Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn huyện Lương Sơn
4.2.4. Kết quả mối quan hệ liên kết trong tiêu thụ rau hữu cơ
Kết quả liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn nghiên cứu được tác giả điều tra, tổng hợp và phân tích thông qua bảng sau:
Bảng 4.21. Kết quả sản xuất rau hữu cơ giữa các hộ liên kết và chưa liên kết của các hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT
Thị trấn Lương Sơn
(n =15)
Xã
Nhuận Trạch (n = 15)
Xã
Hợp Hòa (n = 15) Hộ
liên kết
Hộ chưa liên kết
Hộ liên kết
Hộ chưa liên kết
Hộ liên kết
Hộ chưa liên kết 1. Trao đổi kinh
nghiệm, chia sẻ tư liệu sản xuất
Liên kết với
- Hợp tác xã, nhóm sx % 100 - 100 - 100 -
- Thương lái % 86,67 13,33 73,33 26,67 93,33 6,67
- Doanh nghiệp % 66,67 33,33 86,67 13,33 73,33 26,67
Hình thức liên kết
- Bằng văn bản % 73,33 26,67 66,67 33,33 80 20
- Bằng miệng % 100 - 80 20 86,67 13,33
2. Tiếp cận KHCN, vốn, đầu vào sản xuất Liên kết với
- Hợp tác xã, Nhóm sx % 100 - 100 - 86,67 13,33
- thương lái % 53,33 46,67 73,33 26,67 60 40
- doanh nghiệp % 46,67 53,33 53,33 46,67 46,67 53,33
Hình thức liên kết
- Bằng văn bản % 53,33 46,67 66,67 33,33 86,67 13,33
- Truyền miệng % 100 - 100 - 100 -
3. Chi phí sản xuất bình quân
Tổng chi phí sản xuất
bình quân nghìn/sào 1.829 1,980 1.151 1.297 1.826 1.997
Tổng năng suất bình
quân kg/sào 1.440 1.350 404 386 1.417 1.385
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Qua bảng ta thấy 100% số hộ điều tra có liên kết bằng miệng trong khâu sản xuất rau hữu cơ với hợp tác xã, nhóm sản xuất, thương lái, doanh nghiệp, nhưng tỷ lệ liên kết giữa hộ nông dân với các tác nhân tham gia bằng văn bản là chưa cao
cụ thể ở đây trong khâu trao đổi kinh nghiệm mới chỉ có 66,67% hộ liên kết ở Thị trấn Lương Sơn, 86,67% hộ liên kết ở xã Nhuận Trạch và 73,33% số hộ liên kết ở xã Hợp Hòa có liên kết với doanh nghiệp để nâng cao trình độ sản xuất rau hữu cơ của các hộ. Tuy nhiên các hộ ở đây không phải trực tiếp ký kết bằng văn bản với các thương lái, doanh nghiệp để trao đổi kinh nghiệm và chia sẻ liên kết mà ở đây hợp tác xã, nhóm Sản xuất ký kết với các doanh nghiệp, thương lái về việc trao đổi kinh nghiệm, chia sẻ tài liệu sản xuất còn hộ nông dân chỉ ký xác nhận có tham gia buổi trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm của thương lái và doanh nghiệp tổ chức trên địa bàn.
Trong khâu tiếp cận KHCN, vốn, đầu vào sản xuất thì tỷ lệ hộ liên kết với doanh nghiệp và thương lái là không cao do tâm lý còn e ngại sợ ép giá và rủi ro trong khâu sản xuất kinh doanh nên hộ thường không mạnh dạn liên kết thể hiện qua tỷ lệ liên kết với thương lái là 53,33% hộ ở Thị trấn Lương Sơn, 73,33% ở xã Nhuận Trạch và 60% ở xã Hợp Hòa; tỷ lệ liên kết với các doanh nghiệp là 46,67%
hộ ở thị trấn Lương Sơn, 53,33% ở xã Nhuận Trạch và 46,67% ở xã Hợp Hòa. Ở khâu liên kết này chiếm 53,33% hộ ở Thị trấn Lương Sơn, 66,67% ở xã Nhuận Trạch và 86,67% ở xã Hợp Hòa ký kết hợp đồng bằng văn bản.
Qua bảng trên thể hiện được lợi ích từ việc tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn điều tra ta có bảng tổng hợp kết quả và so sánh kết quả sản xuất kinh doanh giữa các hộ liên kết và các hộ chưa tham gia liên kết ta thấy như sau.
