CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
B. GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
4.4 CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
4.4.2 Tác động môi trường do nước thải
Khi dự án đi vào hoạt động, dự kiến các loại nước thải phát sinh gồm:
- Nước mưa thu gom trên khu vực dự án;
- Nước thải y tế: nước thải phát sinh từ quá trình phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh. Nước thải y tế của bệnh viện phát sinh từ các nguồn sau:
+ Nước thải phát sinh từ khâu khám và điều trị bệnh;
+ Nước thải hấp và tiệt trùng dụng cụ y tế;
+ Nước thải từ khâu xét nghiệm.
- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu vực vệ sinh trong bệnh viện, tại căn tin, nước thải vệ sinh sàn.
4.4.2.1 Nước mưa
Theo các tài liệu “Cấp Thoát Nước – Nhà Xuất Bản Khoa Học Kỹ Thuật, 1996” và
“Mạng Lưới Thoát Nước – Nhà xuất bản Xây Dựng, 1996” thì tổng lượng nước mƣa phát sinh từ khu vực dự án trong giai đoạn xây dựng đƣợc tính theo công thức sau:
Q = x q x S Trong đó:
S : diện tích khu vực dự án = 0,54298ha
: hệ số dòng chảy (trong giai đoạn dự án đi vào hoạt động chọn = 0,95) q : là cường độ mưa (l/s.ha), q = 496 lấy theo cường độ mưa khu vực
Tổng lượng nước mưa lớn nhất phát sinh từ Bệnh viện phụ sản Phương Nam là:
Q = 0,95 x 496 x 0,54298 = 256 (l/s).
Theo qui ước, nước mưa là loại nước thải ô nhiễm nhẹ (qui ước sạch) nên sau khi được thu gom có thể thải trực tiếp ra môi trường tự nhiên mà không cần qua xử lý.
4.4.2.2 Nước thải y tế Nước thải khám và điều trị
Loại nước thải này có thể nói là nước thải có mức độ ô nhiễm hữu cơ và chứa nhiều vi trùng gây bệnh nhất trong số các dòng thải trong bệnh viện. Nước thải loại này phát sinh từ nhiều khâu và quá trình khác nhau trong bệnh viện: giặt tẩy áo quần bệnh nhân, khăn lau, chăn mềm drap cho các giường bệnh, súc rửa các vật dụng y khoa, xét nghiệm, giải phẩu, sản nhi, vệ sinh lau chùi làm sạch các phòng bệnh và phòng làm việc,…tùy theo từng khâu và quá trình cụ thể mà tính chất nước thải và mức độ ô nhiễm sẽ khác nhau.
Lưu lượng nước thải từ hoạt động khám chữa bệnh vào giai đoạn hoạt động ổn định ước tính theo tiêu chuẩn sử dụng 1000 lít/giường/ngày, và theo tiêu chuẩn nước khám bệnh 15 lít/lƣợt khám.
Lượng nước thải được tính bằng lượng nước cấp, do đó tổng lượng nước thải khám và điều trị bệnh là: 120 + 7,2 = 127,2 m3/ngày
Tính chất của nước thải y tế
Các chỉ tiêu ô nhiễm của nước thải y tế chưa qua xử lý được TS. Geogre Tchobanoglous nêu trong sách “Wastewater Engineering” đƣợc nêu trong bảng 4.10.
