CƠ SỞ THỰC TIỄN

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc ra quyết định mua thịt lợn của người tiêu dùng ở huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 40 - 45)

PHẦN 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

2.2. CƠ SỞ THỰC TIỄN

2.2.1. Thực trạng tiêu dùng thịt lợn của Việt Nam

Tiêu dùng thịt lợn tại Việt Nam đang tăng trưởng trung bình 4,9%/năm và hiện đạt 38,3 kg/người/năm. Khoảng 99,6% người Việt Nam tiêu dùng thịt lợn và thịt lợn vẫn luôn là loại thịt được ưa chuộng nhất. Nhập khẩu thịt lợn đang tăng nhanh hơn sản xuất, với tăng trưởng nhập khẩu 15,2%/năm so với tăng trưởng sản xuất 1,9%/năm. Người Việt vẫn ưa chuộng thịt tươi mua từ các chợ trời và đặc trưng này đang là một rào cản tự nhiên cho ngành chăn nuôi lợn nội địa, khi thịt lợn nhập khẩu thường là thịt chế biến hoặc đông lạnh trong các hệ thống bán lẻ hiện đại.

Với một loạt các công ty sản xuất quy mô lớn mới thâm nhập vào ngành chăn nuôi lợn tại Việt Nam, hiện tổng số đàn lợn Việt Nam có 29,1 triệu con, tăng 4,8% so với năm 2015 và sẽ tiếp tục tăng do hoạt động sản xuất mới tiếp tục diễn ra và các nhà sản xuất thương mại quy mô lớn nhập khẩu các giống lợn chất lượng cao sẽ tăng sản lượng nhờ cải thiện giống lên 0,75 con/lợn giống/năm.

Thị trường thịt lợn Việt Nam chia cắt bởi khu vực: bắc, trung và nam, cũng như giữa người tiêu dùng thành thị và nông thôn. Phần lớn người dân vẫn sống tại nông thôn, chiếm 72% dân số và có sinh kế trong nông nghiệp và thủy sản.

Gần 50% tổng lao động hoạt động trong các ngành sản xuất cơ bản. Tiêu dùng thực phẩm tại các đô thị cao hơn 30% về giá trị so với nông thôn và có thu nhập tăng nhanh hơn: người dân đô thị có tốc độ tăng thu nhập 16,1% so với 6% cho người dân nông thôn trong năm 2015. Các hệ thống bán lẻ hiện đại tập trung chủ yếu ở các thành phố lớn: cao nhất là tại thành phố Hồ Chí Minh (chiếm 18,6%

doanh số ngành thực phẩm), theo sau là Hà Nội, Cần Thơ và Đà Nẵng. Thị trường thực phẩm Việt Nam dự báo tăng trưởng 14% tại các khu vực thành thị trong giai đoạn 2015 - 2020 và 34% tại các khu vực nông thôn. (Phòng NN &

PTNT huyện Yên Dũng, 2016)

Đối với người Việt Nam thịt lợn là một loại thực phẩm xuất hiện trong hầu hết các bữa ăn, có thể nói đây là một sản phẩm quen thuộc và không thể thiếu.

Người tiêu dùng đã ý thức được chất lượng của thịt lợn và sự quan trọng của nó đối với sức khỏe trong tình hình sản xuất thịt lợn không đảm bảo nhất là dân cư ở các khu vực thành thị.

Hiện nay ở Việt Nam nhiều người sản xuất thịt lợn đã ý thức được tầm quan trọng của chất lượng sảm phẩm đối với người tiêu dùng nên họ cũng tự giác tuân thủ chặt chẽ các qui định trong sản xuất thịt lợn chất lượng. Nhưng làm cách nào để tất cả người tiêu dùng đều được tiếp cận với thịt lợn chất lượng tốt đang là một điều mà nhiều nhà sản xuất và các chuyên gia đầu ngành đau đầu suy nghĩ.

Thị trường tiêu thụ không ổn định kể cả thị trường trong nước và nước ngoài do sản xuất của chúng ta không chủ động về số lượng và chất lượng sản phẩm.

Vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề rất nan giải trong sản xuất thịt lợn hiện nay, qui định trong việc chăn nuôi và giết mổ lợn đã và đang được ban hành song việc tổ chức sản xuất và kiểm tra giám sát thực hiện các qui định còn kém, kết hợp với trình độ dân trí và tính tự giác thấp của người sản xuất đã cho ra các sản phẩm không an toàn, giảm sức cạnh tranh.

