PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. ĐẶC ĐIỂM CƠ BẢN CỦA HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC
3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội của huyện Yên Dũng
Yên Dũng có tổng diện tích đất tự nhiên là 21.587,69 ha, bình quân diện tích tự nhiên trên đầu người khoảng 1.275,4 m2/người. Yên Dũng hiện có 13.536,52 ha diện tích đất nông nghiệp, diện tích đất này có quy mô phân bổ không đều cho các vùng và tiểu vùng. Tính đến 31 tháng 12 năm 2016 Yên Dũng có 39.759 hộ với 169.189 người, trong đó nam chiếm 49,6% nữ là 50,4%, mật độ trung bình 787 người/km2. Tổng nhân khẩu của huyện năm 2015 là 169.189 người, tốc độ tăng bình quân năm 2014 - 2015 là 0,6%. Số nhân khẩu nông lâm nghiệp, thuỷ sản 150.422 người chiếm 90,8%, giảm bình quân năm 2015 - 2016 là 1,5%. Huyện có 39.759 hộ, trong đó có 32.171 hộ nông lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 80,9%. Yên Dũng là một huyện thuần nông, dân số tập trung chủ yếu sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản, song cơ cấu hộ nông lâm nghiệp, thuỷ sản trong tổng số hộ toàn huyện có xu hướng giảm dần, đến năm 2010 chỉ còn chiếm 80,9%, bình quân năm 2015 - 2016 giảm 2,0 % (Phòng NN và PTNT huyện Yên Dũng, 2016).
3.1.2.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật của huyện
- Giao thông: Nhìn chung mạng lưới giao thông huyện Yên Dũng đã đảm bảo nhu cầu cơ bản cho việc đi lại, phát triển kinh tế nông thôn. Toàn huyện có 1.035,3 km đường bộ trong đó có 9,2 km đường quốc lộ, 43,5 km đường tỉnh lộ và 982,6 km đường giao thông nông thôn.
- Thuỷ lợi: Những năm qua bằng nguồn vốn của tỉnh và ngân sách địa phương, huyện đã xây dựng nhiều công trình phục vụ cho công tác phòng chống lụt bão, các công trình thuỷ lợi lớn, vừa và nhỏ (Phòng NN và PTNT huyện Yên Dũng, 2016).
3.1.2.3. Cơ cấu kinh tế và tăng trưởng kinh tế của huyện
Tăng trưởng kinh tế là một trong những chỉ tiêu quan trọng để đánh giá tình hình phát triển. Số liệu đánh giá của những năm trước là một trong những căn cứ quan trọng để tính toán các phương án phát triển cho giai đoạn tiếp theo.
Trong giai đoạn 2012 - 2016, tốc độ phát triển kinh tế đạt 16,17% trong đó:
Nông - lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 41,83%; Công nghiệp - xây dựng chiếm
42,3%; Thương mại - dịch vụ chiếm 15,87%. Tổng giá trị sản lượng năm 2016 đạt 2.494.374,85 triệu đồng, tăng 1.940.781,39 triệu đồng so với năm 2012.
Bảng 3.1. Cơ cấu kinh tế huyện Yên Dũng
Đơn vị tính: (%)
TT Chỉ tiêu Năm
2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
Tổng số 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00
1 Nông nghiệp, thuỷ sản 57,00 56,20 54,34 51,73 41,83 2 Công nghiệp và xây dựng 29,50 29,70 31,35 32,70 42,30
3 Dịch vụ 13,50 14,10 14,31 15,57 15,87
Nguồn: Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Yên Dũng (2016) Những năm qua, cơ cấu kinh tế của Yên Dũng có sự chuyển dịch theo hướng ngày càng tăng đối với tỷ trọng ngành công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng đối với ngành nông nghiệp. Cụ thể:
Trong giai đoạn 2012 - 2016 tỷ trọng ngành nông nghiệp giảm 15,17%, tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng cơ bản tăng 12,80%, tỷ trọng ngành dịch vụ tăng 2,37%. Trên địa bàn huyện có 01 khu công nghiệp của tỉnh là KCN Song Khê - Nội Hoàng và một số cụm công nghiệp khác đã tạo tiền đề cho sự phát triển kinh tế theo hướng đa dạng các sản phẩm công nghiệp, tập trung phát triển các ngành nghề dịch vụ như Cụm công nghiệp Hương Gián, Tân Dân, Tiền Phong... Thêm vào đó là sự chuyển dịch cơ cấu thành phần kinh tế. Kinh tế ngoài quốc doanh phát triển mạnh từng bước khai thác tiềm năng về vốn, trí tuệ của nhân dân….(Phòng Kinh tế hạ tầng huyện Yên Dũng, 2016).
