Hiệu quả sản xuất và kinh doanh của các tác nhân

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 84 - 98)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Thực trạng chuỗi giá trị thịt lợn VIETGAHP trên địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa

4.2.3. Hiệu quả sản xuất và kinh doanh của các tác nhân

a. Hộ GAHP

Nguồn: Tác giả (2016) Kênh tiêu thụ 1 là kênh tiêu thụ thịt từ người chăn nuôi đến CSGM LIFSAP tại xã, người tiêu dùng trực tiếp chiếm khoảng 40,81% tổng sản lượng thịt hơi. Đây cũng là kênh tiêu thụ đặc trưng với các chợ trong vùng GAHP. Mặc dù quy trình chăn nuôi của các hộ GAHP yêu cầu rất cao và nghiêm ngặt. Tuy nhiên, giá bán cũng không cao hơn đáng kể cũng có khi là bằng nhau so với thịt lợn không GAHP. Người tiêu dùng chưa có sự phân biệt rõ rệt giữa thịt lợn GAHP và không GAHP dẫn đến khâu bán hàng rất khó khăn khi cùng bán 2 loại sản phẩm trong 1 khu chợ.

Trong chi phí trung gian, chi phí giống và thức ăn chiếm tỷ trọng rất cao (88,66%). Các hộ GAHP chủ yếu tự sản xuất con giống nên chi phí con giống được giảm nhẹ chiếm 18,66%. Chi phí thức ăn chăn nuôi chiếm hơn 70% chi phí trung gian nên những hộ mua thức ăn hoàn toàn có chi phí đầu tư lớn hơn những hộ có thể tận dụng phụ phẩm nông nghiệp. Kết quả trong bảng thì giá trị sản xuất tạo ra trên 1000đ chi phí trung gian (GO/IC) là 128 đồng, thu nhập hỗn hợp được tạo ra tương ứng là 28 đồng. Như vậy hiệu quả kinh tế thu được từ chăn nuôi lợn là tương đối cao. Giá trị gia tăng được tạo ra cho 100kg hơi khá lớn là 975,2

Hộ GAHP chăn nuôi Người tiêu dùng

GO:4381,00 IC:3405,08 VA:975,2

%VA: 79,06

GO:4712,88 IC:4454,69 VA:258,19

%VA:20,93 CS Giết mổ

LIFSAP,bán lẻ

ngàn đồng. Do chu kỳ sản xuất được rút ngắn một chu kỳ chăn nuôi bình quân 121,7 ngày và do một lao động làm việc 6h/ngày tạo ra sản lượng thịt xuất chuồng trung bình 2214kg/lứa.

Bảng 4.21. Hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi tính cho 100kg lợn hơi

Diễn giải ĐVT Hộ chăn nuôi

- Giá trị sản xuất 1000đ 4381,00

- Chi phí trung gian 1000đ 3405,08

+ Chi phí giống 1000đ 525,90

+ Chi phí thức ăn 1000đ 2800,17

+ Chi phí cho thú y 1000đ 4,04

+ Chi phí khác 1000đ 75,69

- Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 975,20

- Lãi suất 1000đ 16,02

- Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 913,59

- Khấu hao 1000đ 45,59

GO/IC Lần 1,28

VA/IC Lần 0,28

MI/IC Lần 0,26

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Nhận xét chung về hiệu quả chăn nuôi tính cho 100kg lợn hơi, ta thấy nhìn chung là có lãi. Nếu các hộ tập trung chăn nuôi quy mô lớn sẽ tiết kiệm được nhiều chi phí và tăng lãi ròng, tăng thu nhập. Tuy nhiên, xét về thu nhập của hộ theo ngày thấp hơn so với mặt bằng chung của các ngành nghề khác trong khu vực. Các hộ GAHP thường xuyên tổ chức họp nhóm chia sẻ những kinh nghiệm và khoa học trong thức ăn và phòng dịch bệnh. Mỗi nhóm GAHP này cũng được cấp nguồn vốn hỗ trợ để duy trì hội họp, trao đổi thông tin giữa các hộ với nhau.

