Thông tin chung về người tiêu dùng tại địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc ra quyết định mua thịt lợn của người tiêu dùng ở huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 64 - 67)

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.2. THỰC TRẠNG TIÊU DÙNG THỊT LỢN TẠI ĐỊA BÀN HUYỆN YÊN DŨNG, TỈNH BẮC GIANG

4.2.1. Thông tin chung về người tiêu dùng tại địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc

4.2.1.1. Độ tuổi của người tiêu dùng

Biểu đồ 4.1. Độ tuổi của người tiêu dùng

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017) Trong số 80 người tiêu dùng được khảo sát trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang đa phần là những người có độ tuổi từ 41 - 55 tuổi chiếm 45%.

Người tiêu dùng độ tuổi dưới 25 tuổi chiếm 6,25%, người tiêu dùng từ 25 đến 40 tuổi chiếm 27,5%, trên 55 tuổi chiếm 21,25%.

4.2.1.2. Giới tính và mức độ thường xuyên sử dụng thịt lợn của người tiêu dùng tại địa bàn huyện Yên Dũng

Bảng 4.1. Giới tính và mức độ sử dụng thịt lợn của người tiêu dùng Giới tính

Mức độ

Nam (người)

Cơ cấu (%)

Nữ (người)

Cơ cấu (%)

Tổng (người)

Cơ cấu (%)

Thường xuyên 8 66,67 44 64,71 52 65,00

Thỉnh thoảng 4 33,33 24 35,29 28 35,00

Không dùng 0 0 0 0 0 0

Tổng 12 100 68 100 80 100

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017) Chúng tôi tiến hành khảo sát 80 người tiêu dùng, trong đó nữ là 68 người chiếm tỷ lệ 85%, nam là 12 người chiếm 15%. Vì đối với hầu hết các gia đình Việt Nam phụ nữ thường đảm nhận vai trò nội chợ trong gia đình và họ cũng chính là những người đưa ra nhiều nhất những quyết định về tiêu dùng thực phẩm của cả gia đình. Về mức độ thường xuyên sử dụng thịt lợn. Những người được hỏi đều là những người đã và đang sử dụng thịt lợn. Trong số những người được hỏi có 65% cho biết gia đình họ sử dụng thịt lợn thường xuyên, còn 35%

cho biết gia đình họ thỉnh thoảng mới sử dụng thịt lợn và không có gia đình nào là không sử dụng thịt lợn trong bữa ăn của mình. Điều này cho thấy rằng, mức độ thường xuyên sử dụng thịt lợn rất cao, thịt lợn là loại thực phẩm không thể thiếu trong thực đơn hàng tuần của gia đình người Việt Nam.

4.2.1.3. Trình độ học vấn theo giới tính của người tiêu dùng

Bảng 4.2. Trình độ học vấn theo giới tính của người tiêu dùng Giới tính

Trình độ học vấn

Nam Cơ cấu

(%) Nữ Cơ cấu

(%) Tổng Cơ cấu (%)

Trên đại học 0 0 3 4,41 3 3,75

Đại học - cao đẳng 4 33,33 19 27,94 23 28,75

Trung cấp 5 41,67 12 17,65 17 21,25

Trung học phổ thông 2 16,67 28 41,18 30 37,5

Dưới trung học phổ thông 1 8,33 6 8,82 7 8,75

Tổng 12 100 68 100 80 100

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017)

Theo trình độ học vấn thì trong 80 người được khảo sát có 3 người có trình độ trên đại học chiếm tỷ lệ 3,75%, 23 người có trình độ đại học - cao đẳng chiếm tỷ lệ 28,75%, 17 người có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ 21,25%, có tới 30 người có trình độ trung học phổ thông chiếm tỷ trọng tương đối cao 37,5%, còn lại 7 người có trình độ dưới trung học phổ thông chiếm tỷ trọng 8,75%.