Bảng 4.10 Tính chất nước thải y tế trước khi xử lý
Stt Chỉ tiêu Đơn vị Nồng độ TCVN 7382 – 2004 (Mức II)
01 pH _ 6.5 8.5 6,5 – 8,5
02 (COD)TC mgO2/l 350 650 -
03 (BOD)5 mgO2/l 200 400 30
04 SS mg/l 120 160 100
05 Tổng Nitơ mg/l 20 30 -
06 PO43- mg/l 6 8 6
07 Coliform MPN/100ml 108 109 5000
Nguồn: Wastewater Engineering
Thành phần các chất ô nhiễm trong nước thải bệnh viện được tham khảo từ thành phần nước thải của bệnh viện Từ Dũ thể hiện trong bảng 4.11
Bảng 4.11 Thành phần nước thải bệnh viện Từ Dũ
Chất ô nhiễm Đơn vị Nồng độ TCVN 7382 – 2004 (Mức II)
pH - 7,83 6,5 – 8,5
BOD5 mg/l 243 30
COD mg/l 386 -
Chất rắn lơ lững (SS) mg/l 275 100
Tổng Nitơ mg/l 15,8 -
Tổng phospho mg/l 1,7 -
Nguồn: CENTEMA 09/2005
Các hợp chất hữu cơ trong nước thải phát sinh từ quá trình xét nghiệm, phẫu thuật, khử trùng dụng cụ…của bệnh viện. Chúng thường tồn tại dưới dạng là protein, cacbonhydrat, chất béo và các sản phẩm phân hủy của chúng. Các hợp chất này dễ thối rữa hay phân hủy do hoạt động sống của vi khuẩn và vi sinh trong nước. Nước thải y tế chứa vô số vi sinh vật, chủ yếu là vi khuẩn với số lƣợng từ 108-109 tế bào trong 1ml nước thải. So sánh các chỉ tiêu ô nhiễm trong nước thải y tế với tiêu chuẩn TCVN 7382 - 2004 (Mức II) thì đa số nồng độ các chất ô nhiễm đều vƣợt tiêu chuẩn thải cho phép. Lượng nước thải y tế do có đặc tính ô nhiễm cao nên sẽ được xử lý đạt tiêu chuẩn TCVN 7382 - 2004 (Mức II) trước khi xả ra nguồn tiếp nhận.
4.4.2.3 Nước thải sinh hoạt
Nước thải sinh hoạt của CBCNV làm việc tại bệnh viện bao gồm các loại nước sau khi sử dụng cho nhu cầu sinh hoạt, ăn uống, vệ sinh… từ các nhà làm việc, khu vệ sinh, nhà ăn, … Các hoạt động giặt chủ yếu ở ngoài bệnh viện.
Lượng nước thải được tính bằng 80% lượng nước cấp sinh hoạt, do đó tổng lượng nước thải sinh hoạt: 28,5 m3/ngàyđêm x 80% = 22,8 m3/ngàyđêm .
Nước thải sinh hoạt có đặc điểm chứa nhiều chất lơ lững, chất hữu cơ, chất dinh dƣỡng (N, P) và vi khuẩn.
Bảng 4.12 Tải lượng ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của bệnh viện
Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (g/người.ngày) Tổng tải lượng (g/ngày)
BOD5 45 – 54 14.265 – 17.118
COD 72 – 102 22.824 – 32.334
Chất rắn lơ lững 70 – 145 22.190 – 45.965
Dầu mỡ 10 – 30 3.170 – 9.510
Tổng Nitơ 6 – 12 1.902 – 3.804
Tổng phospho 0,6 – 4,5 190 – 1.427
Amoniac (NH3) 3,6 – 7,2 1.141 – 2.282
(Nguồn: Assessment of sources of air, water, and land pollution, 1993)
Với tải lượng các chất ô nhiễm như trong Bảng 4.12 và lưu lượng nước thải sinh hoạt của bệnh viện, ước tính nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt đƣợc thể hiện bảng 4.13
Bảng 4.13 Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Chất ô nhiễm Đơn vị tính Nồng độ chất ô
nhiễm
TCVN 7382 - 2004 (Mức II)
BOD5 mg/l 300 – 360 30
COD mg/l 480 – 680 -
Chất rắn lơ lững (SS) mg/l 466,67 – 966,67 100
Dầu mỡ mg/l 66,67 – 200 10
Tổng Nitơ mg/l 40 – 80 -
Tổng phospho mg/l 4 – 30 -
Amoni (NH4) mg/l 24 – 48 10
Tổng Coliforms MPN/100ml 106 – 109 5000
Nguồn: Wastewater Engineering
Như vậy, nước thải sinh hoạt của công nhân có chứa nồng độ các chất ô nhiễm cao, các chỉ tiêu ô nhiễm nhƣ: BOD5, SS, tổng Coliforms,… cao hơn tiêu chuẩn cho
phép (TCVN 7382-2004, Mức II) gấp nhiều lần, nếu cho thải trực tiếp vào nguồn tiếp nhận sẽ làm ô nhiễm nước mặt tại khu vực. Do đó, cần phải xử lý trước khi thải vào môi trường.
Như vậy, tổng lưu lượng nước thải y tế và sinh hoạt là 155,7 m3/ngày. Chọn công suất dự kiến cho trạm XLNT cho bệnh viện là 160 m3/ngày.