Sản xuất theo hợp đồng giữa người sản xuất và doanh nghiệp đã được hình thành ở nhiều vùng sản xuất hàng hoá song nhìn chung còn ít, việc chấp hành theo hợp đồng ký kết của cả người sản xuất và doanh nghiệp chưa nghiêm dẫn đến tình trạng doanh nghiệp không thu mua sản phẩm theo hợp đồng hoặc dân không bán sản phẩm cho doanh nghiệp khi có sự biến động giá cả ngoài thị trường.

Việc tiêu thụ thịt lợn còn gặp nhiều khó khăn do người dân lo ngại về vấn đề an toàn thực phẩm của các loại thịt lợn. Để giải quyết khó khăn, các cơ sở kinh doanh cần có những biện pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng thịt lợn, đồng thời hạ giá thành sản phẩm nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và thu nhập của người dân. Như vậy, mọi tầng lớp dân cư trong xã hội đều được tiêu dùng sản phẩm thịt lợn an toàn.

Bên cạnh đó các sản phẩm thịt lợn chưa có bao bì đẹp nên chưa hấp dẫn được người tiêu dùng mà sản phẩm thịt lợn thường được đựng trong các bao tải, các sọt thông thường. Cộng thêm phương tiện vận chuyển thô sơ làm cho sản phẩm thịt lợn bị hỏng, bị nát trong quá trình vận chuyển khiến thịt lợn không được giá, còn cơ sở kinh doanh thì kém doanh thu. (Phòng NN & PTNT huyện Yên Dũng, 2016)

2.2.2. Tình hình tiêu dùng thịt lợn trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang Thịt lợn vẫn là một loại thực phẩm dễ chế biến, dễ ăn, giàu năng lượng và phổ biến trong mỗi bữa ăn của người Việt Nam nói chung và của các hộ gia đình ở địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang nói riêng. Trong điều kiện dân số vẫn đang tăng, nền kinh tế đang ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao thì nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm thịt có xu hướng ngày càng tăng cao. Theo một thống kê trên địa bàn của năm 2015, mức tiêu thụ thịt lợn trên bình quân đầu người ngày càng tăng, năm 2012, bình quân thịt lợn tiêu thụ đạt 35,8 kg hơi/người/năm, tương đương 23,5 kg thịt xẻ/người/năm. Đến năm 2015, tiêu thụ bình quân đầu người đã đạt 48,5 kg hơi/người/năm, tương đương 34,2 kg thịt xẻ/người/năm.

Có thể thấy rằng thịt lợn là một sản phẩm thực phẩm ngày càng quan trọng, đóng vị trí to lớn trong ngành chăn nuôi. Cơ cấu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thịt lợn trong nước cho thấy sự mất cân đối và phụ thuộc rất lớn vào sản phẩm này: lượng tiêu thụ thịt lợn đã chiếm tới 77,5%, trong khi thịt gia cầm chỉ chiếm 15,7% và thịt gia súc ăn cỏ (trâu, bò) chỉ 6,6%. Cơ cấu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thịt lợn lớn với lượng dân cư là 169.574 người (năm 2016). Tuy nhiên thịt lợn trên địa bàn có nhiều biến động, đặc biệt là về giá cả sản phẩm thịt. Chỉ trong gần nửa năm từ tháng 7 đến tháng 12/2016, giá thịt lợn đã tăng 25 - 30% (từ 45.000 – 60.000đ/kg lên 70.000 – 90.000đ/kg). Giá cả đầu vào sản xuất cũng bất ổn, xu hướng tăng cao khiến cho giá sản phẩm thịt lợn trên

địa bàn tăng theo. Những biến động này của thị trường có những tác động ít nhiều đến lượng tiêu thụ sản phẩm thịt lợn trên địa bàn huyện. (Phòng NN &

PTNT huyện Yên Dũng, 2016).

2.2.3. Tóm tắt các công trình nghiên cứu liên quan

- Nguyễn Thị Cúc (2014). Tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định tiều dùng thịt lợn sạch tại khu vực Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ Kinh Tế, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Nghiên cứu được tiến hành dựa trên phỏng vấn trực tiếp 60 người hiện đang tiêu dùng thịt lợn. Bài viết này phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến sự lựa chọn tiêu dùng các sản phẩm thịt lợn tại khu vực Xuân Mai - Chương Mỹ - Hà Nội.

Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, thịt lợn được cung cấp chủ yếu ở các chợ. Phần lớn người tiêu dùng có thu nhập chưa cao. Có các yếu tố ảnh hưởng tới tiêu dùng thịt lợn sạch đó là: độ tuổi của người tiêu dùng, nghề nghiệp trình độ học vấn của người tiêu dùng, thu nhập của người tiêu dùng, khoảng cách mua hàng, lòng tin của khách hàng, và tính sẵn có của sản phẩm. Để phát triển tiêu dùng thịt lợn sạch, các giải pháp được đề xuất: Phát triển thêm điểm bán hàng, đa dạng hệ thống phân phối nhằm tạo ra sự tiện hơn cho người tiêu dùng trong việc mua hàng, các nhà phân phối và sản xuất nên kết hợp xây dựng nhãn hiệu/ thương hiệu cho sản phẩm nhằm tăng lòng tin của khách hàng, và tổ chức lại sản xuất theo hình thức tổ/ nhóm hợp tác, câu lạc bộ hoặc hợp tác xã.

- Nguyễn Hà Anh (2012). Thực trạng tiêu dùng thịt lợn tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Luận văn Thạc sĩ Kinh Tế, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Đề tài tìm hiểu về thực trạng tiêu dùng thịt lợn tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Qua đó cho thấy mức tiêu dùng thịt lợn và yêu cầu về chất lượng cho loại thực phẩm này ngày càng cao. Người tiêu dùng mong muốn được tiêu dùng các sản phẩm thịt lợn sạch, tươi ngon, ghi rõ nguồn gốc xuất xứ, được đảm bảo về an toàn thực phẩm. Từ đó tác giả cũng đưa ra một số giải pháp cho người sản xuất cũng như người kinh doanh thịt lợn nhằm nâng cao chất lượng của thịt lợn để đáp ứng được theo yêu cầu của người tiêu dùng tại huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên.

- Nguyễn Hồng Minh (2012). Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thịt lợn sạch của người tiêu dùng nội thành Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ Kinh Tế, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Cũng như những đề tài khác, trong đề tài này tác giả cũng tiến hành tìm hiểu về thực trạng tiêu dùng thịt lợn tại nội thành Hà Nội, tìm hiểu và phân tích một số yếu tố ảnh hưởng đến quyết định mua thịt lợn sạch của người tiêu dùng trên địa bàn như thu nhập, nghề nghiệp, mẫu mã bao bì, giá cả, .... Từ đó đưa ra các giải pháp cho các nhà sản xuất, các nhà kinh doanh thịt lợn để đáp ứng được yêu cầu cao của người tiêu dùng trên địa bàn. Vì đây là địa bàn nội thành Hà Nội, người tiêu dùng ở đây thường là những người có hiểu biết, nghề nghiệp có mức thu nhập cao, do đó họ cũng yêu cầu về chất lượng thịt lợn sạch phải được đảm bảo sự tươi ngon, an toàn vệ sinh thực phẩm, nguồn gốc sản xuất rõ ràng và quy trình sản xuất phải được kiểm định một cách chặt chẽ. Vì vậy đề tài cũng đưa ra một số giải pháp cho các cơ quan chức năng trong việc xây dựng các quy định về quy trình sản xuất thịt lợn sạch và các tiêu chuẩn khi kiểm định chất lượng để người tiêu dùng tin tưởng hơn vào chất lượng của các loại thịt lợn sạch.

- Nguyễn Thị Hằng (2013). Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sữa của người tiêu dùng tại địa bàn quận Hoàn Kiếm- Hà Nội. Luận văn Thạc sĩ Kinh Tế, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.

Tác giả khái quát cơ sở lý luận về hành vi người tiêu dùng và các yếu tố ảnh hưởng tới hành vi mua hàng của người tiêu dùng. Tác giả tìm hiểu thực trạng tiêu dùng sữa hiện nay, tâm lý của người Việt Nam khi tiêu dùng sữa. Và để phân tích được các yếu tố ảnh hưởng đến hành vi mua sữa của người tiêu dùng tại địa bàn quận Hoàn Kiếm - Hà Nội tác giả tiến hành phỏng vấn 90 người tiêu dùng, từ đó nắm bắt được tâm lý, thói quen tiêu dùng sữa của người tiêu dùng cũng như đánh giá được mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khác như giá cả của sữa, mẫu mã bao bì, chất lượng của sửa, mức thu nhập và nghề nghiệp của người tiêu dùng, độ tuổi của người tiêu dùng, ... Và từ đó cũng đưa ra các giải pháp với nhà sản xuất và kinh doanh sữa ở thị trường quận Hoàn Kiếm- Hà Nội và cơ quan quản lý an toàn thực phẩm trên địa bàn.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc ra quyết định mua thịt lợn của người tiêu dùng ở huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 40 - 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)