Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Thực trạng mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ trên địa bàn huyện Lương Sơn
4.2.3. Đánh giá mối liên kết giữa các tác nhân với hộ nông dân trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ
4.2.3.1. Đánh giá giữa hộ nông dân với Hợp tác xã
Qua bảng trên ta thấy 80,75 % số hộ đánh giá mối liên kết trong tiêu thụ giữa hộ nông dân và hợp tác xã là hình thức liên kết chặt chẽ, về phương thức thanh toán có 93,33% số hộ được phỏng vấn bằng lòng với phương thức thanh toán đang sử dụng, về giá cả cũng có 86,67% số hộ thấy giá bán khi lên kết với hợp tác xã cao hơn so với giá bán ngoài thị trường, 100% số hộ dân đánh giá phương thức giao hàng là thuận tiện và có sự hỗ trợ khi hộ cần vay vốn, có 51,11% ý kiến chọn phương án phí
vận chuyển giảm khi có sự liên kết với hợp tác xã và 93,33% hộ lựa chọn liên kết với hợp tác xã vì thấy sự ổn định trong khâu tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
Bảng 4.12. Đánh giá của hộ trong liên kết tiêu thụ rau hữu cơ với Hợp tác xã ĐVT: %
TT Chỉ tiêu
Thị trấn Lương Sơn
(n=15)
Xã Nhuận Trạch
(n=15)
Xã Hợp Hòa
(n=15)
Tổng số 1 Về hình thức liên kết
- Chặt chẽ 82,25 73,33 86,67 80,75
- Không chặt chẽ 17,75 26,67 13,33 19,25
2 Về phương thức thanh toán
- Hợp lý 100,00 86,67 93,33 93,33
- Không hợp lý - 13,33 6,67 6,67
3 Về giá cả
- Cao hơn giá thị trường 80,00 86,67 93,33 86,67
- Bằng giá thị trường 13,33 13,33 6,67 11,11
- Thấp hơn giá thị trường 6,67 - - 2,22
4 Về phương thức giao hàng
- Thuận tiện 100,00 100,00 100,00 100,00
- Không thuận tiện - - - -
5 Hỗ trợ vay vốn
- Có sự hỗ trợ 100,00 100,00 100,00 100,00
- Không có hỗ trợ - - - -
6 Chia sẻ khó khăn trong tiêu thụ
- Kịp thời 53,33 66,67 60,00 60,00
- Không kịp thời 46,67 33,33 40,00 40,00
7 Hỗ trợ thu hoạch
- Có sự hỗ trợ 33,33 60,00 46,67 46,67
- Không có hỗ trợ 66,67 40,00 53,33 53,33
8 Hỗ trợ tiêu thụ
- Có sự hỗ trợ 86,67 93,33 80,00 86,67
- Không có hỗ trợ 13,33 6,67 20,00 13,33
9 Chi phí vận chuyển khi liên kết
- Có giảm 40,00 53,33 60,00 51,11
- Không giảm 60,00 46,67 40,00 48,89
10 Giá bán rau hữu cơ
- Ôn định 100,00 93,33 86,67 93,33
- Không ổn định - 6,67 13,33 6,67
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2016)
Qua phân tích mối liên kết giữa hộ nông dân với hợp tác xã cho thấy được trong mối liên kết này có tỷ lệ hộ tham gia liên kết là tất cả các hộ được phỏng vấn, tuy nhiên vẫn có hộ tham gia liên kết với hợp tác xã đánh giá không cao về một số chỉ tiêu được phỏng vấn, số hộ tham gia liên kết là 45 hộ với 100% hộ liên kết thông qua hợp đồng ; với sản lượng tiêu thụ bình quân là 20,45%.
