CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
B. GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
4.4 CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
4.4.1 Tác động môi trường do khí thải
Trong quá trình hoạt động của bệnh viện phụ sản chất lượng cao Phương Nam các nguồn sau đây có thể gây ô nhiễm không khí nhƣ sau:
4.4.1.1 Bụi
Bụi phát sinh trong bệnh viện phụ sản chất lượng cao Phương Nam có thể từ các nguồn sau:
- Bụi khuyếch tán từ đường do hoạt động của các phương tiện giao thông;
- Bụi từ quá trình đốt nhiên liệu của máy phát điện.
Do việc vận chuyển, lưu thông của các phương tiện vận chuyển trong khu vực dự án sẽ làm phát sinh bụi. Tuy nhiên, với tốc độ vận chuyển chậm và hệ thống đường giao thông hoàn chỉnh, đƣợc vệ sinh hàng ngày nên lƣợng bụi phát sinh từ hoạt động này không nhiều.
Theo kết quả tính toán thì nồng độ phát sinh bụi từ việc đốt nhiên liệu của máy phát điện là 16,7 mg/m3, đây là nồng độ rất thấp so với quy chuẩn cho phép quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ QCVN 19:
2009/BTNMT, cột B (KP = 1; Kv =0,6).
4.4.1.2 Khí thải máy phát điện
Khi bị mất điện hay có sự cố về điện, bệnh viện phụ sản Phương Nam sẽ sử dụng máy phát điện để duy trì tạm thời hoạt động của bệnh viện.
Bệnh viện phụ sản Phương Nam sử dụng 1 máy phát điện công suất 1600KVA.
Nguồn nhiên liệu cần cho hoạt động của máy phát điện là dầu DO (0,25%S).
Khối lƣợng dầu DO sử dụng trong 1giờ cho máy phát điện với công suất 1600KVA ƣớc tính là 208 kgNL/h
Khi máy phát điện hoạt động sẽ phát sinh ra khí thải, trong đó có các thành phần ô nhiễm: bụi, SO2, NO2, CO, VOC.
Tải lƣợng ô nhiễm do đốt dầu DO trong khí thải máy phát điện đƣợc trình bày trong Bảng 4.6
Bảng 4.6 Tải lƣợng các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện trong một giờ
Chất ô nhiễm CO NOx SO2 SO3 Bụi VOC
Hệ số (g/tấn dầu) (*) 710 2.840 20.000S 280S 280 35 Tải lƣợng (g/h) 147,68 590,72 1040 14,56 58,24 7,28 (*)Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution - WHO, 1993.
Trong đó: S là hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu.
Theo tài liệu của Petrolimex, hàm lượng lưu huỳnh có trong (0,25%).
Tương tự như cách tính toán ở phần trên ta có tổng lượng khói thải phát sinh do đốt dầu DO là 16,79 (m3chuẩn/kgNL)
Lưu lượng khí thải của máy phát điện trong 1 giờ là:
QK = 16,79 (m3chuẩn/kgNL) x 208 (kg NL/h) = 3492,32 m3/h.
Nồng độ các chất ô nhiễm phát thải đƣợc trình bày trong Bảng 4.7 Bảng 4.7 Nồng độ các khí ô nhiễm trong khí thải máy phát điện
Đơn vị tính bằng mg/m3 ở điều kiện tiêu chuẩn Chất ô nhiễm Đơn vị Nồng độ khí thải TCVN 19:2009,
Cột B (KP = 1; Kv = 0,6)
CO mg/m3 42,3 600
NOx mg/m3 169,2 348
SO2 mg/m3 297,8 300
SO3 mg/m3 4,2 30
Bụi mg/m3 16,7 120
VOC mg/m3 2,1 -
Kết quả tính toán cho thấy rằng nồng độ các khí ô nhiễm trong khói thải máy phát điện tất cả đều đạt quy chuẩn cho phép quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về khí thải công nghiệp đối với bụi và các chất vô cơ QCVN 19: 2009/BTNMT, cột B (KP = 1; Kv
=0,6).
4.4.1.3 Khí thải từ quá trình khám chữa bệnh
Khí thải phát sinh từ quá trình khám chữa bệnh, từ khu giặt tẩy trang thiết bị dụng cụ y tế. Thành phần các khí phát sinh từ các khu vực trên chủ yếu là:
- Khí ClO (Cl2) phát sinh từ khâu giặt tẩy trang thiết bị dụng cụ y tế.
- Khí formaldehyde phát sinh từ khâu tẩm liệm và giải phẩu tử thi.
- Hơi alcohol phát sinh từ khâu sát trùng vết thương từ các phòng khám, chữa bệnh.
4.4.1.4 Khí thải từ hoạt động giao thông
Việc hình thành bệnh viện phụ sản Phương Nam sẽ kéo theo việc gia tăng hoạt động giao thông trong khu vực vì hầu hết người dân trong khu vực sử dụng xe máy, ô tô phục vụ cho việc đi lại. Do đó, tác động đến môi trường không khí của khu vực dự án chủ yếu là do khí thải, tiếng ồn từ các phương tiện vận chuyển của người dân trong khu vực dự án.
