Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 57 - 61)

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

- Chọn điểm nghiên cứu về tình hình sản xuất rau theo quy trình sản xuất rau an toàn của huyện Lương Sơn đang thực hiện việc sản xuất rau xanh theo mô hình sản xuất rau hữu cơ. Với chủng loại rau đa dạng và phục vụ phần lớn nhu cầu tiêu dùng cho người dân và tiêu thụ qua các kênh tiêu thụ trong chuỗi liên kết thực hành trồng rau hữu cơ. Huyện Lương Sơn đang trên đà phát triển mạnh các hoạt động thương mại dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp do nơi đây có điều kiện thuận lợi về vị trí địa lý. Giáp danh với Huyện Đan Phượng của thủ đô Hà Nội lên có thị trường tiêu thụ rộng đó cũng là một lợi thế cho quá trình sản xuất rau hữu cơ của huyện, chính vì vậy sản xuất rau ở Lương Sơn cũng rất phát triển trong đó có sản xuất rau theo tiêu chuẩn an toàn, rau hữu cơ.

- Trong đó trọng điểm nghiên cứu là vùng sản xuất rau hữu cơ của hai xã Thành Lập và Hợp Hòa với diện tích được quy hoạch tập chung vào khoảng 2,5ha và đang được mở rộng lên từ 10 – 12ha rau, và đề án mở rộng đã được UBND huyện các đơn vị quản lý thông qua.

- Và hiện tại chưa có một nghiên cứu nào nói về chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau nói chung cũng như sản xuất rau hữu cơ nói riêng tại huyện vì thế tôi quyết định chọn đây là điểm nghiên cứu.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu

* Số liệu thứ cấp (Số liệu đã công bố)

Thông tin thứ cấp thu thập từ: Báo cáo, đề án, kết quả thực hiện một số chỉ tiêu kinh tế giai đoạn 2012-2016, báo cáo kết quả sản xuất nông nghiệp năm 2012-2016, niên giám thống kê.

Các số liệu thứ cấp có liên quan đến tình hình sản xuất nông nghiệp nói chung và tình hình sản xuất rau hữu cơ nói riêng ở địa phương được thu thập từ phòng Kinh tế, Trạm khuyến nông, Trạm BVTV huyện và các báo cáo tổng kết của hợp tác xã ở 2 xã Nhuận Trạch, Hợp Hòa và Thị trấn Lương Sơn. Ngoài ra số liệu còn được thu thập từ nhiều nguồn khác như: sách, báo, mạng internet.

* Số liệu sơ cấp (Số liệu ban đầu)

Số liệu này được thu thập thông qua các cuộc điều tra phỏng vấn hộ nông dân, thương lái thu mua, người tiêu dùng, chủ doanh nghiệp tại Thị trấn Lương Sơn và hai xã điểm là xã Nhuận Trạch và xã Hợp Hòa phỏng vấn người có liên quan như: chủ nhiệm hợp tác xã, đội trưởng đội sản xuất, chủ tịch hội nông dân, trưởng nhóm liên kết.

- Số liệu sơ cấp: Mẫu điều tra được chọn với sự tham gia của các đại diện từ chính quyền địa phương các cấp, cơ quan chuyên môn các cấp ở địa phương, hộ nông dân, thương lái, người chế biến, thương lái, người bán buôn, người bán lẻ, doanh nghiệp sản xuất kinh doanh nông sản và các tổ chức kinh tế - xã hội khác ở địa phương nhằm nhận diện những vấn đề đặt ra trong các kênh kết nối sản xuất của hộ nông dân với thị trường và các hình thức kết nối sản xuất của hộ nông dân với thị trường và các hình thức kết nối trong sản xuất và tiêu thụ nông sản, những khó khăn, hạn chế chủ yếu và nguyên nhân. Thực trạng kết nối sản xuất của hộ trồng rau hữu cơ với thị trường trên địa bàn nghiên cứu được thu thập thông qua các mẫu đối tượng sau:

- Các hộ nông dân sản xuất: 45 hộ;

- Hộ, người thu gom, thương lái: 30 người;

- doanh nghiệp, hợp tác xã sản xuất kinh doanh rau hữu cơ: 10 đơn vị;

- Người tiêu dùng: 30 người.

Nguồn số liệu này được tôi thu thập chủ yếu bằng phương pháp sau:

Điều tra phỏng vấn trực tiếp bằng bảng câu hỏi đối với các hộ nông dân sản xuất rau hữu cơ tại các điểm nghiên cứu, các cán bộ phụ trách về sản xuất rau hữu cơ của huyện, của ban chủ nhiệm các hợp tác xã, để lấy các thông tin cần thiết như mức đầu tư, doanh thu, sử dụng các yếu tố cho sản xuất rau hữu cơ, việc thực hiện, kiểm tra, giám sát thực hiện quy trình sản xuất rau hữu cơ. Đối với mỗi xã tiến hành điều tra 15 hộ nông dân về các thông tin chung như địa chỉ, chủ hộ, giới tính, trình độ, thu nhập từ trồng rau hữu cơ. Về tình hình sản xuất rau hữu cơ như chủng loại rau sản xuất, giống, cơ cấu, mùa vụ, đầu tư các yếu tố đầu vào cho sản xuất, tình hình tiêu

thụ, giá cả, các quy trình kỹ thuật áp dụng... Về những thuận lợi, khó khăn và những kiến nghị với các ngành, các cấp, các nhà khoa học trong quá trình sản xuất rau hữu cơ của người dân trồng rau. Nội dung điều tra hộ nông dân cũng bao gồm sự hiểu biết của người sản xuất về lợi ích của việc liên kết, điều kiện sản xuất, tình hình đầu tư và vốn cho sản xuất của hộ, những khó khăn mà hộ gặp phải và mong muốn của hộ ra sao?