4.2.3.2. Đánh giá giữa hộ nông dân với thương lái trong tiêu thụ rau hữu cơ Bảng 4.13. Đánh giá của thương lái khi liên kết tiêu thụ rau hữu cơ với hộ
ĐVT: %
TT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
(n=9)
Tỷ lệ (%)
1 Số thương lái liên kết với hộ nông dân Hộ 9 100,00
2 Chất lượng, mẫu mã rau hữu cơ
- Tốt Hộ 5 55,56
- Trung bình Hộ 4 44,44
3 Khó khăn trong vận chuyển rau hữu cơ
- Không khó khăn Hộ 2 22,22
- Rất khó khăn Hộ 7 77,78
4 Sự tranh giành thu mua của thương lái khác
- Thường xuyên sảy ra Hộ 4 44,44
- Ít khi sảy ra Hộ 5 55,56
5 Phá vỡ hợp đồng của các hộ liên kết
- Thường xuyên sảy ra Hộ 3 33,33
- Ít khi sảy ra Hộ 6 66,67
6 Sản lượng RAT không tiêu thụ hết trong ngày
- Diễn ra thường xuyên Hộ 8 88,89
- Thi thoảng Hộ 1 11,11
7 Giá cả thu mua của hộ nông dân
- Bình thường Hộ 9 100,00
- Quá cao Hộ - -
Nguồn: Tổng hợp theo số liệu điều tra (2016) Qua bảng ý kiến của thương lái thu mua rau hữu cơ trên địa bàn ta thấy 100%
thương cho rằng giá cả thu mua của hộ nông dân là bình thường, chứng tỏ nếu giá rau hữu cơ cao hơn một chút nữa vẫn chưa phải là vấn đề đáng quan tâm, điều đó chứng tỏ thương lái tham gia mối liên kết tiêu thụ rau hữu cơ đang hưởng rất nhiều lợi ích từ hoạt động kinh doanh rau hữu cơ trên thị trường.
4.2.3.3. Đánh giá giữa hộ nông dân với doanh nghiệp chế biến trong tiêu thụ rau hữu cơ
Bảng 4.14. Đánh giá của hộ về liên kết với doanh nghiệp chế biến ĐVT: %
TT Chỉ tiêu
Thị trấn Lương Sơn
(n=3)
Xã Nhuận Trạch
(n=6)
Xã Hợp Hòa
(n=5)
Tổng số
1 Về hình thức liên kết
- Chặt chẽ 100,00 100,00 100,00 100,00
- Không chặt chẽ 0,00 0,00 0,00 0,00
2 Về phương thức thanh toán
- Hợp lý 33,33 66,67 40,00 50,00
- Không hợp lý 66,67 33,33 60,00 50,00
3 Về giá cả
- Cao hơn giá thị trường 33,33 83,33 20,00 50,00
- Bằng giá thị trường 33,33 16,67 60,00 35,71
- Thấp hơn giá thị trường 33,33 0,00 20,00 14,29
4 Về phương thức giao hàng
- Thuận tiện 33,33 50,00 40,00 42,86
- Không thuận tiện 66,67 50,00 60,00 57,14
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Hộ nông dân yên tâm về thị trường tiêu thụ với giá cả ổn định không lo được mùa rớt giá, 100% ý kiến nhận xét mối liên kết này có tính ổn định và liên kết chặt chẽ chứ không có tính chất bền vững như trong mối liên kết giữa hộ nông dân với thương lái do nguyên liệu đầu vào của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào thị trường tiêu thụ của sản phẩm chế biến, 50% số hộ nông dân được phỏng vấn thấy hợp lý trong phương thức thanh toán và giá cả cao hơn so với giá thị trường, ở mối liên kết này các hộ nông dân và doanh nghiệp đều cùng có ý kiến là thường xuyên bị phá vỡ hợp đồng do yếu tố thiên tai, dịch bệnh,... thị trường khan hiếm rau hữu cơ hộ sẽ chuyển sang bán cho thương lái và các tác nhân khác thay cho việc phải thực hiện nghĩa vụ hợp đồng như đã ký với doanh nghiệp.