3.1.2.4. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế
* Khu vực kinh tế nông nghiệp
Trên địa bàn huyện đã triển khai thực hiện Chương trình phát triển nông nghiệp, xây dựng quy hoạch phát triển nông nghiệp, ban hành chính sách hỗ trợ thúc đẩy phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa. Nhằm triển khai thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa X) về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, Huyện ủy đã ban hành và triển khai thực hiện Đề án “Xây dựng nông thôn mới”. Trong 5 năm huyện đã đầu tư kinh phí trên 10 tỷ đồng để hỗ trợ, khuyến khích nông dân đưa các giống cây trồng, vật nuôi có năng suất cao, chất lượng tốt vào sản xuất.
Bước đầu hình thành vùng sản xuất hàng hóa tập trung như vùng sản xuất lúa
thơm, khoai tây chất lượng cao, nấm, rau màu thực phẩm… Một số loại nông sản đã gắn kết với khâu thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm, qua đó góp phần khuyến khích nông dân đẩy mạnh sản xuất. Đến cuối năm 2009, tỷ trọng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp chiếm 48,77%, giảm 34,97% so với năm 2005; sản lượng lương thực có hạt đạt 10.203,00 tấn; năng xuất lúa đạt 53,0 tạ/ha; giá trị sản xuất/01 ha canh tác đạt 55 triệu đồng/ha. Công tác trồng, chăm sóc bảo vệ rừng được chú trọng. Đã trồng mới 758 ha rừng phòng hộ và rừng sản xuất, đến nay tỷ lệ che phủ rừng chiếm 10,8%.
Trồng trọt:
Sản lượng của cây lương thực tăng lên không ngừng và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu giá trị, sản lượng của ngành sản xuất nông nghiệp. Diện tích gieo trồng cây lương thực được tăng lên hàng năm. Toàn huyện hiện có trên 10.854,51 ha đất trồng cây hàng năm. Những loại cây trồng chủ yếu là: Lúa, ngô, sắn, khoai lang, lạc, mía, các loại cây họ đậu và rau sạch.
Năm 2016, năng suất lúa trung bình đạt 53 tạ/ha, so với năm 2012 tăng 3,0 tạ/ha. Như vậy, bình quân trong 5 năm (2012 - 2016), năng suất lúa tăng hàng năm 0,6 tạ/ ha.
Năng suất ngô năm 2016 đạt 38tạ/ha.
Sản lượng sắn năm 2016 đạt 979 tấn (100tạ/ha).
Năng suất khoai lang đạt 84 tạ/ha, BQ giảm hơn 500tạ/năm so với năm 2012.
Đậu tương và lạc là loại cây trồng có giá trị kinh tế đồng thời có khả năng cải tạo đất. Trong năm 2016 sản lượng đậu tương của huyện đạt 113 tấn;
lạc đạt 81 tấn.
Một vài năm gần đây, với việc quy hoạch cây trồng chất lượng cao và vùng rau an toàn tập trung, tổng diện tích đất trồng rau an toàn của huyện Yên Dũng là 2.509 ha, năng suất hàng năm đạt 287 tạ/ha. Do Yên Dũng có vị thế gần các khu trung tâm lớn là Hà Nội và thành phố Bắc Giang - là thị trường tiêu thụ lớn các sản phẩm nông nghiệp nên việc phát triển các mô hình rau an toàn sẽ là một hướng đi mới trong phát triển ngành nông nghiệp nói riêng và phát triển kinh tế toàn huyện nói chung (Phòng NN & PTNT huyện Yên Dũng, 2016)
Năm 2016 tổng sản lượng lương thực quy thóc đạt 16.551,7 tấn, giảm 2.819,3 tấn so với năm 2012, trung bình hàng năm giảm 563,8 tấn. Bình quân lương thực trên một nhân khẩu đạt 561,59 kg/năm.