Phỏng vấn cán bộ chuyên trách với nông dân và tìm hiểu chủ trương chính sách tác động của Nhà nước để khuyến khích sản xuất, tiêu thụ và vấn đề liên kết.

Phỏng vấn đại lý thu gom, cơ sở tiêu thụ, người tiêu dùng thông qua hệ thống siêu thị, cửa hàng bán rau hữu cơ, tại các chợ, nơi tập trung thu mua và bảo quản rau hữu cơ, được áp dụng để thu thập thông tin một cách nhanh chóng, sử dụng mẫu điều tra thuận lợi, với phiếu điều tra đơn giản, gắn gọn kết quả đem lại thường rất sinh động và chính xác. Nội dung điều tra thương lái, doanh nghiệp về các nội dung chủ yếu về tình hình thu mua rau, việc liên kết diễn ra như thế nào, có gặp khó khăn, nhu cầu khi tham gia liên kết và những đề xuất để tăng cường mối liên kết tại địa phương.

Điều tra phỏng vấn một số khách tiêu thụ rau hữu cơ thường xuyên như: các công ty, các quán ăn, trường học, người tiêu dùng để lấy các thông tin như: Hệ thống cung ứng như thế nào, chất lượng ra sao, giá cả như thế nào, chủng loại rau có phong phú không.

3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu

Bước 1: Xây dựng bảng câu hỏi phỏng vấn

Bước 2: Tiến hành điều tra thử tại 3 hộ nông dân sản xuất rau hữu cơ nằm trong vùng quy hoạch sản xuất rau hữu cơ của huyện Lương Sơn.

Bước 3: Kiểm tra, chỉnh sửa và hoàn thiện phiếu điều tra.

Bước 4: Phỏng vấn chính thức để thu thập thông tin và số liệu.

Bước 5: Tổng hợp số liệu.

Bước 6: Sử dụng phần mềm Excell nhập số liệu bảng thiết kế sẵn, tiến hành mã hóa, tính tỷ lệ, so sánh, vẽ biểu đồ... phù hợp với những chỉ tiêu của đề tài nghiên cứu.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu 3.2.4.1. Phương pháp thống kê mô tả

Đây là phương pháp chính được sử dụng trong phân tích số liệu nghiên cứu với việc sử dụng chỉ tiêu số tuyệt đối, số tương đối, giá trị trung bình của các biến số để

phân tích quy mô, cơ cấu, kết quả, hiệu quả, mức độ điển hình trong sản xuất rau hữu cơ của hộ.

3.2.4.2. Phương pháp so sánh

Những số liệu đã thu thập được chỉnh lý hệ thống hóa sau đó sử dụng phương pháp so sánh hai nhóm hộ liên kết để xem xét đánh giá nhóm hộ nào đạt hiệu quả kinh tế hơn. Từ đó, đánh giá ảnh hưởng của liên kết đến thu nhập hộ nông dân sản xuất rau theo quy trình.

3.2.4.3. Phương pháp cây vấn đề

Là phương pháp sử dụng khá hiệu quả khi phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng và hậu quả của vấn đề. Phương pháp này được sử dụng khi phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện quy trình liên kết sản xuất rau của các hộ nông dân.

3.2.4.4. Phương pháp SWOT

SWOT là tập hợp những chữ cái đầu tiên của các từ tiếng anh: Strengths (Điểm mạnh), Weakneses (Điểm yếu), Opportunities (Cơ hội) và Threats (Thách thức). Đây được xem là công cụ rất hữu ích giúp chúng ta tìm hiểu vấn đề hoặc ra quyết định trong tổ chức, quản lý sản xuất. Ma trận SWOT dùng để tổng hợp những nghiên cứu về môi trường bên ngoài và bên trong hộ sản xuất rau hữu cơ để đưa ra những giải pháp nhằm phát huy được thế mạnh, tận dụng được cơ hội, khắc phục các điểm yếu và né tránh các nguy cơ. Phân tích môi trường bên ngoài để phát hiện ra cơ hội và những vấn đề đe doạ đối với hộ sản xuất rau hữu cơ, phân tích môi trường nội bộ để xác định được thế mạnh và điểm yếu chính hộ sản xuất.

Thông qua việc phân tích các yếu tố ma trận, căn cứ vào mục tiêu, nguồn lực sản xuất của hộ mà có thể kết hợp theo các hướng để đưa ra những giải pháp thích hợp và khả thi.

[1] Kết hợp S - O: Giải pháp phát triển bền vững dựa trên việc phát huy mặt mạnh và tận dụng cơ hội trong liên kết.

[2] Kết hợp S - T: Tận dụng mặt mạnh của liên kết để đối phó với những nguy cơ.

[3] Kết hợp O - W : Tranh thủ các cơ hội nhằm khắc phục các điểm yếu của mối quan hệ liên kết trong sản xuất thụ rau hữu cơ.

[4] Kết hợp W - T: Cố gắng giảm thiểu các mặt yếu của mình và tránh được nguy cơ.

Với đề tài của mình, tôi sử dụng phương pháp SWOT để làm căn cứ đưa ra giải pháp cho việc thực hiện mối liên kết trong sản xuất tiêu thụ rau hữu cơ tại địa phương.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mối quan hệ liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau hữu cơ của các hộ nông dân trên địa bàn huyện lương sơn tỉnh hòa bình (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)