Bảng 4.15. Đánh giá của doanh nghiệp chế biến khi liên kết tiêu thụ rau hữu cơ với hộ nông dân
ĐVT: %
TT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
(n=3)
Tỷ lệ (%)
1 Số doanh nghiệp liên kết với nông dân thông qua hợp tác xã
DN nghiệ
p
3 100,00
2 Phương thức thanh toán
- Phù hợp DN 1 33,33
- Chưa phù hợp DN 2 66,67
3 Chất lượng nguyên liệu đầu vào
- Đảm bảo DN 2 66,67
- Chưa đảm bảo DN 1 33,33
4 Hình thức giao hàng
- Thuận tiện DN 3 100,00
- Chưa thuận tiện DN - -
5 Giá cả khi có biến động thị trường
- Linh hoạt DN - -
- Chưa linh hoạt DN 3 100,00
6 Giá mua
- Cao hơn giá thị trường DN 1 33,33
- Bằng giá thị trường DN 2 66,67
7 Nhận xét của doanh nghiệp về mối liên kết - Thường xuyên bị phá vỡ liên kết khi có tác động
của các yếu tố thị trường, thời tiết, mùa vụ,... DN 3 100,00 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Thực tế các doanh nghiệp đã đánh giá được những điểm còn bất cập trong mối liên kết của mình với hộ nông dân, thể hiện qua 100% ý kiến điều tra nhận xét chưa có sự linh hoạt trong tất cả các quyết định thu mua nguyên liệu đầu vào phục vụ sản xuất nên doanh nghiệp vẫn áp dụng hình thức kém linh hoạt trong giao dịch với các hộ dân khi thu mua nguyên liệu đầu vào mặc dù hình thức giao hàng thuận tiện, giá cả phù hợp với doanh nghiệp chế biến, điều đó dẫn đến nông dân không muốn bán rau hữu cơ cho doanh nghiệp chế biến vì không thấy sự thuận tiện, linh hoạt trong khi thực hiện mối liên kết.
4.2.3.4. Đánh giá giữa hộ nông dân với siêu thị và cửa hàng bán lẻ trong tiêu thụ rau hữu cơ
Bảng 4.16. Đánh giá của hộ khi tham gia liên kết với siêu thị
ĐVT: % Tiêu
thụ Chỉ tiêu
Thị trấn Lương Sơn
(n=3)
Xã Nhuận Trạch
(n=7)
Xã Hợp Hòa
(n=4)
Tổng số
1 Về hình thức liên kết
- Chặt chẽ 100,00 100,00 100,00 100,00
- Không chặt chẽ - - - -
2 Về phương thức thanh toán
- Hợp lý 71,43 66,67 50,00 64,29
- Không hợp lý 28,57 33,33 50,00 35,71
3 Về giá cả
- Cao hơn giá thị trường 100,00 66,67 25.00 71,43
- Bằng giá thị trường - 33,33 50,00 21,43
- Thấp hơn giá thị trường - - 25.00 7.14
4 Về phương thức giao hàng
- Thuận tiện 14,29 - - 7,14
- Không thuận tiện 85,71 100,00 100,00 92,86
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Liên kết với siêu thị, hộ nông dân sẽ được đảm bảo an toàn tuyệt đối trong khâu tiêu thụ, an tâm sản xuất vì đã có đầu ra ổn định 100% thông qua hợp đồng mua bán, giá bán cao hơn so với giá thị trường thể hiện qua 71,43% hộ dân chọn ý kiến này, 64,29% ý kiến đồng ý với phương thức thanh toán hợp lý, tuy nhiên điểm yếu của các hộ nông dân sản xuất là không có kinh nghiệm thị trường.
