PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.2. THỰC TRẠNG TIÊU DÙNG THỊT LỢN TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG
4.2.2. Tình hình tiêu dùng thịt lợn tại thị trường địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
4.2.2.1. Địa điểm tiêu dùng
Với số lượng chợ lớn nên việc cung ứng thịt lợn trên địa bàn vẫn chủ yếu do những chợ này cung cấp ra thị trường cho người tiêu dùng. Mặc dù vẫn tồn tại các cửa hàng thịt lợn bên ngoài, có siêu thị lớn nhưng cũng không được người tiêu dùng thường xuyên lựa chọn nhiều bằng tiêu dùng thịt ở chợ. Điều tra người tiêu dùng cho thấy tất cả người được hỏi thường xuyên mua thịt lợn ở chợ hơn là tại siêu thị, các cửa hàng bán thịt. Việc có các hệ thống chợ hoàn thiện, rộng khắp trên toàn địa bàn một mặt đã đáp ứng tốt nhu cầu của người tiêu dùng, mặt khác đem lại sự tiện lợi cho việc mua sắm thực phẩm, cung cấp đa dạng nhiều
loại hàng hóa cùng lúc hơn các cửa hàng, siêu thị đã đưa người tiêu dùng có sự lựa chọn chợ là nơi phù hợp nhất.
4.2.2.2. Loại thịt lợn được ưa dùng
Những sản phẩm thịt lợn trên địa bàn bao gồm các loại thịt mông, thịt ba chỉ, thịt chân giò, thịt vai, nạc thăn, ngoài ra còn có sú giò, xương sườn, … Theo đó, sản phẩm thịt vai được người tiêu dùng lựa chọn ưa dùng nhất trong các sản phẩm thịt lợn. Đây là loại thịt nằm ở phần vai trước con lợn, có lượng nạc khá, bao gồm cả mỡ quện vào thịt sẽ giúp cho việc chế biến dễ dàng hơn, thịt mềm hơn, không bị khô như phần ít mỡ, đem lại giá trị năng lượng cao hơn là thịt nạc không mỡ. Vì thế, thịt vai đã được chọn 46 lần trên tổng số 80 người được phỏng vấn. Có thể nói thịt vai đang chiếm lượng tiêu dùng lớn nhất trên địa bàn thị trấn.
Xếp sau đó là thịt chân giò và thịt mông. Thịt chân giò có khá nhiều mỡ, dù mỡ chân giò không bị ngấy như mỡ ở phần thịt khác song việc sử dụng nhiều mỡ có tác động đến tâm lý của người tiêu dùng là sẽ không có lợi cho sức khỏe, bên cạnh đó, thịt mông lại là loại thịt có độ nạc cao, ít mỡ, thích hợp cho người không thích ăn mỡ, bị mỡ máu, bệnh tim mạch … song thịt này vì không có nhiều mỡ nên khi chế biến sẽ không mềm, khô thịt. Cả hai loại thịt chân giò và thịt mông đều nhận được 32 lựa chọn ưa dùng của người được phỏng vấn. Tiêu dùng ít hơn là thịt nạc và xương sườn.
Giá cả thịt lợn trên địa bàn tại thời điểm điều tra dao động trên dưới 80 nghìn đồng/kg thịt và đang có xu hướng giảm dần do ảnh hưởng của những thông tin về thịt lợn siêu nạc sử dụng chất cấm trong thời gian gần đây.
4.2.2.3. Giá các sản phẩm thịt lợn hiện nay
Giá cả là yếu tố quan trọng tác động trực tiếp đến hành vi tiêu dùng và lượng tiêu dùng của người đi chợ. Việc biết được thông tin về giá cả thực phẩm giúp người tiêu dùng có kế hoạch chi tiêu phù hợp trước khi tiêu dùng một loại hàng hóa nào đó. Kết quả điều tra trên địa bàn huyện cho thấy người tiêu dùng trên địa bàn có mức độ thông tin về giá khá cao.