Trong chăn nuôi hiện nay mối liên hệ giữa nhà chăn nuôi với các cơ sở bán TACN và DV thú y có mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhau.

b. Cơ sở giết mổ Dự án LIFSAP nâng cấp và bán lẻ

Các cơ sở giết mổ bán buôn và bán lẻ trong huyện trong kênh tiêu thụ giết mổ với số lượng tương đối để bán trong ngày nên bình quân giết mổ 13,5 con/

ngày. Do cơ sở giết mổ mua lợn với của hộ GAHP nhưng bán với giá của hộ bán lẻ bán trên thị trường.

Bảng 4.22. Hiệu quả sản xuất của cơ sở giết mổ bán lẻ tính cho 100kg lợn hơi

Diễn giải ĐVT Cơ sở giết mổ bán lẻ

Doanh thu (GO) 1000đ 4712,88

Chi phí trung gian (IC) 1000đ 4454,69

Chi phí mua lợn 1000đ 4381,00

Chi phí vận chuyển 1000đ 36,15

Chi phí khác 1000đ 37,54

Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 258,19

Khấu hao 1000đ 27,64

Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 230,55

GO/IC Lần 1,05

VA/IC Lần 0,05

MI/IC Lần 0,05

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Ta thấy chi phí chiếm đến 98,44 % chi phí trung gian chính là chi phí mua lợn còn chi phí cho dụng cụ giết mổ chiếm phần trăm rất nhỏ (1,56%), do vậy, có thể thấy hoạt động giết mổ hoàn toàn là thủ công đơn giản. Song sự chênh lệch giá mua lợn và bán thịt sau khi mổ khá lớn nên doanh thu của cơ sở giết mổ thu được cao. Giá trị tăng thô được tạo ra trên 100kg lợn hơi là 258,19 ngàn đồng và sau khi trừ hết các phí, thuế được thu nhập hỗn hợp là 230,55ngàn đồng/100kg lợn hơi. Các chỉ tiêu hiệu quả của hoạt động giết mổ cũng khá cao, trung bình cứ đầu tư 1000 đồng chi phí thì cơ sở giết mổ thu được 0,51 đồng.

Mức giết mổ bình quân một ngày bình thường của cơ sở giết mổ là 13,5 con tương đương 1350kg, vậy trong một tháng cơ sở giết mổ bình quân hơn 3,7 tấn lợn đóng vai trò quan trọng trong thúc đẩy ngành hàng thịt lợn lưu thông. Các cơ sở giết mổ bán lẻ và hộ chăn nuôi đa số đều ở cùng xã nên giữa họ có sự liên hệ trực tiếp thường xuyên với nhau. Thông tin liên hệ chủ yếu là giá lợn hơi, phương thức chăn nuôi và giá lợn bán lẻ. Đôi khi cần gấp các tác nhân có thể liên hệ qua điện thoại trước một ngày để hẹn mua và bán. Các tác nhân thỏa thuận miệng với nhau về giá cả và ngày bán, giá cả thường do người giết mổ đưa ra dựa theo giá thị trường.

Sơ đồ kênh tiêu thụ và tính toán chi phí cho thấy giá trị gia tăng tạo ra trong kênh khá lớn, tác nhân hộ GAHP chăn nuôi tạo ra giá trị tăng thêm là 975,2 ngàn đồng sau khoảng 121 ngày, còn tác nhân giết mổ làm tăng thêm giá trị là 258,19 ngàn đồng trong 1 ngày. Vậy tổng giá trị tăng thêm trong kênh đạt 1233,39 ngàn đồng.

4.2.3.2. Phân tích chuỗi giá trị kênh 2

Nguồn: Tác giả (2016) a. Hộ GAHP

Bảng 4.23. Hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi tính cho 100kg lợn hơi

