Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1. Cơ sở lý luận về quan hệ liên kết trong sản xuất rau hữu cơ
2.1.3. Nội dung nghiên cứu mối quan hệ liên kết sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ
a. Liên kết giữa các hộ nông dân
Với hình thức tồn tại và tập quán sản xuất sinh sống tập trung xóm làng và để đáp ứng nhu cầu cho phát triển nông nghiệp bền vững thì đòi hỏi các nông hộ sản xuất có những mối liên kết với nhau từ những cá thể sản xuất thành những đơn vị tập thể hợp tác xã, tổ nhóm. Tạo ra mối tương quan ràng buộc hỗ trợ cho nhau trong quá trình sản xuất, hay canh tác. Để việc tiêu thụ sản phẩm rau hữu cơ có tổ chức nhằm giải quyết ách tắc trong tiêu thụ sản phẩm cần phải hướng vào tiêu thụ có tổ chức, hình thành hiệp hội những người trồng rau, hợp tác xã tiêu thụ, tổ hợp tác tiêu thụ để giúp nông dân tiêu thụ sản phẩm. Các tổ chức này sẽ đảm nhận việc thu gom, hoàn thiện sản phẩm, đóng gói các sản phẩm đủ tiêu chuẩn tươi bán buôn cho thương lái chuyến, hoặc có điều kiện sẽ vận chuyển đến thị trường bán buôn ở các thành phố, các cơ sở chế biến, siêu thị. Xây dựng cơ sở vật chất cần thiết cho hoạt động tiêu thụ sản phẩm: nhà tập kết sản phẩm, bao bì đóng gói, phương tiện bốc dỡ,…Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ vốn để khuyến khích hình thành các tổ chức kinh doanh và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp cũng như tiêu thụ rau hữu cơ.
Liên kết của hộ còn đem lại hiệu quả trong công tác học tập, và nhân rộng những mô hình sản xuất rau hữu cơ tốt. Đồng thời thúc đẩy phát triển chuỗi liên kết trong sản xuất đến tiêu thụ rau hữu cơ. (Lê Thị Thanh, 2009).
b. Liên kết giữa hộ nông dân với doanh nghiệp
Trong quá trình sản xuất rau hữu cơ hộ nông dân huyện cần những nguyên liệu đầu vào như giống không biến đổi gen, chế phẩm vi sinh, phân bón hữu cơ...mối liên kết này thường được tiến hành giữa hộ nông dân với các công ty hoặc các doanh nghiệp cung ứng đầu vào cho sản xuất nông nghiệp hữu cơ.
Theo Tiến sĩ Vũ Trọng Bình, Phó Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược phát triển Nông nghiệp nông thôn, cho rằng: Liên kết ngang giữa hộ nông dân với hộ nông dân để cung cấp sản phẩm theo nhu cầu thị trường mới là một khía cạnh, là yếu tố "đẩy" trong mô hình liên kết. Mô hình này cần yếu tố "kéo", chính là thị trường tiêu thụ đầu ra mà hoạt động cốt lõi là xây dựng được liên kết dọc giữa nông dân với doanh nghiệp. Xây dựng mối liên kết này về bản chất là xây dựng kênh tiêu thụ mới trong chuỗi giá trị thông qua loại bỏ bớt tác nhân trung gian giữa người sản xuất và
doanh nghiệp, rút ngắn độ dài của kênh tiêu thụ. Nếu không có liên kết này, việc tổ chức sản xuất thông qua liên kết ngang không đạt được lợi ích như mong muốn.
Khi tham gia vào hoạt động liên kết này hộ nông dân có thể thu hoặc trả ngay sau khi thu hoạch bằng cách trừ vào tiền bán sản phẩm có các dạng chủ yếu như:
Ứng trước vật tư, vốn, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ, mua bán lại sản phẩm rau hữu cơ cho doanh nghiệp cung ứng.
Bán vật tư, mua lại sản phẩm...
c. Liên kết giữa hộ nông dân với Hợp tác xã
Thời kỳ cạnh tranh kinh tế thị trường cần phải có sản phẩm khối lượng lớn, chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn quốc tế; giao hàng đúng lúc, giá thành cạnh tranh. hộ nông dân sản xuất rau hữu cơ cá thể không thể làm được điều này. hộ nông dân phải tổ chức được "hành động tập thể" theo quy trình sản xuất chung. Quy trình sản xuất, thu hoạch, bảo quản và thương mại sản phẩm rau của hộ nông dân được thiết lập trên cơ sở yêu cầu của doanh nghiệp, thị trường về khối lượng cung ứng, chất lượng hàng rau quả hữu cơ…Đây chính là các yếu tố để hộ nông dân xây dựng hành động tập thể liên kết lại với nhau, và cùng tham gia vào nhiều liên kết cùng một lúc. Sản phẩm rau quả cần được xác định rõ về số lượng, chất lượng đối với từng thị trường để làm cơ sở xây dựng kế hoạch cung ứng; xác định rõ chất lượng và số lượng sản phẩm rau quả hữu cơ trong sản xuất. Yêu cầu chất lượng của thị trường phải làm căn cứ cơ bản để xây dựng quy trình kỹ thuật cho các mô hình liên kết (Nguyễn Xuân Dũng, 2009).
