CHƯƠNG 4. ĐÁNH GIÁ CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG
B. GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG CỦA DỰ ÁN
4.4 CÁC TÁC ĐỘNG ĐẾN MÔI TRƯỜNG
4.4.3 Tác động môi trường do chất thải rắn
Chất thải rắn sinh ra trong quá trình hoạt động của bệnh viện phụ sản Phương Nam bao gồm:
- Chất thải rắn phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt trong bệnh viện;
- Chất thải y tế gồm bệnh phẩm các loại: bông băng, kim tiêm, nhau thai trong quá trình điều trị,…;
- Cặn bùn phát sinh trong quá trình xử lý nước thải.
4.4.3.1 Chất thải rắn sinh hoạt
Lượng rác thải ước tính theo đầu người khoảng (0,3 - 0,5) kg/ngày, với số lượng CBCNV 250 người thì khối lượng rác thải sinh ra hằng ngày là khoảng 250 x 0,5 = 125 kg/ngày.
Dự đoán lƣợng chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày phải căn cứ vào tốc độ phát sinh chất thải và số lƣợng bệnh nhân và công nhân viên trong bệnh viện. Rác thải phát ra từ sinh hoạt của những người thăm bệnh và nuôi bệnh, nếu tính trung bình một bệnh nhân có 1 thân nhân thăm và nuôi bệnh, với quy mô 100 giường của bệnh viện (1 người/giường) thì số lượng thân nhân của người bệnh là 100 người; 100 bệnh nhân nội trú. Vậy trong trường hợp Bệnh viện hoạt động hết năng suất thì lượng rác thải sinh hoạt từ những người nuôi bệnh và điều trị bệnh là 200 x 0,5 = 100 kg/ngày.
Lƣợng rác phát sinh từ 300 bệnh nhân đến khám bệnh và 100 khách vãng lai là 400 x 0,3 = 120 kg/ngày.
Tổng lƣợng rác thải sinh hoạt của bệnh viện: 125 + 100 + 120= 345 kg/ngày
Rác thải từ sinh hoạt chứa thành phần chính là chất hữu cơ dễ phân huỷ, phần còn lại là giấy vụn, nylon, nhựa cao su, thành phần vô cơ và hữu cơ khó phân hủy. Theo thống kê, thành phần rác thải sinh hoạt đƣợc trình bày trong bảng 4.14
Bảng 4.14 Thành phần cơ lý của rác sinh hoạt
Stt Thành phần rác thải Tỷ lệ (%)
1 Thực phẩm 65 – 95
2 Giấy 0,05 – 25
3 Carton 0 – 0,01
4 Bao nilon 1,5 – 17
5 Plastic 0 – 0,01
6 Vải 0 – 5
7 Cao su 0 – 1,6
8 Da 0 – 0,05
9 Rác vườn -
10 Gỗ 0 – 3,5
11 Thủy tinh 0 – 1,3
12 Sành sứ 0 – 1,4
13 Đồ hộp 0 – 0,06
14 Sắt 0 – 0,01
15 Kim loại khác 0 – 0,03
Nguồn: Công ty môi trường đô thị TP. HCM
Lượng rác này nếu không được thu gom và đem đi xử lý thì sẽ gây ô nhiễm môi trường, mất vẻ mỹ quan và ảnh hưởng đến đời sống của công nhân và cộng đồng xung quanh.
4.4.3.2 Chất thải rắn y tế
Chất thải rắn y tế phát sinh từ bệnh viện đƣợc phân loại riêng vì đây là chất thải mang tính nguy hại và cần phải đƣợc thu gom, xử lý theo đúng quy định của Quy chế quản lý, thải bỏ chất thải nguy hại (Thông tƣ 12/2006/TT-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 về việc hướng dẫn điều kiện hành nghề, thủ tục lập hồ sơ, đăng
ký, cấp phép hành nghề, mã số quản lý chất thải nguy hại và Quyết định 23/2006/QĐ-BTNMT ngày 26 tháng 12 năm 2006 về việc ban hành danh mục chất thải nguy hại).
