Cơ sở lý luận về sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của hộ nông dân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 22 - 27)

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận về quan hệ liên kết trong sản xuất rau hữu cơ

2.1.2. Cơ sở lý luận về sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của hộ nông dân

a. Nông nghiệp hữu cơ

Theo tổ chức ADDA office Việt Nam thì: Nông nghiệp hữu cơ nên được hiểu theo quan điểm bao trùm nhất. Nó mang một ý nghĩa lớn hơn rất nhiều so với ý nghĩa chỉ xem hữu cơ là “không phun thuốc hóa học” và “ không bón phân hóa học”. Canh tác hữu cơ cố gắng làm việc cùng thiên nhiên nhiều tới mức có thể. Định hướng này áp dụng cho cả cây trồng và vật nuôi nhằm tạo nền móng bền vững cho sự sống của con người cũng như cho môi trường thiên nhiên xung quanh. (Văn phòng Ban điều phối PGS Việt Nam, 2017).

Sản xuất nông nghiệp hữu cơ là sản xuất theo nguyên tắc được quy định trong tiêu chuẩn Quốc tế IFOAM (Liên đoàn Quốc tế các phong trào canh tác nông nghiệp

hữu cơ với mục tiêu đảm bảo hệ sinh thái cây trồng, vật nuôi, tạo ra những sản phẩm có chất lượng an toàn với người sử dụng và đem lại hiệu quả kinh tế, duy trì và nâng cao độ màu mỡ của đất). Đó là phương pháp nuôi, trồng rau quả, thực phẩm mà không sử dụng bất cứ một loại hoá chất độc hại nào, như thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc diệt cỏ hoá chất cũng như các loại phân hoá học, sản xuất hữu cơ chú trọng đến cân bằng hệ sinh thái tự nhiên.

Từ những khái niệm trên có thể hiểu: '' Nông nghiệp hữu cơ là một biện pháp canh tác phối hợp sự toàn diện, đưa vật nuôi sinh trưởng và phát triển trong một hệ thống canh tác tự nhiên''.

b. Khái niệm về rau hữu cơ

Khái niệm rau sạch là dùng chung cho cả rau an toàn và rau hữu cơ. Cả hai loại rau này đều được sản xuất trên vùng đất đã được kiểm tra các điều kiện về an toàn thực phẩm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền ban hành (có thể đó là của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn của Việt Nam đối với rau an toàn, hoặc theo các yêu cầu nghiêm ngặt quy trình canh tác hữu cơ của Mỹ và EU, được cấp chứng nhận đạt chuẩn hữu cơ USDA organic (Mỹ) và EU organic farming (Liên minh châu Âu).

Điểm khác nhau: Rau an toàn được sản xuất theo quy trình không đảm bảo tuân thủ quy trình nghiêm ngặt về tiêu chuẩn an toàn cho người tiêu dùng như: vẫn được phép sử dụng hóa chất, số lượng vi sinh vật và ký sinh trùng, dư lượng đạm nitrat, dư lượng kim loại nặng vẫn còn nhưng không được vượt quá tiêu chuẩn cho phép, phải tuân thủ nghiêm ngặt kỹ thuật để đảm bảo sản phẩm tạo ra thực sự an toàn cho người sử dụng.

Rau hữu cơ về bản chất người ta gọi đó là thực phẩm hữu cơ (organic food), sử dụng công nghệ Bio (sinh học) để sản xuất nên các sản phẩm này.

Rau hữu cơ được sản xuất theo quy trình sản xuất rau an toàn tuyệt đối, được nuôi trồng theo phương thức hoàn toàn tự nhiên, không dùng phân bón hóa học mà chỉ dung phân hữu cơ, đất sạch, nước sạch, không hóa chất, không thuốc trừ sâu, thuốc kích thích tăng trưởng, thậm chí là không dùng giống biến đổi gen, và phải qua quy trình sản xuất và kiểm tra rất nghiêm ngặt của tiêu chuẩn quốc tế.

Rau hữu cơ thường xấu mã, có lá dầy, phiến lá ngắn và cân đối, dùng tay sờ vào có thể cảm nhận độ cứng của lá, nhìn kỹ một chút sẽ thấy các bộ phận phát triển rất cân đối, không có dấu hiệu thân cây mập. Thân rắn chắc chứ không bóng mượt, rau để ngoài nhiệt độ thường sẽ lâu héo. Khi nấu lên, rau hữu cơ ăn giòn, có vị ngọt, mùi đậm đà do thời gian sinh trưởng dài ngày hơn nên có khả năng tích lũy dinh dưỡng

nhiều hơn rau an toàn. Rau an toàn có thời gian sinh trưởng ngắn hơn bởi tác động của các loại phân hóa học (Lưu Văn Huy, 2012).