4.2.1.4. Nghề nghiệp theo giới tính của người tiêu dùng

Bảng 4.3. Nghề nghiệp theo giới tính của người tiêu dùng Giới tính

Nghề nghiệp Nam Cơ cấu

(%) Nữ Cơ cấu

(%) Tổng Cơ cấu

(%)

Lao động công ty 4 33,33 18 26,47 22 27,5

Viên chức Nhà nước 2 16,67 16 23,53 18 22,5

Thương nhân/buôn bán 4 33,33 10 14,71 14 17,5

Người nghỉ hưu 2 16,67 18 26,47 20 25

Nội trợ 0 0 4 5,88 4 5

Khác 0 0 2 2,94 2 2,5

Tổng 12 100 68 100 80 100

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017) Theo nghề nghiệp thì trong 80 người được khảo sát có 22 người là lao động công ty chiếm tỷ lệ 27,5%, 18 người là viên chức nhà nước chiếm tỷ lệ 22,5%, 14 người là người buôn bán chiếm tỷ lệ 17,5%, có 20 người nghỉ hưu chiếm tỷ trọng 25%, còn lại 6 người làm nội trợ và việc khác chiếm tỷ trọng 7,5%.

4.2.1.5. Mức thu nhập của người tiêu dùng

Thu nhập là cơ sở để người tiêu dùng đưa ra quyết định lựa chọn thực phẩm cho bữa ăn của gia đình mình, họ sẵn sàng chi trả cao hơn để được sử dụng sản phẩm thịt có nhiều chất dinh dưỡng hơn để đảm bảo cho sức khỏe của gia đình họ.

Bảng 4.4. Thu nhập theo giới tính của người tiêu dùng Giới tính

Thu nhập

Nam Cơ cấu (%)

Nữ Cơ cấu

(%)

Chung Cơ cấu (%)

<1 triệu 0 0 6 8,82 6 7,5

1- 3 triệu 1 8,33 12 17,65 13 16,25

3 - 5 triệu 4 33,33 36 52,94 40 50

5- 8 triệu 6 50 13 19,12 19 23,75

> 8 triệu 1 8,33 1 1,47 2 2,5

Tổng 12 99,99 68 100 80 100

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017)

Thu nhập bình quân của người dân ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang chưa được cao. Theo điều tra trong 80 người tiêu dùng có tới 19 người có thu nhập bình quân tháng dưới 3 triệu đồng chiếm tỷ lệ 23,75%, có 40 người có mức thu nhập từ 3 đến 5 triệu đồng/ tháng chiếm tỷ lệ 50 %, có 19 người có thu nhập bình quân tháng từ 5 đến 8 triệu đồng chiếm tỷ lệ 23,75% và chỉ có 2 người có mức thu nhập trên 8 triệu đồng / tháng chiếm tỷ lệ 2,5%.

4.2.1.6. Mức chi tiêu tháng của hộ

Bảng 4.5. Mức chi tiêu hàng tháng theo số lượng thành viên Chi tiêu

Số thành viên

Dưới 0,5 triệu

0,5 - 1 triệu

1- 3 triệu

3 - 5

triệu > 5 triệu Tổng

1 1 3 3 0 0 7

2 0 3 8 5 0 16

3 0 2 5 7 1 15

4 0 0 5 8 1 14

5 0 0 3 6 2 11

6 0 0 0 3 2 5

> 6 0 0 0 6 6 12

Tổng 1 8 24 35 12 80

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2017) Mức chi tiêu của các hộ gia đình ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang còn tương đối thấp. Trong 80 hộ được hỏi thì có 1 hộ chi tiêu dưới 0,5 triệu đồng/tháng, có 8 hộ chi tiêu ở mức từ 0,5 đến 1 triệu, có 24 hộ chi tiêu ở mức từ 1 đến 3 triệu, có tới 35 hộ chi tiêu ở mức từ 3 đến 5 triệu đồng/ tháng, có 12 hộ chi tiêu ở mức trên 5 triệu đồng/ tháng.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới việc ra quyết định mua thịt lợn của người tiêu dùng ở huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 64 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)