Hộ nông dân trồng rau hữu cơ ở Lương Sơn liên kết lại bằng cách vào tổ hợp tác, hợp tác xã (hợp tác xã), nhóm, Liên nhóm. Tuy nhiên, một bộ phận nông dân vẫn còn ngán ngại mô hình hợp tác xã kiểu cũ nên kiên quyết không tham gia mô hình liên kết mới, vẫn sản xuất độc lập.
d. Liên kết giữa hộ nông dân với nhà khoa học
Theo Tiến sĩ Nguyễn Đăng Nghĩa, Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Miền Nam, liên kết "4 nhà" để đáp ứng các điều kiện cần và đủ xây dựng nền nông nghiệp hiện đại. Các điều kiện "cần" gồm: Cần có sự nhận thức, chỉ đạo thống nhất của các cấp lãnh đạo từ chính phủ, các bộ ngành đến các địa phương. Cần có liên kết "4 nhà" mà nhà doanh nghiệp là hạt nhân và chính là mắt xích quan trọng nhất trong chuỗi liên kết.
Qua liên kết: "Phải làm cho nông dân '', "mắt thấy, tai nghe" và phải đặt mục tiêu lợi nhuận của nông dân lên hàng đầu". Điều này có nghĩa, lợi ích hành động tập
thể mang lại phải lớn hơn lợi ích của hành động riêng lẻ do từng cá nhân quyết định tham gia liên kết. Đảm bảo đạt tính kinh tế quy mô; giảm chi phí sản xuất, chi phí giao dịch; tăng khả năng tiếp cận với công nghệ, nguồn lực sản xuất và thị trường mới; tăng vị thế đàm phán và khả năng cạnh tranh; nâng cao năng lực về tổ chức và kiến thức nhờ vào sự chia sẻ kinh nghiệm trong nhóm; chia sẻ rủi ro.. Nhờ vào liên kết, hộ nông dân mới có khả năng xây dựng và quản lý nhãn hiệu tập thể, tiến đến xây dựng thương hiệu cho sản phẩm rau hữu cơ đạt tiêu chuẩn GPS, quản lý về chất lượng sản phẩm để gia tăng giá trị, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường đối với các sản phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, đảm bảo an toàn, chất lượng.
Sản xuất trong tổ nhóm, trong tổ hợp tác, hộ nông dân giảm được ngày công lao động, giảm chi phí sản xuất do tất cả đều được cơ giới hóa. Không chỉ vậy, hộ nông dân thông qua tổ nhóm, liên nhóm được tham gia trực tiếp gián tiếp với các đơn vị nghiên cứu như Trường đại học Nông Lâm xuân Mai, trường Cao đẳng Nông Nghiệp và PTNT Bắc Bộ, Văn phòng ADDA office Việt Nam và được nâng cao trình độ sản xuất thông qua các buổi tập huấn, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất rau hữu cơ do cơ quan khuyến nông của huyện phối hợp với những đơn vị cung ứng tiêu thụ sản phẩm mở ra… Từ đó gắn kết giữa hộ nông dân và hộ nông dân, hộ nông dân với nhà khoa học ngày càng bền chặt. (Báo cáo “Kết quả sản xuất, chế biến và tiêu thụ rau hữu cơ huyện Lương Sơn”, 2016).
2.1.3.2. Cơ chế và nội dung liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ a. Liên kết trong cung ứng nguyên vật liệu đầu vào
Hộ nông dân có lao động, vốn. Trong quá trình sản xuất cần những nguyên liệu đầu vào khác như: Giống, phân bón, nguyên liệu vi sinh..Mối liên kết này thường được tiến hành giữa hộ nông dân với các đơn vị doanh nghiệp (doanh nghiệp) cung ứng nguyên liệu đầu vào. Khi tham gia vào liên kết này nhà cung cấp cung ứng nguyên liệu đầu vào có thể thu tiền ngay hoặc thu ngay sau khi thu hoạch bằng cách trừ vào tiền bán lại sản phẩm của hộ nông dân. hộ nông dân mua đầu vào phải có trách nhiệm hoàn trả theo thỏa thuận với doanh nghiệp từ trước bằng các phương thức sau:
- Ứng trước vật tư, vốn, hỗ trợ kỹ thuật công nghệ, mua bán lại nông sản. Trong liên kết này thường diễn ra bởi các chủ thể trực tiếp sản xuất kinh doanh là các hộ, doanh nghiệp với các đối tượng hộ hay doanh nghiệp hoặc các trung tâm, Viện nghiên cứu của các trường đại học, cao đẳng, nhà chuyển giao TBKH cho hộ sản xuất kinh doanh. Hay là liên kết giữa doanh nghiệp cho hộ nông dân ứng trước sản xuất để chủ động nguồn nguyên liệu và bán sản phẩm cho doanh nghiệp. Liên kết
này chủ yếu được thực hiện qua hợp đồng khinh tế, một phần là thỏa thuận ngầm của các bên tham gia nhằm đảm bảo lợi ích hài hòa giữa các bên tham gia liên kết.