Rau hữu cơ (tự nhiên) khó trồng (phụ thuộc giống, thổ nhưỡng khí hậu...) nên không một đơn vị sản xuất nào có thể trồng đầy đủ các loại rau, củ. Rau hữu cơ có địa chỉ và ghi quy trình sản xuất, cơ quan cấp phép rõ ràng. Nên mua ở các cửa hàng là đại lý của các công ty chuyên về ứng dụng công nghệ sinh học trong trồng trọt.

Tốt nhất, người mua chọn mua ở những cửa hàng uy tín, có đủ kinh nghiệm kinh doanh lĩnh vực thực phẩm sạch, nhập rau của nhiều đơn vị sản xuất khác nhau (vừa bảo đảm rau sạch, vừa bảo đảm cung cấp những loại rau ngon nhất của các vùng). Tránh việc mua rau ở các cửa hàng không uy tín, sẽ dễ bị trà trộn rau củ ở các nơi nhập hàng không rõ nguồn gốc (Minh Anh – Tạp chí Gia đình và Trẻ em, 15/4/2015).

Vậy ta có thể hiểu: Rau hữu cơ là loại rau canh tác trong điều kiện hoàn toàn tự nhiên, không bón phân hoá học; không phun thuốc bảo vệ thực vật; không phun thuốc kích thích sinh trưởng; không sử dụng thuốc diệt cỏ; không sử dụng sản phẩm biến đổi gen.

Người trồng rau hữu cơ được đào tạo chuyên sâu về cách trồng, chăm sóc và bảo quản rau, Đất trồng và nguồn nước tưới được lựa chọn không bị ô nhiễm bởi các kim loại nặng (thủy ngân, asen), không bị ảnh hưởng của nước thải công nghiệp (do ở gần các xí nghiệp, nhà máy nước thải chưa được xử lý) (Bùi Ngọc Châu, 2014).

c. Khái niệm về sản xuất rau hữu cơ:

Là phương pháp canh tác chủ yếu dựa vào quy luật tự nhiên của một hệ sinh thái cân bằng trong đó sức khoẻ vật nuôi, đất đai, con người và môi trường sinh thái luôn được bảo vệ và duy trì bền vững. Quá trình sản xuất dựa vào tiến trình sinh thái, tăng cường đa dạng sinh học và khép kín chu trình dinh dưỡng phù hợp với điều kiện địa phương. Không được phép sử dụng các chất hoá học tổng hợp trong các vật tư đầu vào (Sở NN &PTNT Hà Nội, 2013).

2.1.2.2. Quy trình sản xuất rau hữu cơ

Quy trình sản xuất rau hữu cơ (Văn phòng Ban điều phối PGS Việt Nam 4/4/2017) cần tuân thủ và tiến hành theo các bước sau:

+ Bước 1: Lựa chọn vùng sản xuất

- Khu vực sản xuất phải an toàn về nguồn đất, nước theo quy định. Không có ô nhiễm bởi nhà máy, công trường, bệnh viện, nghĩa trang giao thông và nước thải sinh hoạt.

+ Bước 2: Tạo vùng đệm cách ly

- Mỗi khu vực sản xuất phải tạo một vùng đệm thích hợp để ngăn chặn nguy cơ xâm nhiễm từ bên ngoài.

+ Bước 3: Làm phân ủ nóng

- Phân được ủ nóng sẽ làm tăng tối đa các chất hữu cơ cho đất, giúp phục hồi và duy trì tạo độ phì nhiêu của đất. Đất khỏe sẽ cho cây trồng khỏe mạnh, có khả năng chống lại sự xâm hại của sâu bệnh.

+ Bước 4: Chuẩn bị đất

- Xử lý đất bằng nguồn nhiệt nóng của mặt trời, hoặc sử dụng chế phẩm vi sinh để tiêu diệt các nguồn sâu, bệnh có trong đất trước khi gieo trồng.

+ Bước 5: Trồng và chăm sóc

- Trồng luân, xen canh cây họ đậu và nhiều loại cây khác nhau trên cùng ruộng, cùng luống để tăng đa dạng sinh học. Điều hòa lại cân bằng sinh thái trong khu vực sản xuất. Tưới bằng nước giếng, không dùng chất kích thích sinh trưởng.

+ Bước 6: Quản lý dịch hại

- Trồng cây dẫn dụ, cây xua đuổi, làm bẫy bả, luân xen canh, sử dụng giống chịu đề PHÒNG. Sử dụng thuốc sinh học, thảo mộc để CHỐNG. Ủ đất và làm cỏ bằng tay để kiểm soát cỏ dại. Không phun thuốc trừ cỏ và thuốc bảo vệ thực vật hóa học.