Theo Hội thảo quốc gia về xử lý chất thải bệnh viện, Hà Nội, tháng 7-1998, chất thải rắn y tế ƣớc tính chiếm khoảng 20% tổng lƣợng chất thải rắn phát sinh.
- Lƣợng CTR nguy hại phát sinh tại bệnh viện: 345 x 20% = 69 kg/ngày.
Tỷ trọng trung bình của rác thải y tế là 150kg/m3, độ ẩm 42%, nhiệt trị 2150kcal/kg.
Thành phần rác thải y tế đƣợc trình bày trong bảng 4.15 Bảng 4.15 Thành phần rác thải y tế
Stt Thành phần Tỷ lệ (%) Có thành phần chất nguy hại
1 Các chất hữu cơ 52,9 Không
2 chai nhựa PVC, PE, PP 10,1 Có
3 Bông băng 8,8 Có
4 Vỏ hộp kim loại 2,9 Không
5 Chai lọ thủy tinh, xy lanh thủy tinh,
ống thuốc thủy tinh. 2,3 Có
6 Kim tiêm, ống tiêm 0,9 Có
7 Giấy loại, catton 0,8 Không
8 Các bệnh phẩm sau mổ 0,6 Có
9 Đất cát, sành sứ và các chất rắn khác 20,9 Không
Tổng cộng 100
Tỷ lệ phần chất thải nguy hại 22,6 Nguồn: Công ty tư vấn xây dựng công nghiệp và đô thị
Chất thải y tế có thể đƣợc phân loại nhƣ sau
Chất thải lâm sàng
Gồm 5 nhóm:
- Nhóm A: là chất thải nhiễm khuẩn nhƣ vật liệu thấm máu, dịch bài tiết của người bị bệnh như băng gạc, bông băng,..;
- Nhóm B: là các vật sắc nhọn bao gồm bơm kim tiêm, lƣỡi cán giao mổ, mảnh thủy tinh vỡ hay tất cả các vật liệu có thể gây chọc thủng;
- Nhóm C: là chất thải có nguy cơ lây nhiễm cao phát sinh từ các phòng thí nghiệm bao gồm: găng tay, lam kính, ống nghiệm sau khi xét nghiệm ...;
- Nhóm D: là dƣợc phẩm quá hạn, bị nhiễm khuẩn hoặc các loại thuốc gây độc tế bào;
- Nhóm E: là các mô và cơ quan người, động vật bao gồm: các mô của cơ thể dù nhiễm khuẩn hay không, các phần của cơ thể sau khi phẩu thuật loại bỏ và các sản phẩm dính máu và dịch cơ thể.
Chất thải hóa học
Chất thải hóa học phát sinh chủ yếu từ các hoạt động thí nghiệm, xét nghiệm, ... có thể chia chúng thành 2 loại chủ yếu sau:
- Chất thải hóa học không nguy hại: như đường, axit béo và một số muối vô cơ và hữu cơ khác.
- Chất thải hóa học nguy hại: có đặc tính nhƣ gây độc ăn mòn dễ cháy hoặc có phản ứng gây độc gen làm biến đổi vật liệu di truyền bao gồm:
Formadehyde: sử dụng trong khoa giải phẩu bệnh, lọc máy hay dùng để ƣớp xác,...;
Các chất quang hóa học: có trong dung dịch dùng cố định hoặc tráng phim;
Các dung môi: dùng trong các cơ sở y tế bao gồm: các hợp chất halogen nhƣ methylene, chloride, chloroform, freons,...;
Oxyt ethylene: sử dụng để tiệt khuẩn các thiết bị y tế, phòng phẩu thuật;
Các chất hóa học hổn hợp bao gồm: dung dịch làm sạch và khử khuẩn nhƣ phenol, dầu mỡ và các dung môi làm vệ sinh,...
Các bình chứa khí có áp suất
Nhƣ bình đựng oxy, CO2, bình gas. Các bình này dễ gây cháy, nổ khi thiêu đốt vì vậy phải thu gom riêng.
Nhƣ vậy, tổng lƣợng chất thải rắn y tế và sinh hoạt sinh ra trong một ngày là:
414Kg/ngày (khoảng 12,5 tấn/tháng).Các thành phần rác thải này cần có biện pháp quản lý, thu gom và xử lý thích hợp.