện tượng hệ thống xử lý bị quá tải. Nước thải ở bể điều hòa được bơm qua bồn lọc vi sinh học hiếu khí.
Bể vi sinh học hiếu khí
Đây là bể vi sinh học hiếu khí có dòng chảy cùng chiều với khí là từ dưới lên trong cả 2 ngăn của bể. Nước thải từ bể điều hòa được bơm bể vi sinh học hiếu khí bậc 1.
Trong bể vi sinh học hiếu khí, không khí đƣợc cấp từ máy thổi khí vào bể cũng đi từ dưới lên. Nước thải và không khí đi lên qua khe hở của giá thể đã có vi sinh hiếu khí bám trên bề mặt. Dưới tác dụng của vi sinh hiếu khí, các chất hữu cơ có trong nước thải bị ôxy hóa thành CO2 và H2O. Nước thải sau khi xử lý bậc 1 sẽ tiếp tục được xử lý ở các bậc 2 trước khi qua bể lắng. Quá trình ôxy hóa cũng được lặp lại nhƣ vậy ở các ngăn vi sinh học bậc 2.
Quá trình xử lý nước thải này sử dụng các vi sinh vật bám trên giá thể để loại bỏ các chất hữu cơ trong nước thải. Ưu điểm của công nghệ này là các vi sinh vật không bị rửa trôi ra khỏi bể nên tuổi thọ của bùn hay mật độ vi sinh vật trong bể rất cao. Chất hữu cơ dạng keo và dạng hòa tan đƣợc vận chuyển đến màng vi sinh vật trên các giá thể. Tại đây các chất hữu cơ này sẽ đƣợc xử lý bởi các cơ chế oxy hóa sinh học hiếu khí (phần ngoài) và kỵ khí ( phần bên trong của màng sinh vật).
Nước thải khi đi qua bể lọc sinh học về cơ bản hợp chất hữu cơ đã bị loại bỏ, nước thải sau khi qua bể vi sinh học hiếu khí tiếp tục chảy qua bể lắng.
Bể lắng và bể trung gian
Nước thải với bùn hoạt tính sau khi qua bể vi sinh dính bám sẽ tự chảy sang bể lắng. Bùn hoạt tính giữ lại ở bể lắng có độ ẩm cao (98 – 99%). Với cấu tạo đặt biệt của bể, bùn hoạt tính sẽ lắng xuống đáy bể, nước sạch được thu vào máng thu nước xung quanh bề mặt bể lắng. Một phần lớn bùn hoạt tính sẽ đƣợc bơm tuần hoàn trở lại bể vi sinh dính bám, phần bùn dƣ còn lại sẽ đƣa tới bể chứa bùn để giảm bớt độ ẩm và thể tích.
Phần nước trong sau lắng sẽ được dẫn qua bể trung gian nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho bể lọc phía sau.
Bồn lọc áp lực
Nước thải được phân phối đều trên bề mặt lớp vật liệu lọc của bể lọc nhờ hệ thống phân phối. Các chất lơ lửng có trong nước thải chưa được xử lý tại bể vi sinh dính bám sẽ đƣợc giữ lại sau khi qua lớp than hoạt tính.
Bể khử trùng bằng Ozone
Nước sau khi lọc cần đạt chất lượng về chỉ tiêu vi sinh mới được xả ra nguồn tiếp nhận. Tại đây, nước thải được tiếp xúc với Ozone các vi khuẩn, vi sinh vật sẽ bị tiêu diệt, nước thải sau khi qua bể khử trùng bằng Ozone đạt tiêu chuẩn TCVN 7382- 2004, mức II. Nước thải sau khi xử lý đạt tiêu chuẩn sẽ thải đấu vào hệ thống thoát nước thải trên đường Nguyễn Lương Bằng.
Bể chứa bùn
Bùn lắng từ bể lắng đƣợc tập trung về bể chứa bùn, lƣợng bùn ở bể chứa bùn có khả năng tự phân hủy, lượng nước sau khi lắng bùn sẽ được tuần hoàn về bể điều hòa.
Lƣợng bùn ở bể chứa bùn sẽ định kỳ đƣa đi xử lý.