Đặc điểm và chức năng, quy mô hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị thịt lợn VietGAHP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 66 - 84)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng chuỗi giá trị thịt lợn VIETGAHP trên địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

4.2.2. Đặc điểm và chức năng, quy mô hoạt động của các tác nhân tham gia chuỗi giá trị thịt lợn VietGAHP

a. Hộ GAHP

Theo điều tra, các hộ chăn nuôi trong huyện Triệu Sơn hầu hết đều nuôi giống lợn lai vì cho năng suất cao. Hình thức chăn nuôi của các hộ là: nuôi lợn nái bán con giống, nuôi lợn thịt và nuôi kết hợp. Phần lớn các hộ chăn nuôi theo hình thức kết hợp cả nuôi lợn thịt và lợn nái để tự sản xuất con giống nhằm tiết kiệm chi phí. Trong đề tài này chia các hộ điều tra thành ba nhóm quy mô chăn nuôi: lớn, trung bình và hộ nhỏ để dễ quan sát trong chăn nuôi. Kết quả điều tra các chủ hộ chăn nuôi trong huyện đều là nam và có độ tuổi trung bình khoảng 49-55 có nhiều kinh nghiệm chăn nuôi. Nhóm hộ chăn nuôi lớn có thu nhập ngoài chăn nuôi cao bình quân là 90,38 triệu đồng/năm gấp hơn hai lần nhóm hộ chăn nuôi quy mô nhỏ (26,2 triệu đồng/năm). Nguồn thu có từ ngành nghề khác nhau: lương, buôn bán, chế biến, thủ công… Điều này cho thấy cơ cấu kinh tế của huyện khá phát triển, thu nhập của người dân không còn chỉ từ nông nghiệp. Nhìn chung, kinh tế các hộ gia đình ở các xã điều tra nói riêng cũng như toàn huyện Triệu Sơn nói chung tương đối khá, thu nhập tăng trong những năm gần đây và ở mức cao so với các huyện khác trong tỉnh. Do đó, ngành thịt lợn có được những ảnh hưởng tích cực về nguồn vốn và thức ăn chăn nuôi.

Về trình độ văn hóa, nhóm hộ chăn nuôi lớn có tỉ lệ chủ hộ học cấp 3 là 91,66% trong khi nhóm hộ chăn nuôi nhỏ chỉ đạt trên 75%. Số lao động chính trong gia đình bình quân chung là 1-2 người, lao động trong chăn nuôi thường có 2 người. Nhìn trên bảng ta thấy tỉ lệ thu nhập từ chăn nuôi của ba nhóm hộ có sự chênh lệch rõ rệt một phần do áp dụng quy trình GAHP của mỗi hộ khác nhau, một phần cũng là do tiềm lực kinh tế của từng gia đình và diện tích mở rộng trong chăn nuôi. Nhiều gia đình rất muốn mở rộng chuồng trại để áp dụng quy trình GAHP một cách bài bản tuy nhiên diện tích đất hạn chế là một trở ngại lớn đối với các hộ.

Bảng 4.4. Đặc điểm chung của các hộ điều tra

Diễn giải Tính

chung

Quy mô chăn nuôi Lớn Trung bình Nhỏ

Tổng số hộ điều tra (hộ) 60 12 40 8

Tuổi BQ chủ hộ (tuổi) 49,91 54,57 49,58 53

Trình độ văn hóa

Cấp 1 (%) 10 0 7,5 25

Cấp 2,3 (%) 85,71 91,66 92,5 75

Tập huấn kỹ thuật 73,33 100 95 75

Sơ cấp CNTY 8,3 16,6 7,5

Đại học (%) 1,29 1,14 1,77 0

Số lao động chính 2,07 2,56 2,44 1

Lao động trong chăn nuôi (người) 2 2,07 2,04 2

Thu nhập từ chăn nuôi 68751,23 90385,71 70294,34 26200 Phần trăm chủ hộ có thu nhập từ

chăn nuôi 82,86 80,14 88,68 100

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

* Hiệu quả sản xuất của hộ GAHP chăn nuôi lợn thịt Bảng 4.5. Chi phí sản xuất 100 kg thịt lợn hơi

Chi phí Giá trị 1000đ Tỷ trọng %

Chi phí giống 589,90 17,30

Chi phí cám tập ăn (cám máu) 295,20 8,66

Chi phí cám hỗn hợp (giai đoạn nhỡ - thịt) 1868,40 54,85

Chi phí cám Hỗn hợp (Thịt- xuất chuồng) 218,80 6,42

Chi phí thức ăn khác 12,60 0,36

Chi phí thú y 63,30 1,85

Chi phí khác, điện, nước, … 222,10 6,50

Khấu hao 135,50 3,97

Tổng chi phí 3405,80 100,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Do tiết kiệm về thức ăn khoảng 1000 đến 1800đ/kg thịt hơi nên chi phí sản xuất thịt lợn hơi của hộ GAHP lợn trên địa bàn huyện Triệu Sơn vào khoảng 3,407 triệu đồng/100 kg. Trong đó, chi phí thức ăn và giống là hai hạng mục chiếm tỷ trọng chi phí lớn nhất trong tổng chỉ phí chăn nuôi lợn. Chi phí thức ăn bình quân để sản xuất thịt lợn hơi là 2,39 triệu đồng/100 kg (chiếm 70,03%),

giống là 0,58 triệu đồng/100 kg (chiếm 17,3%). Các loại chi phí khác bao gồm:

chi phí lao động, thuốc thú y, điện, nước, nhiên liệu và vật dụng rẻ tiền mau hỏng khác chỉ chiếm 12,5% tổng chi phí.

Tổng mức đầu tư xây dựng cơ bản của hộ GAHP quy mô dưới 20 con chỉ vào khoảng 55 triệu đồng, quy mô trên 20 con là 78,61 triệu đồng và hộ quy mô lớn vào khoảng 228 triệu đồng.

Bảng 4.6. Chi phí đầu tư xây dựng cơ bản của hộ GAHP

ĐVT: Triệu đồng

Hạng mục

Quy mô chăn nuôi Quy mô

nhỏ

Quy mô vừa

Quy mô lớn

Chung (%) Chi phí xây dựng chuồng trại, dàn

làm mát 53,87 80,8 210,5 74,71

Chi phí mua máy bơm, máng ăn,

uống nước 2,07 5,62 25,3 7,00

Hệ thống xử lý chất thải 10,59 12,57 13,46 12,38

Tổng 66,53 78,61 228,43 94,09

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Theo số liệu khảo sát, chăn nuôi quy mô nhỏ (dưới 20 con) trên địa bàn huyện vẫn còn tương đối cao, chiếm tỷ lệ 53,91%. Hộ GAHP quy mô vừa (từ 20 đến 40 con) trong những năm gần đây phát triển mạnh, chiếm tỷ lệ 37,51%; còn lại là những hộ GAHP quy mô lớn (trên 40 con) chỉ chiếm tỷ lệ 8,58%.

Chăn nuôi theo quy mô nhỏ và vừa các chăn nuôi tận dụng nguồn thức ăn sẵn có, phụ phẩm nông nghiệp và tự pha trộn cám. Cách thức này mất thời gian, công sức và không đáp ứng đủ khẩu phần dinh dưỡng cho đàn lợn dẫn đến tăng trọng chậm. Một số hộ GAHP tuy chăn nuôi quy mô nhỏ và vừa cũng vừa kết hợp tận dụng phụ phẩm nông nghiệp, vừa đầu tư vào thức ăn công nghiệp, mang lại hiệu quả cao. Đối với hộ GAHP quy mô lớn, hộ GAHP sử dụng thức ăn hỗn hợp, cho ăn cám công nghiệp đem lại giá trị cao, thời gian nuôi ngắn mặc dù chi phí thức ăn cao hơn song mức tăng của chi phí lại nhỏ hơn mức tăng giá trị sản xuất, do vậy thu nhập cao hơn, hiệu quả kinh tế đảm bảo hơn. Chăn nuôi quy mô lớn chiếm tỷ lệ nhỏ do chi phí đầu tư ban đầu lớn và tỷ lệ rủi ro trong sản xuất cao. Tuy nhiên, đối với các hộ GAHP lợn thịt theo quy mô vừa và nhỏ dễ linh động trong tiêu thụ giảm rủi ro, khả năng tái cơ cấu đàn lớn.

Đồ thị 4.1. Quy mô chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Cơ cấu sử dụng giống: Cơ cấu giống lợn trên địa bàn huyện được chia thành 3 nhóm chính bao gồm: lợn nội, lợn lai và lợn ngoại. Tỷ lệ hộ sử dụng giống chất lượng cao như lợn siêu nạc, lợn CP…vẫn còn tương đối thấp, chỉ chiếm 10%; trong khi đó, tỷ lệ sử dụng giống lợn nội, lợn địa phương chiếm 17%

và tỷ lệ hộ sử dụng giống lợn lai 3/4 máu ngoại lên tới 2 9 % còn lại là giống lai F4; F5 chiếm 50%.

11%

50%

29%

10%

Lợn siêu nạc Lợn Lai Lợn lai 3 máu Lợn nội

Đồ thị 4.2. Cơ cấu sử dụng giống lợn

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Theo kết quả điều tra, tỷ lệ hộ GAHP tự sản xuất giống chiếm 75% số hộ được khảo sát, số hộ mua giống từ các trang trại chăn nuôi và các hộ GAHP khác chiếm tỷ lệ 20% và số hộ mua giống từ các công ty giống chỉ chiếm 5%, còn lại

8,58%

37,51% Quy mô nhỏ

Quy mô vừa Quy mô lớn 53,91%

là mua giống từ các nguồn khác. Mặc dù, nhu cầu sử dụng giống chất lượng cao đang có xu hướng ngày càng tăng; tuy nhiên, nguồn cung cấp giống lợn chất lượng cao còn khá hạn chế và giá giống cao hơn nhiều so với giá giống lợn lai.

74%

5%

20%

1%

Tự sản xuất giống Công ty giống Từ hộ/ hộ GAHP khác Khác

Đồ thị 4.3. Tỷ lệ nguồn cung cấp giống cho hộ GAHP

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Hộ tự sản xuất giống chiếm tỷ lệ cao là do hầu hết các hộ quy mô nhỏ và vừa đều nuôi thêm một đến hai lợn nái để chủ động nguồn giống, giảm chi phí cho chăn nuôi; các hộ quy mô vừa cũng một phần chủ động tự sản xuất giống;

phần còn lại sẽ đi mua các hộ GAHP trong nhóm, các hộ sản xuất giống hoặc từ các trang trại chăn nuôi. Ngoài ra, các hộ có sự lựa chọn khác nhau về nơi cung cấp con giống xuất phát từ trao đổi giữa các cuộc hội họp nhóm.

* Tài sản phục vụ cho chăn nuôi của các hộ GAHP

Diện tích chuồng nuôi bình quân của các hộ là 210m2 và đã có một vài hộ mở rộng quy mô lên đến trên 500m2. Trong các nhóm hộ, diện tích chuồng nuôi của nhóm hộ có quy mô chăn nuôi lớn bình quân là 300,21m2, nhóm hộ TB có nguồn thu chính từ chăn nuôi thì diện tích chuồng là 220,12m2, và nhỏ nhất là chuồng nuôi của nhóm hộ chăn nuôi quy mô nhỏ 93m2.

Bảng 4.7. Tài sản phục vụ chăn nuôi BQ/hộ điều tra

Diễn giải ĐVT Quy mô chăn nuôi

Lớn Trung bình Nhỏ

1.Về số lượng

Diện tích chuồng trại m2 300,21 220,12 93

Máy bơm nước cái 1,86 1,592 1,03

Bóng điện cái 3,03 3,12 2,67

Quạt cái 3,04 2,69 1

Khác 0,79 0,189 0

2.Về giá trị đầu tư

Chuồng trại 1000đ 83514,28 53641,51 30353,31

Máy bơm nước 1000đ 2511,51 1942,26 1016,67

Bóng điện 1000đ 262,81 156,02 86,67

Quạt 1000đ 1721,43 1065,33 925

Khác 1614,29 256,12 0

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Để xây dựng được chuồng nuôi người dân phải sử dụng một số vốn không nhỏ. Do vậy, nhóm hộ chăn nuôi có quy mô nhỏ có nhu cầu mở rộng quy mô phát triển kinh tế thì rất cần đến sự hỗ trợ và ưu đãi về nguồn vốn, chính sách của nhà nước cũng như phát triển quý đất ưu tiên phát triển gia trại, trang trại sao cho phù hợp với quy hoạch. Ta cũng thấy, sự đầu tư cho tài sản cố định có sự chênh lệch khá lớn. Đối với hình thức chăn nuôi nông hộ đang phổ biến này thì xây dựng chuồng trại truyền thống có mức chi phí không quá lớn. Chi phí tập trung vào tài sản cố định của chuồng trại nhưng lại sử dụng trong thời gian dài (15-25 năm) nên mức khấu hao thấp. Ngoài ra, các phụ kiện lắp đặt thêm về hệ thống chiếu sáng, máng ăn, nước uống khá đơn giản, chi phí không cao các hộ dân có thể đầu tư được. Tuy nhiên, do tình hình dịch bệnh hiện nay thì hệ thống chuồng hở không còn an toàn với chăn nuôi. Do đó người chăn nuôi muốn phát triển quy mô thì cần tuân thủ chế độ khử trùng nghiêm ngặt áp dụng theo quy trình VietGAHP.

* Nguồn vốn chăn nuôi của các hộ GAHP

Đại đa số hộ GAHP chăn nuôi là để phát triển kinh tế gia trại nên hoàn toàn có thể chủ động về nguồn vốn. Hiện có rất nhiều nguồn vốn vay với lãi xuất thấp nhằm phát triển kinh tế hộ như vay ngâng hàng chính sách xã hội, hội phụ

nữ, hội nông dân... Bên cạnh đó, một số hộ muốn mở rộng quy mô có nhu cầu vay vốn nhưng lại không có điều kiện về mặt bằng đất đai. Do vậy, thực tế lượng vốn vay và số hộ dân vay vốn đầu tư cho chăn nuôi trong huyện rất lớn tuy nhiên mức cho vay lại rất giới hạn chỉ từ 30 đến 50 triệu đồng/hộ nên rất khó có thể đầu tư đồng bộ về chuồng trại, con giống để phát triển kinh tế.

Bảng 4.8. Nguồn vốn chăn nuôi của các hộ GAHP

Diễn giải ĐVT Chung Quy mô chăn nuôi

Lớn Trung bình Nhỏ 1. Vay vốn

Có Hộ 35 10 15 10

Không Hộ 25 10 9 6

2. Số tiền vay Tr.đ 105,71 200 100 20

3. Nguồn vay

Chính thống Tr.đ 34,28 50 50 20

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Trong các hộ vay vốn thì nhóm hộ có thu nhập trung bình chiếm đến 25%

nhóm hộ chăn nuôi quy mô lớn là 16,66%. Nhưng xét đến lượng vốn vay thì nhóm hộ chăn nuôi lớn có tổng lượng vốn vay lớn nhất bình quân là 200 triệu đồng trong đó vốn vay từ ngân hàng Nông nghiệp chiếm 50% (100 triệu đồng).

Các hộ TB có tổng vốn vay bình quân là 100 triệu đồng, vay từ ngân hàng chiếm 50% còn lại là vay không lãi từ họ hàng hay lãi cao ở bên ngoài. Các hộ chăn nuôi vay vốn chủ yếu để sửa sang lại chuồng trại, mua con giống và thức ăn chăn nuôi. Nhưng hiện nay, các công ty thức ăn chăn nuôi đã đấu mối trực tiếp đến các tổ, nhóm GAHP để bán và vận chuyển đến tận nơi với số lượng lớn, thậm chí còn cho lấy chịu đến khi lợn được xuất chuồng.

* Thức ăn chăn nuôi

Chăn nuôi hiện nay rất tiện lợi vì có nhiều loại cám phục vụ tại các đại lý trong xã, huyện dễ bảo quản, dễ cho ăn lại không tốn thời gian. Thức ăn hỗn hợp cũng rất đa dạng phong phú theo từng thời kỳ phát triển của lợn, có thể dễ dàng phối trộn các loại thức ăn, tính toán lượng dinh dưỡng đảm bảo đủ khẩu phần để đạt hiệu quả cao nhất. Ngoài ra còn cám đậm đặc, các hộ GAHP có thể trộn thêm bột ngô, cám gạo kết hợp thêm rau xanh đối với loại cám đậm đặc phối trộn như

trên thì thông thường các hộ GAHP chỉ dùng cho lợn mẹ sinh sản. Phương thức chăn nuôi của các hộ dân cũng đã được chuyển dần sang thức ăn công nghiệp do tiết kiệm được nhiều thời gian và nhiên liệu.

Bảng 4.9. Nguồn thức ăn sử dụng cho chăn nuôi của các hộ điều tra ĐVT: %

Diễn giải Tính

chung

Phân loại hộ GAHP Hộ CN

Lớn

Hộ CN Trung Bình

Hộ CN nhỏ 1.Nguồn thức ăn sử dụng

Mua đại lý 100 100 95 76

Tự cung cấp 5 24

2. Tỷ lệ các hộ sử dụng thức ăn

Hộ mua cám đậm đặc 3,3 0 0 13,3

Hộ mua cám hỗn hợp 86,66 100 100 13,3

Hộ sử dụng phụ phẩm nông nghiệp 10,04 0 10,38 73,4

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Bảng điều tra cho thấy có tới 88,66% hộ chăn nuôi sử dụng cám hỗn hợp cho toàn chu kỳ chăn nuôi, ngoài ra kết hợp với 3,3% cám đậm đặc và 10,04%

thức ăn là phụ phẩm nông nghiệp. Tỷ lệ sử dụng các loại cám giữa các nhóm hộ cũng có sự khác biệt. Nhóm hộ chăn nuôi nhỏ do có thu nhập chính từ cả chăn nuôi và trồng trọt nên tận dụng rất nhiều phụ phẩm nông nghiệp (73,4%) và lượng cám mua (26,6%) ít hơn so với hai nhóm hộ còn lại. Ngược lại rõ rệt là nhóm hộ chăn nuôi lớn có ít lao động trong nông nghiệp nên chăn nuôi chủ yếu bằng cám mua cám hốn hợp.

* Công tác thú y của các hộ chăn nuôi

Các hộ GAHP thường xuyên được tập huấn đào tạo nâng cao năng lực về chăn nuôi thú y do đó người dân ý thức hơn và chủ động trong công tác phòng bệnh trong chăn nuôi. Công tác thú y xã, trạm thú y cũng được dự án quan tâm hỗ đào tạo nâng cao tay nghề. Người dân cũng chủ động tìm hiểu qua sách báo, truyền hình, mạng internet,… về các thời kỳ tiêm phòng của lợn nái, lợn con để từ đó chủ động tiêm phòng cho lợn hoặc mời nhân viên thú y về hỗ trợ. Lợn nái phải tiêm phòng đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh dịch tả, tụ huyết trùng, phó thương hàn,…

Bảng 4.10. Tình hình sử dụng thuốc thú y của các hộ điều tra ĐVT: %

Diễn giải Tính

chung

Phân loại hộ

Hộ CN lớn

Hộ CN Trung Bình

Hộ CN Nhỏ

1. SD vacxin phòng bệnh 91,43 85,71 92,45 100,00

2.Tỉ lệ hộ có sử dụng Vaccine

Dịch tả 100,00 100,00 100,00 100,00

Tụ huyết trùng 100,00 100,00 100,00 100,00

Đóng dấu 100,00 100,00 100,00 100,00

Bệnh khác 12,86 7,14 11,32 66,66

3.Ứng xử khi lợn bị bệnh

Tự chữa 20,00 21,43 18,87 33,33

Mời nhân viên thú y 75,71 78,57 77,36 33,33

Kết hợp cả hai 14,29 7,14 15,09 33,33

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Khi tham gia GAHP tất cả các hộ đều bắt buộc phải tiêm phòng 100% các mũi bệnh đỏ, ngoài ra khi xuất nhập đàn phải tiêm các mũi dự phòng. Căn cứ vào giấy tiêm phòng của các hộ GAHP để cấp giấy chứng nhận GAHP.

* Kết quả sản xuất chung

Tính bình quân chung số đầu lợn của các hộ chăn nuôi nông hộ là 27 con/hộ, riêng hộ chăn nuôi nhỏ số lượng đầu lợn ít hơn hẳn hai hộ còn lại chỉ có trung bình 12,5 con/hộ. Đa số các hộ đều tự sản xuất, chủ động được con giống, chỉ có một số hộ phải mua thêm con giống là hộ có quy mô lớn trên 40 con.

Nguồn mua con giống của các hộ cũng đều do các hộ GAHP cung cấp cho nhau nên đảm bảo về chất lượng cũng như an toàn trong kiểm soát dịch bệnh. Do phương thức chăn nuôi chủ yếu bằng cám công nghiệp nên thời gian nuôi một lứa của hộ được rút ngắn xuống còn 3,55 tháng. Tuy nhiên, nhóm hộ chăn nuôi nhỏ do nguồn thức ăn chủ yếu tận dụng từ phụ phẩm nông nghiệp nên thời gian chăn nuôi kéo dài trên 4 tháng. Qua đây, ta thấy sự chênh lệch giữa cách chăn nuôi truyền thống và chăn nuôi theo công nghiệp, kéo dài thời gian chăn nuôi chính là làm tăng thêm mức độ rủi ro cho sản phẩm.

Bảng 4.11. Kết quả chăn nuôi của các hộ chăn nuôi lợn thịt tính bình quân/hộ

Diễn giải ĐVT Tính

chung

Phân loại hộ Hộ CN

lớn

Hộ CN Trung bình

Hộ CN nhỏ

Số đầu lợn BQ/lứa Con 27,00 42,60 20,70 17,70

Số lợn tự sx Con 21,70 33,50 18,30 13,20

Số lợn mua thêm Con 5,30 9,10 2,40 4,50

Thời gian nuôi

BQ/lứa Ngày 121,85 109,50 123,72 130,00

Sản lượng thịt xuất

chuồng/năm Kg 2242,84 4195,82 1928,33 1026,21

Bình quân/lứa

Khối lượng BQ con Kg 90,45 98,72 90,55 82,08

Giá bán BQ 1000đ/kg 43,18 45,21 44,31 41,10

Doanh thu /lứa Tr.đ 96.827,03 192,36 94.393,11 51.385,00 Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Khối lượng trung bình của một con lợn xuất chuồng là 90,45 kg cao hơn nhiều so với cân nặng trung bình của lợn chăn nuôi truyền thống trên 70kg. Với thời gian chăn nuôi được rút ngắn và trọng lượng bình quân tăng nên người chăn nuôi thu được mức lãi trung bình khá cao là 1-1,2 triệu đồng/con. Giá bán lợn hơi bình quân là 43,188 ngàn đồng không có sự chênh lệch nhiều giữa các nhóm hộ do chịu ảnh hưởng chung theo giá thị trường.

Doanh thu bình quân một lứa đạt 96,8 triệu đồng. Xét theo quy mô giữa các nhóm hộ thì nhóm có số lượng đầu lợn bình quân nhiều hơn sẽ có doanh thu cao hơn cụ thể là nhóm hộ TB có doanh thu chính từ chăn nuôi đạt 94,39 triệu đồng/lứa với 21,3 con trong khi nhóm hộ nghèo với 12,5 con lợn chỉ đạt doanh thu 51,38 triệu đồng. Qua đây ta có thể thấy nếu tăng quy mô đàn lợn thì thu nhập của hộ chăn nuôi sẽ được tăng lên. Phỏng vấn sâu đối với lao động chăn nuôi để tính công lao động thì các hộ chăn nuôi chỉ có một lao động thường xuyên chuẩn bị thức ăn và dọn dẹp chuồng trại với thời gian bình quân 6 giờ một ngày. Ngoài ra thời gian nhàn rỗi có thể làm thêm các việc khác như chăm sóc cây cối, nuôi gà, vịt…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 66 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)