Phần 3. Đặc điểm địa bàn và phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Hình 3.9. Quy trình nghiên cứu của đề tài Xác định mục tiêu nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu
Thu thập thông tin 1. Phỏng vấn chuyên gia, thiết
kế phiếu điều tra
2. Điều tra khảo sát Nghiên cứu tài liệu thứ cấp
Thông tin sơ cấp Thông tin thứ cấp
Phân tích số liệu thu thập
Xác định thực trạng quá trình tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu và đưa ra biện pháp hỗ trợ
Trong quá trình thực hiện luận văn, tác giả sử dụng hai bước: Thu thập dữ liệu và phân tích số liệu.
Nhằm để thu thập dữ liệu, tác giả thực hiện qua 3 phương pháp: Nghiên cứu tài liệu, phương pháp phỏng vấn, phương pháp điều tra bảng hỏi (điều tra trắc nghiệm). Quá trình này được tác giả thực hiện qua nghiên cứu tài liệu và phỏng vấn kết hợp với thu thập dữ liệu thứ cấp tại công ty đang thực hiện đề tài nghiên cứu.
Số liệu thu thập được tác giả xử lý qua quá trình phân tích dữ liệu bằng các phương pháp: Thống kê mô tả, phương pháp so sánh qua đó tác giả mong muốn có cái nhìn toàn diện và sâu sắc về tình hình thực tế tại đơn vị, cũng như những điểm tích cực có thể khai thác khi tổ chức thực hiện chiến lược tại công ty.
3.2.1.1. Nghiên cứu tài liệu thứ cấp
Để thực hiện phương pháp nghiên cứu này, tác giả tiến hành tìm kiếm và tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đã được công bố như Báo cáo tổng kết năm 2014, 2015, 2016; Đề án xây dựng và phát triển thương hiệu của công ty; Đánh giá việc xây dựng chiến lược phát triển thương hiệu của công ty… sau đó chọn lọc lấy các nghiên cứu có nội dung phù hợp và gần với nội dung nghiên cứu. Từ những nghiên cứu đã được chọn lọc này, nghiên cứu và phân tích cách tiếp cận và giải quyết vấn đề, tìm ra khoảng trống về mặt lý luận và thực tiễn để tiến hành nghiên cứu sâu, qua đó góp phần làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu. Việc nghiên cứu tài liệu thứ cấp sẽ giúp tác giả kế thừa được cách tiếp cận giải quyết vấn đề của các tác giả trước đó, đồng thời giúp xây dựng được mô hình nghiên cứu sơ bộ phù hợp với đề tài nghiên cứu.
Trong đề tài này, dữ liệu thứ cấp được thu thập và phân tích là dữ liệu về tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ phát triển nông thôn. Trên cơ sở dữ liệu thu thập được, tiến hành đánh giá quá trình tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu của công ty đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay.
3.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp a. Quy trình điều tra
Phương pháp thu thập dữ liệu thông qua các phiếu điều tra trắc nghiệm nhằm điều tra với số lượng lớn người được điều tra trong thời gian ngắn, số lượng thông tin thu thập được rộng, tiếp cận vấn đề đa chiều.
Qua đó, tìm ra các điểm tồn tại, tạo cơ sở để tìm hiểu và phân tích các nguyên nhân cụ thể dẫn đến vấn đề tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu chưa hiệu quả. Phương pháp này được thực hiện vào tháng 8/2016.
Việc thực hiện phương pháp này qua các bước cụ thể như sau:
Bước 1: Lập phiếu điều tra
Trên cơ sở nghiên cứu tài liệu thứ cấp và phương pháp chuyên gia, học viên thiết kế phiếu điều tra về sự hiểu biết của khách hàng, nhân viên, quản lý đối với chiến lược phát triển thương hiệu, tổ chức thực hiện chiến lược này. Bước này học viên thiết lập các câu hỏi liên quan tới vấn đề nghiên cứu, cụ thể ở đây là những câu hỏi liên quan đến quá trình xây dựng kế hoạch thực hiện chiến lược, cơ cấu tổ chức, nguồn lực và các chính sách hỗ trợ thực hiện chiến lược; quá trình đánh giá thực hiện chiến lược trong giai đoạn mới có còn phù hợp không.