Chính vì vậy, đã hình thành nên sự liên kết giữa các hộ nông dân với hộ nông dân để thành lập lên các nhóm hội, các hợp tác xã chuyên cung cấp rau hữu cơ lúc này quy trình từ sản xuất đến tiêu thụ sẽ theo một quy trình khép kín, từ người sản xuất sẽ liên kết trực tiếp với cửa hàng báng rau hữu cơ, siêu thị…không có sự tham gia của thương lái trong chuỗi liên kết này. Và điều đó sẽ đem lại lợi ích to lớn cho cả người sản xuất và người tiêu dùng.
Bảng 4.17. Đánh giá của siêu thị khi liên kết tiêu thụ rau hữu cơ với hộ nông dân ĐVT: %
STT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
(n=4)
Tỷ lệ
1 Số siêu thị liên kết với nông dân thông qua hợp tác xã ST 4 100,00 2 Phương thức thanh toán
- Thuận tiện ST 3 75,00
- Không thuận tiện ST 1 25,00
3 Giá cả
- Bằng giá các tác nhân khác ST - -
- Rẻ hơn so với tác nhân khác ST 4 100,00
4 Hình thức giao hàng
- Phù hợp ST 4 100,00
- Chưa phù hợp ST - -
5 Chất lượng rau hữu cơ
- Đảm bảo ST 3 75,00
- Chưa đảmbảo ST 1 25,00
6 Mối liên kết
- Là mối liên kết chặt chẽ, có tính ổn định ST 4 100,00 Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Qua bảng có thể thấy liên kết giữa siêu thị với hợp tác xã, nhóm hộ nông dân sản xuất rau hữu cơ là rất cao thể hiện qua 100% số siêu thị đều liên kết tiêu thụ với hộ nông dân thông qua hợp tác xã. Và siêu thị mua được sản phẩm đầu vào giá rẻ hơn giá thị trường.
Khi hộ nông dân liên kết trực tiếp với siêu thị qua nghiên cứu tác giả thu được kết quả là: Số hộ tham gia liên kết: 4/14 hộ chiếm 31,11% ; 100% HĐ liên kết bằng văn bản; Với mối liên kết này đánh giá đây là mối liên kết chặt chẽ, hình thức giao hàng phù hợp và được cả hộ nông dân và các siêu thị đánh giá cao, đem lại lợi ích cho cả hai bên phù hợp với những đòi hỏi về yêu cầu cũng như điều kiện thỏa thuận các bên.
Bảng 4.18. Đánh giá của hộ về liên kết với cửa hàng bán rau hữu cơ ĐVT: %
STT Chỉ tiêu
Thị trấn Lương Sơn
(n=4)
Xã Nhập Trạch
(n=2)
Xã Hợp Hòa
(n=6)
Tổng số
1 Về hình thức liên kết
- Chặt chẽ 75,00 100,00 66,67 75,00
- Không chặt chẽ 25,00 0,00 33,33 25,00
2 Về phương thức thanh toán
- Hợp lý 100,00 100,00 83,33 91,67
- Không hợp lý 0,00 0,00 16,67 8,33
3 Về giá cả
- Cao hơn giá thị trường 25,00 100,00 50,00 50,00
- Bằng giá thị trường 75,00 0,00 50,00 50,00
- Thấp hơn giá thị trường 0,00 0,00 0,00 0,00
4 Về phương thức giao hàng
- Thuận tiện 0,00 0,00 0,00 0,00
- Không thuận tiện 100,00 100,00 100,00 100,00
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) Qua tổng hợp ý kiến điều tra cho thấy đây là mối liên kết khá chặt chẽ thể hiện qua 75% tỷ lệ hộ được phỏng vấn lựa chọn; phương thức thanh toán khá hợp lý chiếm 91,67%; số hộ đồng ý và về giá cả không cố định nên 50% số hộ cho rằng cao hơn thị trường và 50% số hộ còn lại có ý kiến chỉ bằng thị trường tiêu thụ, nhưng ở đây do các cửa hàng bán với số lượng nhỏ nên họ thường chỉ nhập rau hữu cơ tại cửa hàng chứ không trực tiếp đi thu mua, do đó trong khâu vận chuyển và giao hàng đến cửa hàng bán lẻ thì 100% ý kiến cho rằng không thuận tiện bởi hộ không có phương tiện vận chuyển và thời gian để giao hàng đến tận cửa hàng liên kết tiêu thụ rau hữu cơ.