- Có sự chênh lệch rõ rệt giữa giá bán bình quân rau hữu cơ giữa các hộ có tham gia liên kết và các hộ chưa liên kết, cụ thể ở thị trấn Lương Sơn chênh lệch giá bán bình quân trên tổng số các loại rau điều tra cùng loại của các hộ liên kết cao hơn các hộ chưa liên kết là 270 đồng, ở xã Nhận Trạch giá bán bình quân của các hộ liên kết cao hơn các hộ chưa liên kết là 91 đồng và ở xã Hợp Hòa giá bán bình quân của các hộ liên kết cao hơn các hộ chưa liên kết là 200 đồng.
Bảng 4.22. Chênh lệch giá bán giữa hộ liên kết và hộ chưa liên kết trong liên kết tiêu thụ rau hữu cơ
Chủng loại rau
Giá bán bình quân rau hữu cơ tiêu thụ
Lương Sơn (đồng/kg)
Giá bán bình quân rau hữu cơ xã
Nhuận Trach (đồng/kg)
Giá bán bình quân rau hữu cơ
xã Hợp Hòa (đồng/kg) Hộ
liên kết
Hộ chưa liên kết
Hộ Liên kết
Hộ chưa liên kết
Hộ liên kết
Hộ chưa liên kết - Súp lơ 15.800 15.500
- Cải ngồng 13.300 13.100 - Cải ngọt 11.800 11.500
- Cải thảo 11.500 11.200 11.600 11.300
- Củ cải 9.300 9.200 9.200 9.000
- Bắp cải 10.500 10.300 10.400 10.200
- Cải tím 7.600 7.400 7.500 7.300
- Su hào 9.600 9.300 9.700 9.400
- Đậu đỗ 8.600 8.400 8.700 8.400 8.500 8.300 - Bí xanh 7.600 7.400 7.300 7.100 7.500 7.200 - Cà chua 13.500 13.100 13.700 13.200 13.300 13.000
- Dưa chuột 10.700 10.500 10.500 10.300
Chênh lệch giá
bán BQ 11.800 11.536 2.700 2.609 8.018 7.818
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) 4.2.4.2. Đối với thương lái thu gom
Qua tìm hiểu cho thấy hình thức hộ liên kết với thương lái là hình thức liên kết không được chặt chẽ chủ yếu là hộ nông dân mua vật tư đầu vào sản xuất của thương lái trước và thanh toán sau khi có sản phẩm thu hoạch nên phương thức thanh toán hiện nay giữa hộ nông dân và thương lái chủ yếu do các tác nhân tự thương lượng, về giá cả. và được hộ đánh giá là thương lái mua của hộ với giá cao hơn so với thị trường, phương thức giao hàng chủ yếu là hộ nông dân thu hoạch xong vận chuyển thẳng đến nơi thu mua, chế biến rau hữu cơ của thương lái nên rất thuận tiện cho hộ dân và hộ bằng lòng về phương thức giao hàng của thương lái trong việc thu mua sản phẩm.
Bảng 4.23. Chênh lệch khối lượng và giá thu mua của thương lái trong liên kết tiêu thụ rau hữu cơ với hộ liên kết và hộ chưa liên kết
Chủng loại rau
Khối lượng bình quân (kg/ngày)
Giá mua (đồng) Hộ liên kết Hộ chưa
liên kết Hộ liên kết Hộ chưa liên kết - Sup lơ 1.370 130 15.800 15.500 - Cải ngồng 1.280 120 13.300 13.100 - Cải ngọt 1.220 180 11.800 11.500 - Cải thảo 1.690 110 11.500 11.200 - Củ cải 1.240 260 9.300 9.200 - Bắp cải 1.320 230 10.500 10.300 - Cải tím 1.280 120 7.600 7.400 - Su hào 1.080 320 9.600 9.300 - Đậu đỗ 1.420 140 8.600 8.400 - Bí xanh 1.090 210 7.600 7.400 - Cà chua 1.500 150 13.500 13.100 -Dưa chuột 1.600 150 10.700 10.500
Tổng BQ 16.090 2.120 - -
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Qua bảng ta thấy hoạt động kinh doanh của các thương lái chủ yếu mua của các hộ liên kết, tổng khối lượng mua bình quân của từng loại rau hữu cơ với hộ liên kết là 16.090 kg/ngày thì với hộ chưa liên kết khối lượng bình quân chỉ là 2.120 kg/ngày; giá mua bình quân cũng có sự chênh lệch, hộ liên kết bán với giá cao hơn hộ chưa liên kết từ 300 - 500 đồng; những chi phí vận chuyển, sơ chế, nhóm hộ thu gom, thương lái mua của hộ chưa liên kết cao hơn rất nhiều, gấp 2 - 3 lần so với hộ liên kết do đó lợi nhuận của các hộ kinh doanh mua gom của các hộ liên kết bình quân là 1.500 đồng/kg còn hộ chưa liên kết là 1.400 đồng/kg.