Cây ăn quả một số năm gần đây là thế mạnh của huyện (Đặc biệt là cây vải). Sản lượng năm 2016 đạt 3.388,1 tấn cho doanh thu hơn 10 tỷ đồng/năm.
Qua kết quả sản xuất ngành trồng trọt trong những năm vừa qua, ta thấy sản lượng lương thực nhìn chung có tăng trong cơ cấu ngành, nhưng trong tổng thể lại giảm. Tổng sản lượng lương thực và bình quân đầu người giảm so với những năm trước là do diện tích đất nông nghiệp đang ngày càng giảm. Diện tích đất nông nghiệp giảm đã chuyển sang diện tích các khu công nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh, phát triển các công trình hạ tầng kinh tế, hạ tầng kỹ thuật… Trong tương lai, nếu Yên Dũng không có biện pháp canh tác hợp lý kết hợp với tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp thì vấn đề an ninh lương thực khó được bảo đảm.
- Lâm nghiệp:
Hiện tại do sự suy giảm về diện tích rừng cũng như trữ lượng của rừng trên địa bàn huyện Yên Dũng nên khả năng khai thác rừng tại đây hầu như không có.
Trong tương lai cần chú trọng đầu tư về cây giống, khoanh nuôi bảo vệ những nơi rừng có khả năng khai thác.
Chăn nuôi:
Chăn nuôi tiếp tục phát triển, chương trình cải tạo chất lượng đàn bò, đàn lợn được triển khai rộng rãi. Tính đến năm 2016, đàn bò có 16.031 con, đàn trâu có 2.257 con; đàn lợn 81.031con; đàn gia cầm có 771 con; bình quân hàng năm đàn bò tăng 3,42%, đàn lợn tăng 2,74%; tỷ lệ bò lai zêbu chiếm 80% tổng đàn.
Giá trị sản xuất ngành chăn nuôi trong cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp chiếm 37,66%, tăng 4,29% so với năm 2012. Thủy sản tiếp tục được khuyến khích phát triển, hàng năm huyện đều quan tâm hỗ trợ và chủ động cung ứng các loại giống đến nông dân, đồng thời tạo thuận lợi cho chuyển đổi 955 ha diện tích cấy lúa trũng sang nuôi trồng thủy sản. Đến năm 2016 diện tích nuôi thủy sản là 929,95 ha, sản lượng ước 2.174,9 tấn, tăng 43,90 tấn so với năm 2012 (Phòng NN &
PTNT huyện Yên Dũng, 2016)
Bảng 3.2. Tình hình phát triển ngành chăn nuôi qua các năm
TT Loài ĐVT Năm
2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Năm 2016
1 Đàn trâu con 4.805 3.086 3.086 2.400 2.257
2 Đàn bò con 14.518 17.056 17.132 16.275 16.031
3 Đàn lợn con 80.458 88.032 80.765 84.172 81.031
4 Gia cầm Nghìn con 991,0 728,4 540,0 679,0 771,0
5 Thuỷ sản
Diện tích ha 963,0 1.053,0 1.163,0 1.263,0 929,9
Năng suất tạ/ha 15,0 15,0 16,0 16,0 16,0
Sản lượng tấn 1.444,0 1.579,5 1.860,8 2.020,8 2.174,9 Giá trị Triệu đ 16.007 17.735 26.356 35.397 44.500 Nguồn: Phòng NN & PTNT huyện Yên Dũng (2016)
* Khu vực kinh tế công nghiệp
Tính riêng năm 2012, trên địa bàn huyện có 8 dự án đầu tư với số vốn đăng ký lên tới 158,987 tỷ đồng và 0,5 triệu USD; thành lập mới 33 doanh nghiệp Hợp tác xã với vốn đăng ký hoạt động là 119,4 tỷ đồng. Năm 2016 giá trị sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp ước tính đạt 308,2 tỷ đồng, tăng 35,14% so với năm 2012.