Bảng 4.19. Đánh giá của cửa hàng bán lẻ rau hữu cơ khi liên kết tiêu thụ với hộ nông dân
ĐVT: %
TT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng
(n=5) Tỷ lệ
1 Số Cửa hàng liên kết với nông dân CH 3 60,00
2 Phương thức thanh toán
- Thuận tiện CH 3 100,00
- Không thuận tiện CH - -
3 Giá cả
- Bằng giá các tác nhân khác CH 1 33,33
- Rẻ hơn so với tác nhân khác CH 2 66,67
4 Hình thức giao hàng
- Phù hợp CH 3 100,00
- Chưa phù hợp CH - -
5 Chất lượng rau hữu cơ
- Đảm bảo CH 3 100,00
- Chưa đảm bảo CH - -
Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016) So với các kênh phân phối rau hữu cơ khác thì nhập trực tiếp từ các hộ nông dân là kênh liên kết tiêu thụ an toàn về chất lượng sản phẩm và giá cả thu mua thấp nhất của các cửa hàng giới thiệu và bán lẻ rau hữu cơ thể hiện qua 66,67% cửa hàng nhận xét giá rẻ hơn giá thị trường, và 100% ý kiến cho rằng phương thức giao hàng là phù hợp, chất lượng rau hữu cơ đảm bảo, phương thức thanh toán thuận tiện.
Tuy nhiên, trên thực tế khối lượng tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân liên kết với các cửa hàng là chưa cao vì khâu tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ vẫn chưa có sự gắn kết thực sự để là cầu nối trực tiếp giữa hộ nông dân và cửa hàng bán lẻ đến tận tay người tiêu dùng, vừa đảm bảo chất lượng, lại đem lại lợi ích kinh tế cao hơn cho các tác nhân tham gia thị trường.
Bảng 4.20. Phân tích SWOT trong liên kết tiêu thụ rau hữu cơ
Mặt mạnh Mặt yếu Cơ hội Thách thức
Liên kết với hợp tác xã, Nhóm sản xuất
- Các bên tham gia bị ràng buộc bởi trách nhiệm cao - Lượng thu mua ổn định - Cơ chế giá sàn đảm bảo cho nông dân không bị thua lỗ
- Thường chậm chễ trong thanh toán
- Phù hợp với mô hình sx nhỏ
- Cơ chế giá ít linh hoạt
- Được nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm giúp đỡ
- Yêu cầu khắt khe về quy trình, kỹ thuật sản xuất, thu hoạch và bảo quản - Khối lượng giao dịch nhỏ lẻ
Liên kết với thương lái/ người thu gom
- Thủ tục nhanh, gọn đơn giản - Giá cả linh hoạt theo thị trường
- Kết nối lỏng lẻo, phụ thuộc vào ý thức của người tham gia - Nông dân là người chấp nhận giá
- Nông dân được thu tiền ngay
- Có nhiều sự chọn lựa mua bán rau hữu cơ giữa người bán và người mua
- Giá cả bấp bênh
- Có thể diễn ra tình trạng ép giá
Liên kết với doanh nghiệp chế biến
- Các bên tham gia bị ràng buộc bởi trách nhiệm cao - Xác định trước lợi ích khi tham gia liên kết
- Cả doanh nghiệp và hộ nông dân đều chủ động
- Lượng thu mua ổn định - Cơ chế giá sàn đảm bảo cho nông dân không bị thua lỗ
- Cơ chế giá ít linh hoạt - Thường chậm chễ trong thanh toán
- Phù hợp với mô hình hợp tác xã, Nhóm sản xuất