4.2.4.3. Đối với doanh nghiệp chế biến
Cũng giống như mối liên kết giữa hộ nông dân với thương lái, thì mối liên kết giữa nông dân với doanh nghiệp chế biến chưa có sự bền chặt, và hầu như sản phẩm chế biến của các doanh nghiệp đòi hỏi nguyên liệu đầu vào là sản phẩm của các hội lại rất khắt khe, được chọn lựa kỹ càng. Chính ở những đòi hỏi như vậy thường các hộ Không thể đảm bảo được chỉ có khoảng 50% số hộ tham gia liên kết với các doanh nghiệp và đáp ứng được những yêu cầu trong hợp đồng sản phẩm. Còn lại hầu như các
doanh nghiệp mua lại nguyên liệu đầu vào qua thương lái đã qua sơ chế và của các nhóm sản xuất, hơn nữa những sản phẩm mà doanh nghiệp chế biến thường Không đa dạng được chủng loại sản xuất mà chỉ tập trung vào một số sản phẩm chính cho chế biến đóng gói do đó mà các hộ khó có thể đáp ứng trực tiếp các sản phẩm đầu vào cho doanh nghiệp chính vì vậy mà mối liên kết này thường bị phá bỏ Không bền chặt.
Đối với doanh nghiệp chế biến chỉ có thể đánh giá sự chênh lệch về lợi ích của từng loại sản phẩm rau HC khi doanh nghiệp nhập qua Nhóm sản xuất, hợp tác xã, hộ nông dân so với thương lái kinh doanh trên thị trường qua bảng tổng hợp sau:
Bảng 4.24. Chênh lệch lợi ích của doanh nghiệp trong liên kết tiêu thụ rau hữu cơ với nhóm hộ liên kết và thương lái
Chủng loại rau
Lượng mua bình quân(kg/ngày)
Giá mua (đồng/kg)
Chênh lệch lợi ích giữa nhóm hộ sx/
thương lái (đồng) Nhóm
sản xuất
Thương lái
Nhóm sản xuất
Thương lái
- Cải thảo 800 928 11.500 12.500 1.000
- Cải ngồng 800 960 13.300 15.200 1.900
- Su hào 800 900 9.600 11.400 1.800
- Cà chua 800 1.150 13.500 15.800 2.300
- Dưa chuột 800 1.100 10.700 12.300 1.600
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra(2016) Qua bảng trên cho thấy lợi ích của doanh nghiệp chế biến khi liên kết với nhóm hộ nông dân so với mua hàng của thương lái tính bình quân chênh nhau từ 1.000 - 2.300 đồng/kg rau hữu cơ, nếu doanh nghiệp chọn mua trực tiếp của nhóm hộ có lợi ích cao hơn nhưng doanh nghiệp chế biến vẫn nhập phần lớn số lượng rau đã qua sơ chế của các cơ sở thu gom là thương lái kinh doanh rau hữu cơ trên thị trường do không ký được hợp đồng với hợp tác xã, nhóm hộ nông dân vì mẫu mã chất lượng hoặc trong quá trình thực hiện hợp đồng bị phá vỡ cũng dẫn đến việc doanh nghiệp phải nhập nguyên liệu từ các tác nhân khác.
4.2.4.4. Đối với siêu thị và cửa hàng bán lẻ
Các cửa hàng bán lẻ và siêu thị quyết định rất nhiều đến sự phát triển của ngành sản xuất rau hữu cơ, vì chỉ thông qua đó các sản phẩm mới đủ thông tin về sản phẩm cũng như nguồn gốc, tạo sự yên tâm tin tưởng của người tiêu dung. Tuy nhiên, cũng giống như liên kết với doanh nghiệp, các cửa hàng bán lẻ siêu thị không dễ dàng có
những sản phẩm trực tiếp từ nhóm hộ liên kết sản xuất, chủ yếu thông qua các thương lái thì cửa hàng siêu thị mới có thể cung cấp đảm bảo về số lượng, cũng như đảm bảo tiến độ thời gian về các sản phẩm rau hữu cơ.