+ Khu vực kinh tế Nhà nước năm 2016 đóng góp vào kinh tế huyện 301.197,5 triệu đồng, chiếm 32,86% tổng giá trị sản xuất của ngành.
+ Khu vực kinh tế ngoài quốc doanh năm 2016 đóng góp vào kinh tế huyện 615.269 triệu đồng chiếm 67,14% tổng giá trị sản xuất của ngành (Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Yên Dũng, 2016).
* Khu vực kinh tế dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ năm 2016 đạt 27.216 triệu đồng, chiếm 15,87% cơ cấu nền kinh tế huyện Yên Dũng.
Dịch vụ bưu chính viễn thông ngày càng phát triển, bảo đảm 100% số xã trong huyện có thư, báo trong ngày, toàn huyện có 25/25 xã, thị trấn có cơ sở bưu điện văn hoá; 11700 máy điện thoại cố định.
Khối lượng hàng hoá luân chuyển trên địa bàn huyện đạt 15.094 tấn/km.
Năm 2016, toàn huyện đón được hơn 580 nghìn lượt khách.
Mặc dù có sự đóng góp tích cực trong tổng GDP của huyện nhưng nhìn chung khu vực kinh tế dịch vụ còn mang tính tự phát, chưa hình thành nên những ngành dịch vụ “chủ chốt” có tính chất quyết định cho sự phát triển của huyện như các ngành dịch vụ tài chính ngân hàng, bảo hiểm, dịch vụ thương mại... mà còn tập trung vào các ngành dịch vụ có chất lượng và trình độ phục vụ thấp, sử dụng nhiều lao động chưa qua đào tạo như: bán buôn, bán lẻ, vận tải…(Phòng Kinh tế và Hạ tầng huyện Yên Dũng, 2016).
3.1.2.5. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Năm 2016, dân số toàn huyện có 169.574 người trong đó dân cư thành thị là 11.089 người chiếm 6,54%; dân số nông thôn là 158.485 người chiếm 93,46%.
Tổng số hộ là 43.083 hộ; quy mô trung bình hộ là 3,93 người/hộ. Mật độ dân số trung bình toàn huyện là 791người/km2 nhưng lại phân bố không đồng đều. Dân số tập trung chủ yếu ở thị trấn, ven các trục đường giao thông chính như Thị trấn Tân Dân 1160 người/km2, Thị trấn Neo 973 người/km2. Các xã có mật độ dân số thấp như xã Trí Yên (402 người/km2); xã Nham Sơn (473 người/km2); xã Thắng Cương (473 người/km2).
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên của huyện năm 2016 là 1,03%, chất lượng dân số và tuổi thọ trung bình ngày càng tăng.
* Lao động, việc làm và thu nhập
Tính đến năm 2016, số người trong độ tuổi lao động có khoảng 81.396 lao động trong đó lao động nam là 38.303 lao động, lao động nữ là 43.087 lao động.
Số người trong độ tuổi lao động chiếm 48% tổng dân số toàn huyện.
Lực lượng lao động trên địa bàn huyện tuy đông và dồi dào nhưng chất lượng lao động còn chưa cao, lao động phổ thông đơn thuần còn chiếm đa số (trên 80%). Lực lượng lao động có chuyên môn kỹ thuật và trình độ quản lý cao còn thiếu. Lao động được phân bố cho các ngành như sau:
+ Ngành nông - lâm nghiệp, thuỷ sản có trên 63.000 lao động (chiếm hơn 75%);
+ Lao động công nghiệp, TTCN - xây dựng có trên 8.000 lao động (chiếm hơn 11%);
+ Lao động thương mại dịch vụ có trên 9.000 lao động chiếm hơn 11%.
Đời sống dân cư từng bước được ổn định và cải thiện. Năm 2016, số hộ nghèo trên toàn huyện còn 3.917 hộ chiếm 9,09%. Thu nhập bình quân đầu người đạt 11,65 triệu đồng/người/năm. Có thể nói, đây là một mức thu nhập bình quân
thấp, do Yên Dũng chỉ dựa vào nông nghiệp thuần tuý, chưa phát triển được các ngành nghề khác (Phòng Lao động TB & XH huyện Yên Dũng, 2016).