Diễn giải ĐVT Hộ chăn nuôi

- Giá trị sản xuất (GO ) 1000đ 4200,01

- Chi phí trung gian (IC) 1000đ 3568,61

+ Chi phí giống 1000đ 828,69

+ Chi phí thức ăn 1000đ 2858,78

+ Chi phí cho thú y 1000đ 8,62

+ Chi phí khác 1000đ 92,24

- Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 631,40

- Lãi suất 1000đ 29,34

- Khấu hao 1000đ 32,36

- Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 569,70

GO/IC Lần 1,17

VA/IC Lần 0,17

MI/IC Lần 0,15

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Hộ GAHP CS Giết mổ,

bán buôn

Bán lẻ Người tiêu

dùng GO:4200,01

IC:3568,61 VA:631.4

%VA:65,07

GO:4507 IC:4361,10 VA: 145,90

%VA:15,03

GO:4720,82 IC:4527,92 VA: 192,90

%VA: 19,88

Kênh tiêu thụ 2 các tác nhân đi chuyên môn hóa hơn ở các khâu: sản xuất, giết mổ và đưa sản phẩm thịt lợn đến gần người tiêu dùng. Do vậy các hộ chăn nuôi cũng chăn nuôi với số lượng lớn hơn và cơ sở giết mổ cũng tăng sản lượng giết mổ hàng ngày để cung cấp cho các hộ bán lẻ. Các hộ chăn nuôi có số đầu lợn trên 20 con/ hộ và chăn nuôi theo phương thức công nghiệp. Doanh thu trên 100kg hơi là 4200,01 ngàn đồng trừ đi toàn bộ chi phí trung gian thu được giá trị gia tăng là 631,4 ngàn đồng.

Qua bảng số liệu 4.23 ta thấy giá trị sản xuất và chi phí không chênh lệch nhiều với nhóm hộ chăn nuôi ở kênh 1 nhưng kết quả của lao động đã có sự tăng lên do tăng số lượng đầu lợn. Tác nhân hộ chăn nuôi tạo ra giá trị thô là 631,4 ngàn đồng chiếm 65,07% giá trị toàn chuỗi.

b. Cơ sở giết mổ LIFSAP bán buôn

Cơ sở giết mổ ở kênh này có giá bán thấp hơn kênh 1 song do sản lượng giết mổ 13 con/ngày. Chi phí mua lợn chiếm đến 98,2 % tổng chi phí. các chỉ số VA/IC, MI/IC đều dương nên nhìn chung là hộ giết mổ có lãi. Xét đến chỉ tiêu hiệu quả trong một ngày hoạt động của người dân thì giá trị gia tăng VA là 395,88 ngàn đồng thấp hơn cơ sở giết mổ bán lẻ ở kênh 1 do ít hơn về số lượng đầu lợn được giết mổ trong ngày.

Bảng 4.24. Hiệu quả sản xuất của cơ sở giết mổ bán buôn tính cho 100kg lợn hơi

Diễn giải ĐVT Cơ sở giết mổ bán buôn

Doanh thu 1000đ 4507,00

Chi phí trung gian 1000đ 4361,10

Chi phí mua lợn 1000đ 3900,01

Chi phí vận chuyển 1000đ 330,33

Chi phí khác 1000đ 130,76

Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 145,90

Khấu hao 1000đ 32,25

Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 113,65

GO/IC Lần 1,03

VA/IC Lần 0,03

MI/IC Lần 0,02

Nguồn: Số liệu điều tra (2016)

Cơ sở giết mổ có mối liên hệ với rất nhiều tác nhân chăn nuôi để lấy hàng khi cần thiết. Cơ sở giết mổ cũng thông qua sự giới thiệu của Ban quản lý dự án LIFSAP để tiếp cận với các tổ nhóm GAHP. Giữa các cơ sở giết mổ có sự cạnh tranh về nguồn hàng hay thị trường tiêu thụ nhưng đồng thời cũng có quan hệ qua lại để nắm bắt thị trường giá cả trong từng thời điểm. Phương thức vận chuyển các hộ vẫn sử dụng ôtô làm phương tiện chính, sau khi bắt lợn cơ sở giết mổ thanh toán toàn bộ tiền mặt cho hộ chăn nuôi. Giá bán của cơ sở giết mổ là 4507 ngàn đồng tạo ra giá trị gia tăng là 145,90 ngàn đồng cho 100kg lợn hơi chiếm 15,03% tổng giá trị gia tăng của chuỗi.

c. Hộ bán lẻ

Tác nhân hộ bán lẻ có vai trò đưa sản phẩm thịt lợn tươi sống đến nhiều người tiêu dùng hơn và nhanh hơn. Chi phí chính của hộ bán lẻ là mua thịt từ cơ sở giết mổ chiếm 98,62% trong cơ cấu vốn. Qua đây, giá bán thịt lợn cũng tăng lên 4720,82 ngàn đồng/100kg và tạo ra giá trị tăng thêm của chuỗi là 192,91 ngàn đồng. Mức lãi thu được của người bán lẻ cũng khá nên tiền công lao động của người bán lẻ cũng được cải thiện.