+ Bước 7: Thu hoạch và sơ chế

- Rau hữu cơ được thu hoạch và sơ chế, làm sạch bằng nguồn nước sạch. Không để lẫn tạp với các sản phẩm thông thường. Cho phép mức thiệt hại 10% trên rau ăn lá do không dùng thuốc trừ sâu hóa học.

2.1.2.3. Điều kiện để sản xuất rau hữu cơ

a. Điều kiện của đất và nước để sản xuất rau hữu cơ đảm bảo tiêu chuẩn môi trường

Đất trồng rau hữu cơ phải đảm bảo cáo tiêu chí về đất trồng rau của bộ nông nghiệp như kim loại nặng, dư lượng hoá chất bảo vệ thực vật, (QCVN 03:

2008/BTNMT ; QCVN 15: 2008/BTNMT) còn phải đảm bảo không canh tác 3 năm hoặc đã 3 năm chuyển đổi sang canh tác hữu cơ.

Về làm đất: thường phải chọn vị trí đặc biệt tốt. Cách ly các nguồn hóa học tác động đến nông phẩm. Chỉ làm ở lớp đất mỏng (10 – 15 cm), bón phân hữu cơ để tạo điều kiện cho vi sinh vật hoạt động.

Nước tưới rau: phải đảm bảo yêu cầu nước dùng trong nông nghiệp (QCVN 39:

20011/BTNMT). (Văn phòng Ban điều phối PGS Việt Nam, 2017).

b. Điều kiện con người

Trình độ hộ nông dân trong sản xuất rau hữu cơ đòi hỏi phải có trình độ hiểu biết nhất định, được học tập qua các lớp khuyến nông do các tổ chức phát triển rau hữu cơ tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về quy trình sản xuất rau hữu cơ.

Công cụ và dụng cụ dùng để sản xuất, thu hái, vận chuyển rau cũng phải đảm bảo về VSATP.

2.1.2.4. Vai trò của sản xuất rau hữu cơ a. Về mặt dinh dưỡng

Rau hữu cơ cung cấp cho cơ thể con người các chất dinh dưỡng quan trọng như các loại vitamin, muối khoáng, axit hữu cơ, các hợp chất thơm, cũng như protein, lipit, chất xơ, vv...Trong rau xanh hàm lượng nước chiếm 85-95%, chỉ có 5-15% là chất khô. Trong chất khô lượng cacbon rất cao (cải bắp 60%, dưa chuột 74-75%, cà chua 75-78%, dưa hấu 92%). Rau hữu cơ có chứa các loại vitamin A (tiền vitamin A), B1, B2, C, E và PP. Trong khẩu phần ăn, rau cung cấp khoảng 95 - 99% nguồn vitamin A, 60-70% nguồn vita min B (B1, B2, B6, B12) và gần 100% nguồn vitamin C, chứa các chất khoáng chủ yếu như Ca, P, Fe, là thành phần cấu tạo của xương và máu.

b. Về giá trị kinh tế

Rau hữu cơ là một mặt hàng xuất khẩu giá trị và có ý nghĩa chiến lược, đem lại nhiều lợi nhuận góp phần phát triển kinh tế quốc dân đáng kể, ngoài ra rau hữu cơ còn là mặt hàng xuất khẩu có giá trị cao.

Các loại rau hữu cơ chính xuất khẩu của Việt Nam hiện nay là dưa chuột, cà chua, cà rốt, hành, ngô rau, đậu rau, ớt cay, nấm trong đó dưa chuột và cà chua có nhiều triển vọng và chúng có thị trường xuất khẩu tương đối ổn định. Thị trường xuất khẩu rau hữu cơ chủ yếu của Việt Nam là Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Australia, Singapore, Hàn Quốc, Mỹ và các nước châu Âu.

c. Về ý nghĩa về mặt xã hội

Vị trí cây rau hữu cơ trong đời sống - xã hội ngày càng được coi trọng nên diện tích gieo trồng và sản lượng rau ngày càng tăng. Ngành sản xuất rau hữu cơ phát triển sẽ góp phần tăng thu nhập, sử dụng lao động hợp lý, mở rộng ngành nghề, giải quyết công ăn việc làm cho hàng ngàn người lao động ở các vùng nông thôn, ngoại thành và các lĩnh vực kinh doanh khác như marketting, chế biến và vận chuyển, góp

phần ổn định xã hội. Cây rau hữu cơ còn góp phần nâng cao đời sống kinh tế văn hóa cho những vùng nông thôn khó khăn (Bùi Ngọc Châu, 2014).

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 22 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)