3.1.2.6. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng
* Thực trạng phát triển giao thông Giao thông đường bộ:
Huyện Yên Dũng có sông Thương chạy dọc theo chiều dài huyện, chia huyện thành hai khu vực là phía Đông Bắc và Tây Nam. Khu vực phía Đông Bắc gồm 8 xã, thị trấn có đường tỉnh lộ 299, 299B chạy qua. Khu vực phía Tây Nam gồm 8 xã có đường tỉnh lộ 398 chạy dọc theo khu vực; điểm cuối đường tỉnh lộ 398 được nối với đường tỉnh lộ 398 của tỉnh Hải Dương. Mạng lưới đường giao thông của huyện phân bố tương đối hợp lý, liên hoàn giữa các xã, thị trấn trong huyện, giữa huyện Yên Dũng và các huyện, tỉnh giáp ranh.
Huyện Yên Dũng có 885,36 km đường bộ, trong đó Quốc lộ có 0,70 km;
tỉnh lộ có 41,18 km; đường huyện có 90,80 km, đường liên xã có 53,90 km;
đường nội thị có 11,71 km; đường thôn xóm có 588,17 km. Tất cả các xã, thị trấn đều có đường ô tô về đến trung tâm.
Cụ thể hệ thống giao thông của huyện gồm 3 tuyến chính:
- Quốc lộ 1A: Quốc lộ 1A mới đi qua địa bàn huyện dài trên 0,70 km.
- Đường tỉnh lộ:
Huyện Yên Dũng có 3 tuyến đường tỉnh lộ đó là đường tỉnh 398, 299 và 299B với tổng chiều dài là 37,8 km. Cụ thể:
+ Đường tỉnh lộ 398: Đoạn qua huyện Yên Dũng dài 23,0 km.
+ Đường tỉnh lộ 299: Tuyến này đi qua huyện Yên Dũng dài 9,8 km.
+ Đường tỉnh 299B: Tuyến này qua huyện Yên Dũng dài 8,38 km.
+ Hệ thống đường huyện: Yên Dũng có 09 tuyến đường huyện với tổng chiều dài là 90,8 km.
+ Hệ thống đường liên xã: Toàn huyện có 103 tuyến đường xã với tổng chiều dài 153,90 km.
+ Hệ thống đường nội thị: Chiều dài đường nội thị thị trấn Neo là 1,47 km, đường vành đai thị trấn Neo là 1,10 km, thị trấn Tân Dân là 9,14 km.
+ Hệ thống đường thôn xóm: Tổng chiều dài đường thôn xóm là 588,17 km.
Giao thông đường thuỷ
Huyện Yên Dũng có 3 sông lớn chảy qua (sông Cầu, Sông Thương, Sông Lục Nam) với tổng chiều dài 65,7 km đảm bảo thuận lợi cho lưu thông hàng hoá trong huyện Yên Dũng với các vùng miền lân cận.
- Sông Thương: Nằm trong hệ thống sông Thái Bình, hợp lưu đổ vào sông Thái Bình tại Phả Lại - Quảng Ninh; đoạn qua địa bàn huyện Yên Dũng dài khoảng 34km, chiều rộng từ 30m – 40m.
- Sông Lục Nam: Thuộc hệ thống sông Thái Bình, hợp lưu đổ và sông Thái Bình tại Phả Lại - Quảng Ninh. Đoạn qua địa bàn Yên Dũng dài 6,7km, chiều rộng sông từ 30m – 40m.
- Sông Cầu: thuộc hệ thống sông Thái Bình, đoạn qua huyện Yên Dũng dài 25km rộng từ 47m – 60m (Đội Quản lý Giao thông huyện Yên Dũng, 2016) .