Phiếu điều tra khảo sát được thiết kế theo mẫu 01 (phụ lục số 01).
Bước 2: Phát phiếu điều tra
Phát phiếu điều tra tới cán bộ quản lý, nhân viên trong công ty tại tất cả các phòng của công ty. Đây là những đối tượng liên quan trực tiếp tới việc tổ chức thực hiện chiến lược phát triển kinh doanh qua hình thức phát phiếu điều tra trực tiếp, có hướng dẫn cụ thể cách điền vào phiếu điều tra và hẹn ngày thu lại phiếu.
Bước 3: Thu phiếu điều tra
Đến ngày hẹn, tiến hành thu lại phiếu.
Bước 4: Tổng hợp và xử lý dữ liệu
Sau khi đã thu nhận tất cả các phiếu điều tra, tiến hành xem xét và loại bỏ các phiếu không đạt yêu cầu, giữ lại các phiếu được điền đầy đủ. Sau đó tổng hợp và đánh giá các vấn đề đã được thể hiện trong phiếu điều tra. Qua quá trình phân tích các dữ liệu thu thập được, có thể đưa ra những kết luận về các vấn đề chính còn tồn tại để trả lời câu hỏi nghiên cứu, từ đó đưa ra các giải pháp khắc phục.
b. Mô tả và kích cỡ mẫu nghiên cứu Chọn mẫu điều tra:
- Tác giả sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.
- Xác định cỡ mẫu:
+ Đối với đối tượng điều tra là Cán bộ nhân viên trong công ty:
Với sai số cho phép là 9%; Số lượng tổng mẫu điều tra là 525 người. Theo công thức Slovin ta có:
N 525
n = --- = --- = 100 1+ N (e2) 1 + 525 (0,09)2
Vậy, số lượng mẫu điều tra tác giả chọn là 100 người. Trong đó, có 5 CBQL cấp cao; 15 CBQL cấp trung và cấp cơ sở; 80 nhân viên tại các phòng ban + Đối với đối tượng điều tra là Khách hàng của công ty:
Với sai số cho phép là 7,5%; Số lượng khách hàng ước tình trên 100.000
N 100.000
n = --- = --- = 178 1+ N (e2) 1 + 100.000 (0,075)2
Vậy, số lượng mẫu điều tra tác giả chọn là 180 người. Phân bố đều khắp tại các kênh bán của Công ty
3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu 3.2.2.1. Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả sử dụng trong nghiên cứu để mô tả bối cảnh thực trạng chiến lược phát triển thương hiệu và tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu, quá trình phát triển của công ty trong điều kiện thương hiệu là chìa khóa sống còn như hiệu nay.
3.2.2.2. Phương pháp so sánh
Phương pháp so sánh được sử dụng trong nghiên cứu để so sánh sự biến động của các chỉ tiêu theo thời gian, theo kế hoạch so với tiêu chuẩn, so với các năm trước và so với những công ty đối thủ cạnh tranh ...Trên cơ sở so sánh, có những đánh giá phù hợp trong từng trường hợp cụ thể.
3.2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu
- Các chỉ tiêu đánh giá nội dung chiến lược phát triển thương hiệu:
+ Phát triển các giá trị cảm nhận của người tiêu dùng đối với thương hiệu;
-+Phát triển giá trị tài chính của thương hiệu;
+ Phát triển khả năng và mức độ bao quát của thương hiệu đôi với các nhóm sản phẩm khác nhau.
- Cơ cấu tổ chức quản lý thương hiệu -Tổng chi phí cho thương hiệu
- Cơ cấu chi cho tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu + Đánh giá và hoàn thiện thương hiệu;
+ Hoạt động quangr cáo;
+ Quan hệ công chúng;
+ Xúc tiến thương mại.
- Đánh giá kết quả tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu + Kết quả hoạt động kinh doanh;
+ Hiệu quả hoạt động truyền thông; xúc tiến thương mại; chăm sóc khách hàng;
+ Nhận biết của khách hàng về thương hiệu so với đối thủ cạnh tranh.
Chi phí cho thương hiệu - Hiệu quả = ---
Doanh thu