4.2. Thực trạng quá trình tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu của công ty cổ phần công nghệ nông thôn
4.2.1. Nhận thức về tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu của công ty
Văn hóa thương hiệu
Việc xây dựng văn hóa công ty là công việc khó khăn nhất, đòi hỏi sự đầu tư nhiều nhất cả về tài chính lẫn thời gian. Tuy nhiên, sau gần 20 năm đã xây dựng và bảo vệ những giá trị cốt lõi nhất và đem lại những bản sắc riêng nhất cho thương hiệu của công ty.
Việc xây dựng văn hóa công ty cũng cần được thực hiện một cách tổng thể dựa trên một hình ảnh đã được định vị từ ban đầu. Việc xây dựng văn hóa công ty đã được thực hiện từ những yếu tố vật lý tại doanh nghiệp như đồng phục, màu sắc, âm thanh, kiến trúc,… Cho tới các yếu tố vô hình như cách ứng xử của các thành viên trong công ty với nhau, cách mà doanh nghiệp cam kết với các vấn đề của xã hội.
4.2. THỰC TRẠNG TỔ CHỨC THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN CÔNG NGHỆ NÔNG THÔN 4.2.1. Nhận thức về tổ chức thực hiện chiến lược phát triển thương hiệu của công ty
Ban lãnh đạo
Ngay từ khi thành lập, trong đội ngũ ban lãnh đạo đã thông suốt quan điểm: Một thương hiệu mạnh không thể tự nhiên xuất hiện. Phát triển một thương hiệu mạnh đòi hỏi cần cả tư duy sáng tạo và tư duy chiến lược để tạo nên sự nhận biết và sự trải nghiệm về thương hiệu đó.
Lãnh đạo của RTD luôn coi hoạt động chiến lược phát triển thương hiệu là yếu tố được quan tâm hàng đầu. Chính vì vậy công ty đã dành cho hoạt động này những khoản chi phí đáng kể. Các kế hoạch về nhân sự đã được chú ý và đầu tư
nhiều hơn, đặc biệt là công tác đào tạo và phát triển nhân lực cho lĩnh vực thương hiệu của công ty đang được coi trọng. Bên cạnh đó các kế hoạch truyền thông đã và đang được công ty triển khai đưa vào thực hiện. Tuy mới chỉ áp dụng một vài khía cạnh nhỏ trong hoạt động truyền thông nhưng đã thu lại một số kết quả khả quan.
Một hạn chế là công ty chưa áp dụng nhiều các công cụ truyền thông, nội dung quảng cáo chưa gây được dấu ấn mạnh trong tâm trí khách hàng. RTD vẫn thực hiện các hoạt động quảng cáo trên tivi, và việc đầu tư cho trang chủ của công ty(www.rtd.vn) vẫn còn hạn chế. Hiện tại công ty vẫn chưa có nhân viên chuyên nghiệp về lĩnh vực truyền thông mới này. Sự khó khăn khi áp dụng các phương tiện truyền thông là việc điều tra thị trường gặp khó khăn, kết quả đo lường thường không chính xác trong khi các nhân viên phòng tiếp thị- marketing chưa có kinh nghiệm trong loại hình mới này.
Đội ngũ nhân viên
Hầu hết các nhân viên trong công ty đã nhận thức khá đầy đủ về vấn đề thương hiệu.Tuy nhiên khi được hỏi về mức độ quan trọng của thương hiệu đối với sự phát triển của công ty trong thời buổi hiện nay thì còn có các ý kiến khác nhau như sau: 68% số cán bộ nhân viên được hỏi đã đồng tình rằng thương hiệu rất quan trọng đối với sự phát triển của công ty hiện nay, 29% cho rằng quan trọng và chỉ có 3% cho rằng thương hiệu là chưa cần thiết. Trong công ty đã có sự thống nhất nhận thức về vai trò của thương hiệu trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
68 29
3
Rất quan trọng Quan trọng
Không quan trọng
Hình 4.16. Nhận thức về mức động quan trọng của phát triển thương hiệu Nguồn: Số liệu điều tra
Đa số các nhân viên khi được hỏi đều khẳng định công ty mình đã có chiến lược về thương hiệu và đã nắm được nội dung chiến lược thương hiệu của công ty. Điều này cho thấy công ty đã có sự tuyên truyền thông tin nội bộ hợp lý.
Tuy nhiên vẫn còn khá nhiều nhân viên chưa nắm rõ được công ty mình đã sử dụng bao nhiêu chi phí cho vấn đề thương hiệu trong một năm, cũng như các kế hoạch về truyền thông và kế hoạch sử dụng nhân lực của công ty trong thời gian tới.