- Bán vật tư mua lại sản phẩm, là liên kết giữa doanh nghiệp bán chịu cho hộ nông dân sản xuất và cuối vụ thu mua lại sản phẩm. Thực hiện tốt liên kết này sẽ mang lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp như luôn chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất, đồng thời tạo ra một thị trường tiêu thụ ổn định. Còn phía hộ nông dân có vốn, vật tư để sản xuất, họ yên tâm hơn vì đã có đầu ra tiêu thụ sản phẩm.
b. Liên kết trong chuyển giao khoa học kỹ thuật
Hộ nông dân liên kết với các nhà khoa học thông qua trường đại học, trường cao đẳng, viện nghiên cứu, công ty. Nhà khoa học, chuyên gia chuyển giao những tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT) và những kiến thức cơ bản về nông nghiệp hữu cơ nói chung và ngành trồng rau hữu cơ nói riêng, nhằm nâng cao năng suất chất lượng làm giảm chi phí cho hộ tham gia liên kết.
Khi chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (TBKT) sẽ phát sinh nhiều vấn đề từ khả năng tiếp cận TBKT, mạng lưới cộng tác viên, nguồn vốn xây dựng mô hình và nhân rộng trong sản xuất để tạo nguồn hàng đảm bảo chất lượng cho quá trình xuất khẩu. Vì vậy cần có phương hướng, cách tiếp cận đến người dân để liên kết mạng lại hiệu quả.
Việc chuyển giao TBKT và công nghệ là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.
Đây cũng là điều kiện tốt để các nông hộ có điều kiện tiếp cận và tuyên truyền vận động áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm từng bước thay đổi các phương thức canh tác và lề lối tập quán cũ lạc hậu kém hiệu quả.
c. Liên kết trong tiêu thụ sản phẩm
Đây là nội dung liên kết giữa thương lái, Hợp tác xã (hợp tác xã) và doanh nghiệp (doanh nghiệp) chế biến tiêu thụ với hộ nông dân trong tiêu thụ rau hữu cơ.
Nội dung liên kết này có thể thực hiện trực tiếp giữa doanh nghiệp và hộ nông dân thông qua hợp đồng tiêu thụ hoặc liên kết giữa các cá nhân, tổ chức trung gian là thương lái, hợp tác xã, cơ sở thu gom, siêu thị cửa hàng bán lẻ thực hiện mối liên kết chặt chẽ tạo ra nguồn nghiên liệu ổn định cho chế biến và tiêu thụ.
Tác nhân tiêu thụ sản phẩm là doanh nghiệp, hợp tác xã đóng vai trò trung tâm của liên kết như hướng dẫn, hỗ trợ người sản xuất trong cung ứng vật tư, vay vốn và bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ về chuyển giao công nghệ kỹ thuật.
Như vậy, nội dung liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ thể hiện mối quan hệ phân công và hợp tác lao động giữa các chủ thể tham gia liên kết. Nó quy
định những hoạt động, trách nhiệm, chức năng và việc làm cụ thể về kinh tế, kỹ thuật mà mỗi bên thực hiện đều cùng nhau hợp tác tạo ra thành quả lao động chung của liên kết (Trần Khắc Thi và cs., 2005).
2.1.3.3. Phương thức liên kết trong sản xuất và tiêu thụ a. Phương thức liên kết
- Liên kết dọc: Là phương thức liên kết mà các thành viên khi tham gia làm chủ toàn bộ quy trình sản xuất nó thực hiện theo trật tự của các khâu trong quá trình sản xuất như liên kết sản xuất và chế biến hoặc cả sản xuất chế biến và tiêu thụ (Phạm Thị Minh Nguyệt, 2006).