Bảng 4.25. Hiệu quả sản xuất của của hộ bán lẻ tính cho 100kg lợn hơi

Diễn giải ĐVT Hộ bán lẻ

Doanh thu 1000đ 4720,82

Chi phí trung gian 1000đ 4527,92

Chi phí mua lợn 1000đ 4468,00

Chi phí vận chuyển 1000đ 59,92

Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 192,91

Khấu hao 1000đ 8,08

Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 184,83

GO/IC Lần 1,04

VA/IC Lần 0,04

MI/IC Lần 0,04

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Công việc của người bán lẻ là thu gom thịt móc hàm sau khi giết mổ phân loại thịt bán cho người tiêu dùng để hưởng lợi nhuận chênh lệch. Hộ bán lẻ trao đổi với người giết mổ hàng ngày về giá cả, lượng tiêu thụ và khả năng tiêu thụ của từng thời điểm vì cơ sở giết mổ là người cung cấp lượng thịt lợn chính cho họ.

Kênh tiêu thụ tạo ra tổng giá trị thô là 970,20 ngàn đồng trong đó chiếm phần trăm lớn nhất là hộ chăn nuôi 65,07%, tiếp đến là cơ sở giết mổ bán buôn 15,3% và cuối cùng là hộ bán lẻ chiếm 19,88%. Xét về thời gian tạo ra lượng giá trị gia tăng thì cơ sở giết mổ tạo ra giá trị lớn nhất và là tác nhân quan trọng trong đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm của chuỗi nên cần có những biện pháp hỗ trợ sự phát triển mở rộng quy mô của tác nhân này từ đó tạo động lực cho hộ chăn nuôi mạnh dạn tăng quy mô sản xuất thu lợi nhuận cao.

4.2.3.3. Phân tích chuỗi giá trị kênh 3

Nguồn: Tác giả (2016) a. Hộ GAHP

Bảng 4.26. Hiệu quả sản xuất của hộ chăn nuôi tính cho 100kg lợn hơi

Diễn giải ĐVT Hộ chăn uôi

- Giá trị sản xuất 1000đ 4157,66

- Chi phí trung gian 1000đ 3529,39

+ Chi phí giống 1000đ 750,00

+ Chi phí thức ăn 1000đ 2650,47

+ Chi phí cho thú y 1000đ 13,07

+ Chi phí khác 1000đ 14,84

- Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 713,27

- Lãi suất 1000đ 54,76

- Khấu hao 1000đ 64,93

- Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 593,58

GO/IC Lần 1,20

VA/IC Lần 0,20

MI/IC Lần 0,17

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Hộ

GAHP

CS giết mổ, bán

buôn

Bán lẻ Chế

biến

Người tiêu dùng GO:4142,66

IC:3429,39 VA:713,27

%VA:48,90

GO:4468 IC:4248,44 VA:219,56

%VA:15,84

GO:4795,79 IC: 4507,58 VA: 288,21

%VA:20,8

GO:5150,126 IC:4889,54 VA:249,6

%VA:18,1

Kênh tiêu thụ 3 ngoài tác nhân giết mổ và bán lẻ giống kênh 2 thì có thêm tác nhân chế biến có hoạt động biến đổi về chất của thịt lợn tươi. Hiệu quả sản xuất của các tác nhân được thể hiện kênh tiêu thụ này tập trung các hộ chăn nuôi có quy mô lớn hơn kênh 1 và kênh 2, bình quân số lợn/lứa là 27 con. Các hộ chăn nuôi chủ yếu theo phương thức công nghiệp, sử dụng thức ăn chăn nuôi đến 95,93%, trọng lượng bình quân của lợn xuất chuồng đạt 89,53 kg/con. Hộ chăn nuôi tập trung với số lượng lớn nên thu được sản phẩm đồng đều, chất lượng cao hơn các hộ chăn nuôi ở kênh 1 và kênh 2. Giá trị thô tạo ra cho chuỗi đạt 713,27 ngàn đồng chiếm 48,90% giá trị của toàn kênh. Xét về hiệu quả kinh tế, cứ 1000 đồng chi phí bỏ ra sẽ thu được 120 đồng doanh thu và 17,1 đồng thu nhập hỗn hợp.

b. Cơ sở giết mổ LIFSAP và bán buôn

Tương tự như ở kênh 2 thì cơ sở giết mổ bán buôn cũng tạo ra giá trị thô cho chuỗi là 213,59 ngàn đồng chiếm 14,64%. Hiện tại mức thu nhập này là khá cao đặc biệt khi so sánh với thu nhập của hộ chăn nuôi.

Bảng 4.27. Hiệu quả sản xuất của cơ sở giết mổ bán buôn, tính cho 100kg lợn hơi

Diễn giải ĐVT CS giết mổ bán buôn

Doanh thu 1000đ 4.472,00

Chi phí trung gian 1000đ 4.258,41

Chi phí mua lợn 1000đ 4.167,63

Chi phí vận chuyển 1000đ 46,11

Chi phí khác 1000đ 44,67

Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 213,59

Khấu hao 1000đ 41,89

Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 171,70

GO/IC Lần 1,05

VA/IC Lần 0,05

MI/IC Lần 0,04

VA/ngày 1000đ 2.415,25

MI/ngày 1000đ 1.734,47

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Thu nhập chính của cơ sở giết mổ chủ yếu từ việc giết mổ bán buôn thịt.

Giết mổ là nghề vất vả, phải làm việc từ sáng sớm cho đến chiều tối. Đồng thời họ cũng có một số khó khăn tồn tại như: hàng ế, nợ đọng nhiều,… Do đó cơ sở

giết mổ cũng cần vốn lớn và hiểu biết thị trường, dự đoán được nhu cầu của khách hàng và cũng phải biết phân loại khách hàng.

Mối quan hệ giữa cơ sở giết mổ và hộ chăn nuôi đã có sự chuyển dịch theo hướng có lợi hơn cho hộ chăn nuôi, hạn chế được các hiện tượng thông đồng, ép giá hoặc phải thông qua môi giới. Có được sự cải thiện tốt đẹp này cũng nhờ ảnh hưởng của giá lợn hơi tăng và mối liên kết ngang-dọc giữa các tác nhân ngày càng chặt chẽ hơn. Ở liên kết ngang các hộ chăn nuôi vẫn thường xuyên trao đổi với nhau về giá bán và chia sẻ kỹ thuật chăn nuôi, các loại cám tăng trọng có tác dụng tăng trưởng nhanh hay các loại thuốc thú y phòng, chữa bệnh cho lợn bị ốm. Các hộ chăn nuôi có mức liên hệ thường xuyên với nhau là 83,12%. Giữa các cơ sở giết mổ cũng hình thành mối liên kết ngang khá chặt chẽ với tỷ lệ liên hệ thường xuyên là 63,03%.

Nhìn chung về kết quả chăn nuôi thì các tác nhân tham gia chuỗi đều tạo được giá trị gia tăng và có lãi. Tuy nhiên, có sự chênh lệch khá lớn: VA của hộ chăn nuôi là 713,27 ngàn đồng, VA của cơ sở giết mổ bán buôn là 213,59 ngàn đồng, VA của hộ bán lẻ là 282,21 ngàn đồng và VA của hộ chế biến là 249,6 ngàn đồng. Tuy giá trị gia tăng của hộ chăn nuôi vẫn là cao nhất nhưng nếu tính theo chu kỳ sản xuất và chia ra ngày công lao động thì hộ chăn nuôi thấp hơn nhiều so với các tác nhân còn lại.

c. Hộ bán lẻ

Trong kênh tiêu thụ này, hộ bán lẻ chọn mua thịt lợn của cơ sở giết mổ rồi mang bán tại các chợ hoặc chọn phần lớn các loại thịt nạc thăn, nạc mông ngon để bán lại cho các hộ chế biến. Với các hộ chế biến đa số là mối quan hệ quen biết, bạn hàng lâu dài với số lượng lớn nên giá cả có thể thấp hơn giá bán lẻ chung. Tổng thể doanh thu người bán lẻ tạo ra trên 100kg lợn hơi là 4798,59 ngàn đồng tạo ra 282,21 ngàn đồng thu nhập hỗn hợp cho một ngày buôn bán.

Xét về hiệu quả kinh tế thì cứ 1000 đồng sẽ tạo ra doanh thu là 106 đồng và thu nhập hỗn hợp là 60 đồng.

Để có được thịt tươi sống, uy tín và đảm bảo thì mối liên kết giữa cơ sở giết mổ và hộ bán lẻ ngày càng khăng khít. Các cơ sở giết mổ và hộ bán lẻ thường xuyên giữ liên lạc để thông tin cho nhau về thị trường, tình hình giá cả. Tuy nhiên công tác an toàn vệ sinh thực phẩm chưa được các tác nhân chú trọng. Sản phẩm là thịt tươi sống nhưng qua điều tra thì người giết mổ và bán lẻ đều không

có phương tiện bảo quản thịt trong suốt cả ngày bán hàng mà chỉ bày trên bàn ở điều kiện bình thường. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng thịt khi tới tay người tiêu dùng. Đồng nghĩa với việc người tiêu dùng đến sau sẽ không được chọn phần thịt ưng ý và tươi ngon. Hình thức thanh toán giữa hộ bán lẻ và cơ sở giết mổ là trả toàn bộ hoặc thanh toán ngay tùy theo lượng vốn và quan hệ thân thiết của từng cá nhân.

Bảng 4.28. Hiệu quả sản xuất của hộ bán lẻ tính cho 100kg lợn hơi

Diễn giải ĐVT Hộ bán lẻ

Doanh thu 1000đ 4.798,59

Chi phí trung gian 1000đ 4.516,48

Chi phí mua lợn 1000đ 4.467,00

Chi phí điện, nước, túi bóng 1000đ 89,05

Giá trị gia tăng (VA) 1000đ 282,21

Khấu hao 1000đ 8,08

Thu nhập hỗn hợp (MI) 1000đ 274,13

GO/IC Lần 1,06

VA/IC Lần 0,06

MI/IC Lần 0,06

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Tóm lại, kênh tiêu thụ 3 là kênh có nhiều tác nhân tham gia nhất đã tạo ra giá trị thô là 1458,57 ngàn đồng cao nhất trong 3 kênh đồng thời cũng là kênh có tiềm năng phát triển nhất trong tương lai khi khoa học công nghệ đến gần với người nông dân hơn.

Qua phân tích các kênh tiêu thụ cho thấy kênh 1 là kênh tiêu thụ ngắn nhất và có mức giá đến người tiêu dùng thấp nhất. Vì vậy khi đứng về phía người tiêu dùng thì nên phát triển kênh tiêu thụ 1. Trong kênh 1 ta nên tập trung đầu tư cho tác nhân hộ chăn nuôi về khoa học kỹ thuật nhằm giảm chi phí trung gian, tăng sản lượng từ đó giảm giá thành sản phẩm. Hiện nay có nhiều trang trại đã áp dụng phương pháp đệm lót sinh học trong chuồng trại vừa giảm bớt công việc vệ sinh mà chuồng trại vẫn sạch sẽ, chống được dịch bệnh đồng thời tạo nguồn thức ăn và phân bón hữu ích cho kết hợp VAC trong gia đình. Ta nhận thấy tác nhân giết mổ có vai trò quan trọng trong việc mang sản phẩm đến gần người tiêu dùng hơn qua công đoạn chuyển hóa từ động vật sống thành sản phẩm thịt tươi tiện chia nhỏ và dễ chế biến.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu chuỗi giá trị thịt lợn sản xuất theo quy trình vietgahp tại huyện triệu sơn, tỉnh thanh hóa (Trang 84 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(153 trang)