Phần lớn nhân viên được hỏi trả lời về chi phí thương hiệu mà công ty đã chi ra trong 3 năm gần đây là từ 2- 5% doanh thu/năm, số lượng này chiếm tỉ lệ là 67%;
20% trả lời từ 1- 2% doanh thu/năm và 8% trả lời từ 5-7% doanh thu/năm. Như vậy nhân viên vẫn chưa thực sự quan tâm đúng mức các hoạt động mà công ty mình đang thực hiện.
25
67
8 1-2% doanh thu
2-5% doanh thu 5-7% doanh thu
Hình 4.17. Nhận thức của nhân viên về chi phí đầu tư cho chiến lược phát triển thương hiệu
Nguồn: Số liệu điều tra Khi được hỏi về hiệu quả mà chiến lược phát triển thương hiệu của công ty đã thực hiện trong thời gian qua thì hầu hết các cán bộ nhân viên đều thừa nhận chiến lược chưa thực sự hiệu quả, và đạt được như mong đợi. 45% đồng ý với ý kiến này, 40% cho rằng chiến lược đã đem lại hiệu quả và con số rất nhỏ là 15%
cho rằng rất hiệu quả.
15
40 45
Rất hiệu quả Hiệu quả Chưa hiệu quả
Hình 4.18. Nhận thức của CBNV về mức độ hiệu quả của chiến lược phát triển thương hiệu
Nguồn: Số liệu điều tra Khách hàng
Trong Báo cáo tổng kết quá trình xây dựng chiến lược thương hiệu giai đoạn 1 của công ty đã cho thấy:
- Qua bảng hỏi về nhận biết thời điểm thành lập công ty có tới 89,4% số khách hàng được hỏi biết được chính xác năm mà công ty thành lập điều này cho thấy ngay từ những ngày công công ty đã có những định hướng rất đúng đắn, và truyền tải thông tin rất tốt đến khách hàng thì họ mới có thể nhớ chính xác năm công ty thành lập như vậy, đây thể hiện những thành công bước đầu của công ty.
- Khi được hỏi về lĩnh vực hoạt động của công ty ở kết quả khảo sát cho thấy có 68,4% số khách hàng được hỏi cho biết Công ty hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực sản xuất thức ăn chăn nuôi, thuốc thý y. Như vậy với 68,4% số lượng khách hàng đều cảm nhận và đánh giá đúng được hoạt động của công ty điều đó phản ánh hình ảnh thương hiệu phần nào có tác động mạnh và đã gia tăng được mức độ biết đến thương hiệu của công ty từ phía khách hàng.
- Ở bảng hỏi nhận biết thương hiệu qua câu Slogan của công ty với phương châm “HOÀN THIỆN CÙNG NHÀ NÔNG” đã có 87,2% khách hàng nhận biết đúng câu khẩu hiệu của công ty. Trải qua 15 năm phát triển Ban giám đốc công ty RTD không ngừng tìm hiểu, đầu tư và phát triển đa dạng các ngành nghề sản xuất kinh doanh, tập trung vào lĩnh vực nông nghiệp như: Thức ăn chăn
nuôi, Vacxin, Thuốc thú y, Thuốc thủy sản, chăn nuôi gia công, con giống và thực phẩm sạch. Điều này đã nói lên được phương hướng hoạt động và lĩnh vực kinh doanh của Công ty là hoàn toàn đồng nhất, nó khẳng định phần nào sự thành công trong ý tưởng và công tác lãnh đạo của công ty.
Tại bảng mức độ cảm nhận của khách hàng về thương hiệu RTD có 68%
khách hàng thường xuyên giao dịch với công ty có 11,6% khách hàng cảm nhận đây là một thương hiệu uy tín, khách hàng đã giao dịch nhưng không thường xuyên là 8,3%, khách hàng chưa bao giờ giao dịch là 3,3%, khách hàng chưa biết đến công ty là 6,1% và khách hàng đã giao dịch và tạm dừng là 2,7%. Kết quả này nói lên thương hiệu RTD tuy đã có những thành công nhất định với 68%
khách hàng thường xuyên giao dịch nhưng vẫn còn nảy sinh một số vấn đề đó là những khách hàng chưa giao dịch, chưa biết đến công ty và những khách hàng giao dịch nhưng không thường xuyên tỷ lệ này chiếm 17,7%. Công ty cần có thêm những chiến lược kinh doanh mới để lôi kéo lượng khách hàng tiềm năng này và giải đáp những khúc mắc trong số khách hàng đang tạm ngừng giao dịch với công ty để họ quay trở lại làm khách hàng trung thành của công ty có như thế thì thương hiệu mới ngày càng thành công hơn nữa.