- Liên kết ngang: Là mối liên kết giữa các tác nhân sản xuất như nhau ở cùng một cấp, cùng một giai đoạn hay cùng một mắt xích của ngành hàng nhằm mục đích làm chủ thị trường sản phẩm (Phạm Thị Minh Nguyệt, 2006).
b. Hình thức liên kết
Từ những quan điểm về liên kết, các hình thức và mục tiêu của liên kết kinh tế cho thấy các liên kết trong quá trình sản xuất kinh doanh giữa các tác nhân rất đa dạng, gồm cả liên kết dọc và liên kết ngang đan xen lẫn nhau. Cơ chế liên kết cũng rất đa dạng, thể hiện sự phát triển của cung cách sản xuất từ sản xuất đơn lẻ, manh mún sang dạng hàng hoá và mức độ phức tạp của việc cung cấp tiếp cận thị trường, cung cấp nguồn lực và công tác tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh và để đánh giá mức độ liên kết, mức độ quan hệ chặt chẽ giữa các tác nhân khi tham gia liên kết trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Sự thoả thuận hay cam kết giữa các tác nhân trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thể hiện sự hợp tác giúp đỡ nhau vì lợi ích chung cho cả hai bên, dựa trên nguyên tắc tự nguyện bình đẳng và phát triển của cả hai bên.
Các cam kết, thoả thuận phải có các điều kiện ưu đãi, các ưu đãi này phải được xây dựng thông qua bàn bạc, thống nhất vì lợi ích của cả hai bên và dựa trên quan hệ cung cầu thị trường.
Các thoả thuận, cam kết phải thể hiện trách nhiệm của mỗi bên khi thực hiện cam kết và các hình thức phạt nếu một bên không thực hiện đúng, đủ theo thoả thuận, cam kết. Các mối liên kết này thể hiện thông qua hai hình thức liên kết như sau:
Hợp đồng miệng (Thoả thuận miệng)
Hợp đồng miệng là các thoả thuận không được thể hiện bằng văn bản giữa các tác nhân cam kết cùng nhau thực hiện một số hoạt động, công việc nào đó. Hợp đồng
miệng cũng được hai bên thống nhất về số lượng, chất lượng, giá cả, thời hạn và địa điểm giao nhận hàng. Cơ sở của hợp đồng miệng là niềm tin, độ tín nhiệm, trách nhiệm cam kết thực hiện giữa các tác nhân tham gia hợp đồng. hợp đồng miệng thường được thực hiện giữa các tác nhân có quan hệ thân thiết (họ hàng, anh em ruột thịt, bạn bè), hoặc giữa các tác nhân đã có quá trình hợp tác, liên kết sản xuất - kinh doanh với nhau mà trong quá trình hợp tác luôn thể hiện được nguồn lực tài chính, khả năng tổ chức và trách nhiệm giữ chữ tín với các đối tác.
Hợp đồng miệng thường chỉ là các thỏa thuận trên nguyên tắc về số lượng, giá cả, điều kiện giao nhận hàng hoá. Hợp đồng miệng cũng có thể hoặc không có đầu tư ứng trước về tiền vốn, vật tư cũng như các hỗ trợ và các giám sát kỹ thuật. So với hợp đồng bằng văn bản, thì hợp đồng miệng lỏng lẻo và có tính pháp lý thấp hơn, có khả năng bị phá vỡ cao.
Hợp đồng bằng văn bản
Theo Eaton and Shepherd (2001), hợp đồng là sự thỏa thuận giữa nông dân và các cơ sở chế biến hoặc tiêu thụ nông sản về việc tiêu thụ sản phẩm trong tương lai và thường với mức giá đặt trước. Liên kết theo hợp đồng là quan hệ mua bán chính thức được thiết lập giữa các tác nhân trong việc mua nguyên liệu hoặc bán sản phẩm.
Theo Michael Boland (2002), liên kết dạng hợp đồng là hình thức một công ty mua hàng hoá từ một nhà sản xuất với một mức giá được xác định trước khi mua.
Mối quan hệ hợp đồng giữa nhà sản xuất và nhà chế biến chỉ sự điều chỉnh của những văn bản thỏa thuận cá nhân mang tính pháp lý, những giao dịch này có thể là giá mua bán, thị trường, chất lượng và số lượng nguyên vật liệu đầu vào, các dịch vụ kỹ thuật, cung cấp tài chính… được thỏa thuận trước khi bán. Liên kết hợp đồng tạo ra sự linh hoạt trong việc chia sẻ rủi ro và quyền kiểm soát giữa các chủ thể tham gia hợp đồng (Humphrey, J; and Schmitz, H. (2009). “Govemance in Global Value Chains”, IDS Bulletin, 3) (Gereffi G; and Korzeniewicz, M. (1994).
- Hợp đồng được ký kết giữa các doanh nghiệp, tổ chức, ngân hàng tín dụng, trung tâm khoa học kỹ thuật và hộ theo các hình thức:
- Ứng trước vốn, vật tư, hỗ trợ kỹ thuật, công nghệ và mua lại nông sản hàng hóa.
- Bán vật tư mua lại sản phẩm.
- Trực tiếp tiêu thụ sản phẩm, thuê mướn tư vấn kỹ thuật, mua vật tư, thiết bị, nguyên liệu đầu vào, vay vốn.