- Được nhận các hỗ trợ từ doanh nghiệp - Được nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm giúp đỡ
- Khối lượng giao dịch lớn
- Yêu cầu khắt khe về quy trình, kỹ thuật sản xuất, thu hoạch và bảo quản - Khối lượng giao dịch nhỏ lẻ
Liên kết với cửa hàng bán lẻ rau hữu cơ, siêu thị
- Các bên tham gia bị ràng buộc bởi trách nhiệm cao - Xác định trước lợi ích khi tham gia liên kết
- Cả cửa hàng, siêu thị và hộ nông dân đều chủ động
- Nông dân là người chấp nhận giá
- Thường chậm chễ trong thanh toán
- Kết nối lỏng lẻo, phụ thuộc vào ý thức của người tham gia
- Được nhà nước và chính quyền địa phương quan tâm giúp đỡ
- Giá cả bấp bênh
- Khối lượng giao dịch nhỏ lẻ
- Yêu cầu khắt khe về chất lượng rau hữu cơ
71
Như vậy, qua bảng phân tích SWOT, phân tích lợi ích liên kết đối với các tác nhân tham gia liên kết tiêu thụ rau hữu cơ của từng tác nhân cho thấy:
- Sản lượng tiêu thụ qua liên kết giữa hộ nông dân và doanh nghiệp chế biến là lớn nhất chiếm 57,95%, chiếm 15,16% là mối liên hết với thương lái, sản lượng tiêu thụ qua siêu thị là 11,74% và chiếm 4,68% sản lượng rau hữu cơ tiêu thụ qua cửa hàng giới thiệu và bán lẻ rau hữu cơ.
Qua phân tích các mối liên kết tiêu thụ rau hữu cơ của Thị trấn Lương Sơn, xã Nhuận Trạch, xã Hợp Hòa trên địa bàn huyện Lương Sơn cho thấy hiện nay giá rau hữu cơ đến với người tiêu dùng rất cao, gấp 2,5-3 lần so với giá của hộ nông dân cung cấp ra thị trường, điều đó chứng tỏ các tác nhân tham gia liên kết tiêu thụ trên thị trường đang được hưởng lợi ích rất cao từ hoạt động thương mại, chính vì thế cần phải có giải pháp để tăng cường liên kết tiêu thụ rau hữu cơ trực tiếp từ hộ nông dân với người tiêu dùng thông qua hợp tác xã, Nhóm sản xuất, hoặc từ hộ nông dân liên kết với siêu thị, cửa hàng bán rau hữu cơ để bớt qua các khâu trung gian đem lại lợi ích cho hộ nông dân và giảm giá thành cho người tiêu dùng rau hữu cơ.
Nguyên nhân:
Chưa hình thành kênh tiêu thụ khép kín từ hộ nông dân thông qua hợp tác xã, Nhóm sản xuất đến tận tay người tiêu dùng, đến trực tiếp các cơ sở bán lẻ, bếp ăn tập thể.
Không có sự liên kết chặt chẽ trong tiêu thụ rau hữu cơ giữa hộ nông dân với siêu thị, cửa hàng bán lẻ, bếp ăn tập thể, nhà hàng, đơn vị chuyên cung cấp nông sản cho các hộ tiêu dùng nhỏ lẻ.
Giải pháp:
Hợp tác xã, Nhóm sản xuất, hộ nông dân phải tăng cường ký kết hợp đồng, thỏa thuận cung ứng rau hữu cơ với các đơn vị tiêu thụ.
Đẩy mạnh tổ chức các hiệp hội tiêu thụ rau hữu cơ cho hộ nông dân dưới sự giám sát của chính quyền địa phương.
Các hợp tác xã, nhóm liên kết phải năng động tạo dựng quan hệ liên kết với các cơ sở tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ.