Một số vấn đề cần nâng cấp trong chuỗi giá trị thịt lợn VietGAHP

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 105 - 108)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng chuỗi giá trị thịt lợn VIETGAHP trên địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

4.2.7. Một số vấn đề cần nâng cấp trong chuỗi giá trị thịt lợn VietGAHP

Về sản phẩm: thịt lợn VietGAHP đã cơ bản đảm bảo các tiêu chuẩn vệ sinh an toàn thực phẩm và người tiêu dùng đã chấp nhận, tuy nhiên sự lây nhiễm các vi khuẩn như E.coly, Salmonellaphụ thuộc vào nhiều khâu trong chuỗi từ giết mổ, vận chuyển, bán lẻ. Vấn đề này liên quan tới cải tiến các quy trình của các tác nhân trong chuỗi như việc nâng cấp thêm các lò mổ, chợ, khâu vận chuyển để giảm thiểu nguy cơ lấy nhiễm các vi khuẩn.

Về chức năng: Hiện tại các chức năng mà các tác nhân đảm nhận khá phù hợp với bối cảnh về nguồn cung cũng như thị trường nên hiện tại chúng tôi chưa thấy cần thay đổi hoặc nâng cấp chức năng cho các tác nhân trong chuỗi giá trị thịt lợn VietGAHP tại huyện Triệu Sơn.

Về quy trình: vấn đề kỹ thuật, công nghệ và các điều kiện sản xuất/ chăn nuôi cũng như các khâu giết mổ, vận chuyển và bán lẻ cần được cải thiện/ nâng cấp. Điều đó được minh chứng qua phân tích các khó khăn/ cản trở đối với các tác nhân và toàn chuỗi.

4.2.7.1. Các khó khăn, cản trở đối với người chăn nuôi

Bên cạnh kết quả đạt được việc xây dựng chuỗi liên kết tiêu thụ sản phẩm.

Chăn nuôi hiện đang còn nhiều bất cập đòi hỏi phải có những thay đổi cùng sự quan tâm hơn nữa của các cấp, các ngành và người chăn nuôi, người tiêu dùng. Đó là, tỷ lệ chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư còn cao (chiếm gần 60% chăn nuôi toàn huyện), tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn vệ sinh dịch bệnh, vệ sinh thú y, ô nhiễm môi trường. Lượng sản phẩm thịt gia súc, gia cầm có nguồn gốc, được kiểm soát tốt VSATTP còn thấp. Chênh lệch giữa giá thị trường và cổng trại còn cao, người chăn nuôi thường bị các thương lái ép giá, các đối tượng thương lái này chưa quản lý được.

* Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên

Chăn nuôi lợn chịu ảnh hưởng các yếu tố tự nhiên như: thời tiết, khí hậu…

Thanh Hóa là một tỉnh miền trung chịu ảnh hưởng nhiều của thời tiết khắc nghiệt, thiên tai, mùa hè nắng nóng, có gió Lào và mùa đông lạnh, diễn biến thời tiết có nhiều bất thường. Ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của đàn lợn.

* Giống và công tác chọn giống

Giống là đầu vào quan trọng trong chăn nuôi lợn thịt, nó quyết định đến sự thành công của chăn nuôi. Giống tốt phù hợp với điều kiện khí hậu, khả năng chống chịu bệnh tật tốt và sức sản xuất cao, nâng cao được chất lượng sản phẩm đáp ứng được nhu cầu thị trường. Tuy nhiên hiện nay trên địa bàn vùng GAHP tỷ lệ các hộ chăn nuôi lợn lai và lợn nội vẫn đang còn cao nguyên nhân do hiện chưa có cơ sở sản xuất giống siêu nạc chuẩn nên đầu tư vào con giống các hộ vẫn còn quan ngại.

* Thức ăn

Thức ăn sẽ ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả trong chăn nuôi lợn thịt của các các hộ GAHP. Giá thức ăn cao từ 10.000 đến 16.000 nghìn đồng/kg, nó sẽ ảnh trực tiếp đến giá thành, thức ăn chiếm trên 70% cấu thành sản phẩm, vậy nhưng giá bán sản phẩm lại bị phụ thuộc vào nhiều yếu tố như giá cả thị trường, nhu cầu người sử dụng....

* Dịch bệnh

Dịch bệnh là một vấn đề lớn ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình chăn nuôi. Nó ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả kinh tế của các hộ chăn nuôi lợn thịt, gây ra thiệt hại về kinh tế – xã hội do dịch bệnh gây ra đối với các hộ chăn nuôi lợn thịt, sẽ là rất khó khăn trong việc tiêu thụ sản phẩm và công tác phục hồi chăn nuôi khi hết dịch. Nếu dịch bệnh xảy ra thì mức tiêu thụ sẽ giảm xuống mạnh. Số con lợn bị bệnh sẽ phải đi tiêu hủy, tổng đàn lợn sẽ bị giảm, người chăn nuôi sẽ bị thua lỗ.

Nhằm đánh giá tình hình dịch bệnh và hỗ trợ các đơn vị quản lý nhà nước quản lý giám sát dịch bệnh trong chăn nuôi Ban quản lý dự án đã phối hợp với chi cục thú y lấy mẫu giám sát huyết thanh. Kết quả giám sát huyết thanh năm 2016 cho thấy tỷ lệ kháng thể bảo hộ sau tiêm phòng trên lợn bệnh dịch tả là 74,89%; bệnh tai xanh là 66,73%; tỷ lệ lưu hành virut LMLM là 7,05% và tai xanh là 1,18%, qua đó cho ta thấy được nguy cơ tiềm ẩn các loại virut vẫn lưu hành trong lợn thịt. Kết quả theo dõi tỷ lệ chết trung bình của đàn lợn trong các vùng GAHP bình quân là 10,3% (Dự án LIFSAP TW, 2016).

* Nhu cầu thị trường

Chất lượng cuộc sống con người ngày càng được cải thiện. Do vậy ngày càng chú ý tới chất lượng của bữa ăn nên thịt lợn sạch rõ nguồn gốc ngày càng được tin dùng rộng rãi và phổ biến hơn.

* Sự biến động giá cả thịt lợn

Giá cả phụ thuộc nhiều yếu tố. Giả định các yếu tố khác không đổi, nếu chỉ nghiên cứu số lượng được yêu cầu của mặt hàng với giá cả của nó thì thấy rằng giữa chúng luôn có mối quan hệ nghịch biến nhau. Nếu giá càng cao thì số lượng được yêu cầu càng ít và ngược lại. Mặt hàng thịt lợn cũng không nằm ngoài quy luật trên. Tuy nhiên do nó được xem là mặt hàng thiết yếu nên phần trăm tăng hoặc giảm của lượng cầu sẽ thấp hơn phần trăm tăng hoặc giảm của giá. Khi giá thịt lợn biến động thì nhu cầu người tiêu dùng sẽ bị thay đổi, hay khi giá thịt lợn tăng cao thì nhu cầu mua thịt sẽ giảm và ngược lại khi giá thịt lợn thấp thì nhu cầu mua thịt lợn sẽ tăng lên. Mặt khác khi giá thịt lợn tăng cao người tiêu dùng sẽ giảm chi tiêu thịt lợn và thay vào đó là sẽ thay thế thịt lợn bằng các loại thực phẩm thay thế như cá, thịt gia cầm.

4.2.7.2. Các khó khăn, cản trở đối với các tác nhân khác

Việc chứng minh nguồn gốc, chất lượng sản phẩm tại các cửa hàng bảo đảm VSATTP còn hạn chế. Chi phí cho hoạt động bán sản phẩm tại các cửa hàng bảo đảm VSATTP cao làm giá thành sản phẩm tại các cửa hàng này khó cạnh tranh với các sản phẩm bán tại hệ thống chợ dân sinh với nhiều nguy cơ mất VSATTP. Việc tuyên truyền nâng cao nhận thức, định hướng tiêu dùng bảo đảm về VSATTP cho người tiêu dùng không đa dạng, liên tục và chuyên sâu.

Còn thiếu chính sách đặc thù về khuyến khích phát triển sản xuất và tiêu thụ sản phẩm thịt gia súc, gia cầm ATTP, có nguồn gốc. Ý thức chấp hành quy định pháp luật về kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y của người kinh doanh sản phẩm gia súc, gia cầm còn hạn chế.

Tất cả những tồn tại hạn chế trên rất cần có sự vào cuộc đồng bộ của các cấp, các ngành, cùng cộng đồng người tiêu dùng và cả xã hội mới xây dựng được sự liên kết chặt chẽ từ sản xuất đến tiêu dùng và như vậy việc xây dựng chuỗi liên kết mới đảm bảo tính khả thi và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 105 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)