Các phương tiện giao thông này sử dụng nhiên liệu chủ yếu là xăng và dầu diesel sẽ thải ra môi trường một lượng khói thải chứa các chất ô nhiễm không khí. Thành phần khí thải chủ yếu là bụi, NOx, SO2, CO, CO2, VOC,… Các thành phần này tùy theo đặc tính của mỗi loại mà tác động lên môi trường và sức khỏe của con người theo mỗi cách khác nhau. Ngoài ra, các phương tiện này khi vận chuyển trong khu vực bệnh viện còn phát ra tiếng ồn gây ảnh hưởng đến người dân trong khu vực.
Tuy nhiên, đây là nguồn ô nhiễm phân bố rải rác nên khó có thể khống chế một cách chặt chẽ đƣợc.
Để có thể tính được tải lượng ô nhiễm do phương tiện vận chuyển gây ra, dự tính số lượng xe gắn máy là 1 chiếc/1 giường, số xe gắn máy của người đến khám bệnh là
300 xe và của CBCNV là 250 chiếc và giả sử số bệnh nhân có xe ôtô riêng chiếm khoảng 20% và số ôtô của bệnh viện là 10 chiếc. Nhƣ vậy, ƣớc tính tổng số lƣợng xe máy và ôtô lưu thông lớn nhất là:
Số xe máy: 1 chiếc/1 giường x 100 giường + 550 chiếc = 650 chiếc.
Số xe ôtô: 20% x (100 giường + 300) +10 = 90 chiếc
Theo tài liệu “Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution” của Tổ chức sức khỏe thế giới (Who) hệ số và tải lƣợng ô nhiễm của xe đƣợc thể hiện trong Bảng 4.8
Bảng 4.8 Hệ số ô nhiễm từ xe gắn máy
Stt Khí thải Hệ số ô nhiễm
Xe gắn máy 4 thì (g/km) Xe ôtô dung tích 1400 – 2000cc (g/km)
1 SO2 0,76S 1,94S
2 NOX 0,3 0,25
3 CO 20 1,49
4 Bụi - 0,07
5 VOC 3 0,19
(*) Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution - WHO, 1993.
Trong đó: S là hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu (%),
Theo tài liệu của Petrolimex, hàm lượng lưu huỳnh có trong xăng là 0,25%.
Tốc độ chạy bình quân của xe ra vào bệnh viện là 10 km/h = 2,8.10-3 km/s.
Tải lƣợng ô nhiễm do xe máy đƣợc xác định theo công thức sau:
L (g/s) = Số lƣợng xe x 2,8.10-3 x hệ số ô nhiễm Kết quả tính toán tải lƣợng ô nhiễm đƣợc trình bày trong bảng 4.9
Bảng 4.9 Tải lƣợng ô nhiễm từ xe gắn máy
Stt Khí thải Tải lƣợng ô nhiễm
Xe gắn máy 4 thì (g/s) Xe ôtô dung tích 1400 – 2000cc (g/s)
1 SO2 0,35 0,12
2 NOX 0,55 0,06
3 CO 36,4 0,38
4 Bụi - 0,02
5 VOC 5,46 0,23
4.4.1.5 Khí thải từ vị trí tập trung chất thải rắn
Chất thải rắn phát sinh từ hoạt động của bệnh viện phụ sản Phương Nam chủ yếu là chất thải rắn y tế và chất thải rắn sinh hoạt. Do đó, quá trình lưu trữ tại nhà tập trung rác (chờ thu gom) sẽ phát sinh các khí gây mùi khó chịu từ việc lên men phân hủy kỵ khí các chất hữu cơ. Thông thường, chất thải rắn sẽ bắt đầu phân hủy sau một ngày lưu trữ. Thành phần các khí chủ yếu sinh ra từ quá trình phân hủy chất hữu cơ bao gồm CO2, NH3, H2S, CO, CH4, Mercaptan,… Trong đó, các khí gây mùi chủ
yếu là NH3, H2S, và Mercaptan.
4.4.1.6 Khí thải từ hệ thống thoát nước và xử lý nước
Nước thải từ các khu điều trị đưa về khu xử lý tập trung nếu sử dụng mương hở thì trong quá trình lưu chuyển sẽ có một lượng chất ô nhiễm không khí thoát vào khí quyển. Tại khu xử lý nước thải bệnh viện, các chất ô nhiễm không khí cũng phát sinh từ các công trình xử lý. Thành phần các chất ô nhiễm không khí rất đa dạng như NH3, H2S, Metan, Mercaptan,... và các khí khác tùy thuộc thành phần của nước thải. Tuy nhiên, lƣợng khí thải này không lớn, nhƣng có thể gây ô nhiễm mùi, cần phải có các biện pháp quản lý và giải pháp kỹ thuật để giảm thiểu tác động đến môi trường.
Ngoài ra khí thải có thể phát ra từ các hoạt động khác nhƣ mùi và các dung môi hữu cơ (cồn, ete) trong quá trình khám và chữa bệnh.