Bảng 4.6. Giá cả một số loại thịt lợn hiện nay Loại
Thịt
Giá thịt lợn thường (nghìn đồng /kg)
1. Thịt thăn 80
2. Thịt mông 80
3. Thịt vai 85
4. Thịt chân giò 80
5. Thịt ba chỉ 85
6. Thủ 50
7. Sườn 80
8. Xương 65
9. Mỡ 35
10. Nội tạng 50
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017) Theo số liệu trong bảng 4.6, ta thấy giá của các loại thịt lợn thường giao động từ 35 đến 85 nghìn đồng/ kg. Trong đó thấp nhất là mỡ với giá 35 nghìn đồng và cao nhất là thịt vai, thịt ba chỉ với giá 85 nghìn đồng/ kg. Như vậy giá của các loại thịt lợn hiện nay tương đối thấp, rất phù hợp với mức thu nhập còn thấp của người tiêu dùng huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang.
4.2.2.4. Thực trạng tiêu dùng thịt lợn hiện nay của hộ với số thành viên trong gia đình
Bảng 4.7. Mức tiêu dùng thịt lợn của hộ so với số lượng thành viên trong gia đình Số thành viên trong
hộ (người) Số hộ Cơ cấu hộ (%)
Số lần mua (lần/ tuần)
Lượng thịt lợn trung bình mỗi lần mua (kg)
1 7 8,75 3 0,2
2 16 20,0 3 0,3
3 15 18,75 4 0,5
4 14 17,5 4 0,7
5 11 13,75 4 1
6 5 6,25 4 1,2
> 6 12 15,0 5 1,4
Tổng 80 100,0
Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017) Theo số liệu ở bảng trên ta thấy rằng các hộ gia đình mua thịt lợn từ 3 đến 5 lần/ tuần và số lượng mỗi lần mua phụ thuộc vào số lượng thành viên trong gia
đình. Số thành viên trong gia đình càng đông thì lượng thịt lợn mua càng lớn.
Với người độc thân, mỗi tuần họ mua thịt lợn 3 lần và mỗi lần mua 0,2 kg. Với những gia đình 2 người, mỗi tuần họ mua thịt lợn 3 lần và mỗi lần mua 0,3kg. Với những gia đình 3 người, mỗi tuần họ mua thịt lợn 4 lần, mỗi lần mua 0,5 kg. Với những gia đình 4 người, mỗi tuần họ mua thịt lợn 4 lần, mỗi lần mua 0,7 kg. Với những gia đình 5 người, mỗi tuần họ mua thịt lợn 4 lần, mỗi lần mua 1 kg. Với những gia đình 6 người, mỗi tuần họ mua thịt lợn 4 lần, mỗi lần mua 1,2 kg. Với những gia đình trên 6 người, mỗi tuần họ mua thịt lợn 5 lần, mỗi lần mua 1,4 kg.
Điều này cho thấy nhu cầu thịt lợn tiêu thụ trong khu vực huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang là rất lớn.
4.2.2.5. Mối quan tâm khi tiêu dùng thịt lợn
Giá cả thịt lợn được người tiêu dùng quan tâm song khi đi chợ, đây lại không phải là điều mà người tiêu dùng chú ý nhất. Theo điều tra, mối quan tâm lớn nhất của người tiêu dùng khi chọn mua sản phẩm thịt lợn là chất lượng của thịt. Trong tổng số 80 người được phỏng vấn thì có tới 64 người chọn chất lượng là điều cần được ưu tiên đầu tiên, chiếm tới 80%, còn lại là yếu tố giá cả (chiếm 14%) và nguồn gốc sản phẩm thịt (chiếm 6%). Hiện nay, mối quan tâm lớn nhất của người tiêu dùng là sức khỏe của bản thân và gia đình thì việc lựa chọn ưu tiên cho chất lượng là điều tất yếu, tuy nhiên, cũng phải kể đến chất lượng thực của thịt lợn vẫn chưa khiến cho người tiêu dùng an tâm, đặc biệt khi những tin tức về dịch bệnh, hóa chất bảo quản thịt, thịt pha các loại chất hóa học lạ, thịt ôi thiu, quy trình giết mổ không đảm bảo hay sử dụng chất có hại trong thức ăn chăn nuôi được thông tin trên các phương tiện truyền thông. Bên cạnh đó, người tiêu dùng cũng không có biện pháp chính xác nào để có thể lựa chọn được thịt đảm bảo chất lượng khiến họ nghi ngại về chất lượng thịt.