Bảng 4.25. Chênh lệch khối lượng mua và giá mua của siêu thị, cửa hàng bán lẻ rau hữu cơ khi tham gia liên kết tiêu thụ rau hữu cơ với hộ nhóm hộ liên kết và
thương lái
Loại rau
Lượng mua bình quân(kg/ngày)
Giá mua
(đồng/kg) Chênh lệch
Nhóm hộ sản xuất
Thương lái
Nhóm hộ sản xuất
Thương lái
Lượng tiêu thụ BQ/ngày
Giá thu mua BQ
- Sup lơ 5 15 15.800 17.900 10 2.100
- Cải ngồng 4 34 13.300 15.200 30 1.900
- Cải ngọt 8 56 11.800 13.100 48 1.300
- Cải thảo 3 17 11.500 12.500 14 1.000
- Củ cải 2 11 9.300 11.000 9 1.700
- Bắp cải 25 85 10.500 12.500 60 2.000
- Cải tím 12 63 7.600 8.500 51 900
- Su hào 16 70 9.600 11.400 54 1.800
- Đậu đỗ 21 52 8.600 13.600 31 5.000
- Bí xanh 23 85 7.600 11.000 62 3.400
- Cà chua 18 41 13.500 15.800 23 2.300
- Dưa chuột 23 73 10.700 11.300 50 600
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra(2016) Qua bảng trên ta thấy chênh lệch lợi nhuận trên một đơn vị sản phẩm rau hữu cơ khi siêu thị, cửa hàng bán lẻ mua trực tiếp sản phẩm từ hộ nông dân và nhóm liên kết so với khi siêu thị và cửa hàng bán lẻ chọn mua sản phẩm của thương lái sẽ cao hơn rất nhiều bởi giá bán bình quân của nhóm liên kết, hộ nông dân cho các siêu thị, cửa hàng bán lẻ rau hữu cơ trên địa bàn thấp hơn khá nhiều so với giá bán của thương lái, cụ thể là rẻ hơn từ 600 - 5.000 đồng/kg, tuy vậy khối lượng rau hữu cơ các cửa hàng bán lẻ trên thị trường tiêu thụ hàng ngày nhập từ nhóm hộ nông dân liên kết bình quân là 13,3 kg rau hữu cơ mỗi loại/ngày và nhập của thương lái là 50,16 kg rau hữu cơ mỗi loại/ngày do các siêu thị cửa hàng bán lẻ thường nhập nhiều chủng loại rau hữu cơ khác nhau và số lượng rau nhập bán của siêu thị cửa hàng bán lẻ với số
lượng nhỏ, trong khi chi phí sơ chế vận chuyển từ điểm bán rau hữu cơ của nhóm hộ nông dân không thuận tiện bằng khi siêu thị, của hàng bán lẻ mua sản phẩm thông qua thương lái. Kết quả kinh doanh và chênh lệch lợi nhuận khi siêu thị, cửa hàng bán lẻ nhập rau hữu cơ bán từ các hợp tác xã, Nhóm hộ liên kết cao hơn so với nhập từ thương lái nhưng do thuận tiện nên các cửa hàng bán lẻ vẫn lựa chọn mua hàng của thương lái.
Từ đó ta có thể thấy siêu thị, cửa hàng bán lẻ chủ yếu nhập rau hữu cơ từ các thương lái, nhưng trong mối liên kết này các thương lái, hộ thu gom, hợp tác xã, Nhóm hộ nông dân phải ký hợp đồng cung cấp sản phẩm với siêu thị, cửa hàng nhằm đảm bảo ổn định nguồn hàng cung cấp và chất lượng sản phẩm, trong trường hợp xảy ra ngộ độc thực phẩm các siêu thị có bằng chứng chứng minh mình kinh doanh thực phẩm rau hữu cơ, và truy suất được ngay xuất xứ cũng như biết được lỗi có thể do nhà cung cấp sản phẩm để đảm bảo uy tín với khách hàng và giữ uy tín thương hiệu của mình.