Đánh giá chung:
Hệ thống đường giao thông nông thôn huyện Yên Dũng phân bổ tương đối hợp lý, đường huyện nối với đường quốc lộ, tỉnh lộ tạo thành các trục từ Bắc xuống Nam và các trục ngang từ Đông sang Tây thuận lợi cho giao thương phát triển kinh tế giữa các xã trong huyện và các huyện lân cận. Tuy nhiên hệ thống giao thông còn tồn tại:
- Mật độ đường bộ huyện còn thấp hơn mật độ đường của tỉnh và cả nước.
Chất lượng đường kém, tỷ lệ đường đất cao (đường đất, cấp phối chiếm trên 48%, bê tông xi măng trên 40%...).
- Về cấp đường: Toàn bộ các tuyến đường huyện cơ bản đạt tiêu chuẩn đường cấp VI miền núi; các tuyến đường thôn, xã hầu hết chưa vào cấp.
- Hệ thống các công trình trên tuyến như cầu cống còn cũ, trọng tải thấp.
Hệ thống giao thông cần phải đầu tư, nâng cấp để tăng khả năng lưu thông cho các phương tiện (đặc biệt là các phương tiện vận tải lớn) phục vụ cho các khu công nghiệp, hàng nông sản lưu thông thuận tiện.
* Hệ thống thuỷ lợi Công trình tưới
Huyện Yên Dũng nằm trong 2 hệ thống công trình tưới của tỉnh là hệ thống Cầu Sơn - Cấm Sơn và hệ thống Nam Yên Dũng.
- Hệ thống tưới Cầu Sơn có 6 trạm bơm tưới (có 2 trạm bơm tại Lãng Sơn, Tân Tiến) với tổng diện tích tưới thiết kế là 936 ha.
- Hệ thống tưới Nam Yên Dũng có 8 trạm bơm và 12 hồ đập với tổng diện tích tưới theo thiết kế là 7412 ha.
Công trình tiêu nước
Trên địa bàn huyện có 2 hệ thống tiêu nước, hệ thống tiêu ra sông Thương có 35 cống tiêu tự chảy và 10 trạm bơm tiêu; hệ thống tiêu ra sông Cầu thuộc vùng Nam Yên Dũng có 10 trạm bơm tiêu.
Công trình chống lũ
Hiện nay toàn huyện có trên 100km đê. Trong đó có 2 tuyến đê cấp III Tả Thương và Hữu Thương dài 20,5km; đê cổ Mân (đê cấp III) dài 8,3km; đê Ba Tông (đê cấp IVA) dài 35km và 7 tuyến đê bối (đê cấp IVB) với tổng chiều dài trên 50km (Phòng NN & PTNT huyện Yên Dũng, 2016).
* Hệ thống năng lượng truyền thông Trạm điện, lưới điện
Huyện Yên Dũng có 25/25 xã, thị trấn có điện sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất. Toàn huyện có 52 trạm biến thế với tổng công suất 28500 KW và hơn 190km đường dây tải điện các loại.
Lưới điện cao thế huyện Yên Dũng hiện tại có nhiều cấp điện áp: 110kV, 35kV, 10kV, 6kV. Trạm 110kV Bắc Giang (E71) nằm trong địa phận của huyện Lạng Giang nhưng rất gần huyện Yên Dũng nên cung cấp điện cho huyện thuận lợi, chất lượng điện đảm bảo.
Tổng chiều dài đường dây lưới điện hạ thế huyện Yên Dũng khoảng 420km. Lưới hạ thế khu vực chủ yếu phục vụ ánh sáng sinh hoạt và các hộ có thương mại dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp quy mô nhỏ.
Công tác quy hoạch lưới điện của huyện Yên Dũng nói riêng và các huyện trên địa bàn tỉnh Bắc Giang trong thời gian qua chưa được chú trọng, lưới điện của các KCN, khu dân cư phát triển không đồng bộ, không gắn kết quy hoạch chung (Phòng Kinh tế và hạ tầng huyện Yên Dũng, 2016).
* Hệ thống công trình bưu chính viễn thông
Hệ thống bưu chính viễn thông những năm qua đã từng bước được hoàn thiện và hiện đại hoá. Đến nay trên toàn huyện hiện có 3 trạm bưu cục và 1 trạm