Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 30 - 35)

Phần 2. Cơ sở lý luận và thực tiễn

2.1. Cơ sở lý luận

2.1.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo

CLGD nói chung và đào tạo nghề nói riêng chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Với mỗi trường đào tạo có thể bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác nhau nhưng để đánh giá được chất lượng đào tạo của một trường thì cần dựa vào các nhóm yếu tố ảnh hưởng như sau:

2.1.3.1. Các yếu tố bên trong

Đây là nhóm các yếu tố bên trong các cơ sở đào tạo có ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng đào tạo. Các yếu tố này do hệ thống quản lý chất lượng của cơ sở dạy nghề quyết định. Các yếu tố này bao gồm các nhóm sau :

* Nhóm các yếu tố về điều kiện đảm bảo

Trong cơ sở đào tạo các nhân tố về điều kiện đảm bảo ảnh hưởng đến chất lượng. Tuy nhiên do đào tạo nghề là hoạt động cung cấp dịch vụ đặc biệt và đào tạo nghề ở Việt Nam có những điểm khác biệt do các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo nghề bao gồm:

- Chất lượng đội ngũ giảng viên và quản lý: Giảng viên là nhân tố quyết định CLGD. Để đáp ứng những yêu cầu mới của thời đại, người giảng viên đại học nói chung và giảng viên các trường cao đẳng/đại học khối kỹ thuật - công nghệ ứng dụng nói riêng phải có không chỉ những hiểu biết sâu sắc, thấu đáo những kiến thức, kinh nghiệm sư phạm và chuyên môn đơn thuần mà cần phải có những hiểu biết và kỹ năng tư duy kỹ thuật, tư duy sáng tạo. Do đó việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng về khoa học tư duy nói chung và tư duy kỹ thuật, tư duy sáng tạo nói riêng cho đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng là điều quan trọng và cấp bách. Đội ngũ giảng viên không những phải đủ về mặt số lượng mà còn phải đảm bảo chất lượng.

Theo Fallows & Steven (2000) thì cho rằng để đánh giá chất lượng giảng viên cần dựa vào các tiêu chí sau:

+ Kiến thức chuyên môn tốt: người giảng viên phải có kiến thức chuyên môn sâu rộng cả về lý thuyết và thực tiễn. Đồng thời để nâng cao chất lượng giảng dạy, người giảng viên cần không ngừng cập nhật kiến thức mới đáp ứng

nhu cầu giảng dạy cho học viên.

+ Khả năng sư phạm và truyền đạt kiến thức giỏi: bao gồm cả sự thuần thục về chuyên môn lẫn năng lực giao tiếp.

+ Kinh nghiệm thực tế: giúp cho giảng viên có thể ứng dụng một cách phong phú những kinh nghiệm thực tế vào bài giảng của mình đồng thời giúp sinh viên cọ sát hơn với thực tế những kiến thức trong bài giảng.

+ Sự hòa đồng, gần gũi, thân thiện và sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm của giảng viên có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình giảng dạy và cũng là yếu tố giúp cho người học đạt đến chất lượng học tập cao hơn.

+ Khả năng giao tiếp: giúp học viên tự suy nghĩ, phát triển tư duy sáng tạo trong quá trình học.

+ Tiếp thu ý kiến phản hồi: người giảng viên cần phải học cách lắng nghe, tiếp thu ý kiến từ phía người học cũng như từ đồng nghiệp để ngày càng hoàn thiện và bổ sung thêm nhiều kiến thức cho mình.

- Nguồn tài chính: Tài chính trong giáo dục là sử dụng chính sách tiền tệ, quản lý tiền tệ theo mục đích của giáo dục mà nhà nước có trách nhiệm. Nhà trường các cơ sở tạo điều kiện cho nhà nước thống nhất quản lý nên phải tuân thủ các quy định do nhà nước ban hành. Với mục tiêu là hình thành “nhân cách – sức lao động” với quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Đồng tiền vận động vào hoạt động giáo dục đào tạo góp phần củng cố hình thái ý thức xã hội và thúc đẩy sự hình thành và phát triển sức lao động có thể tham gia vào thị trường lao động trong bối cảnh toàn cầu hóa.

Chất lượng đào tạo phụ thuộc vào nguồn lực tài chính. Đây là nhân tố gián tiếp ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo. Nếu như không có nguồn lực tài chính dồi dào thì chắc chắn không thể đầu tư cho việc xây dựng CSVC, trang thiết bị dạy học phục vụ cho quá trình đào tạo (Nguyễn Thị Lan, 2013).

Mặt khác muốn có đội ngũ giảng viên giỏi, có trình độ, có năng lực thật sự thì nhà trường phải đưa ra mức thù lao hấp dẫn, cũng như chính sách đãi ngộ thỏa đáng.

Tuy nhiên thực tế hiện nay mức thù lao cho giảng viên là rất thấp, do đó không thể thu hút được đội ngũ tri thức có trình độ chuyên môn thực sự.

Việc đầu tư CSVC, trang thiết bị máy móc, xưởng thực hành phục vụ cho

quá trình đào tạo cần nguồn lực tài chính chắc chắn. Tuy nhiên nguồn tài chính của các trường chủ yếu từ ngân sách cấp nên với hiện trạng này dễ hiểu vì sao chất lượng đào tạo còn chưa cao. Đặc biệt trong giai đoạn tới khi Chính phủ yêu cầu các trường tự chủ tài chính thì đây là một thách thức rất lớn đối với các trường trong việc đầu tư phát triển.

- Chương trình đào tạo: “Chương trình giáo dục đại học thể hiện mục tiêu giáo dục đại học, quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục đại học, phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học, ngành , nghề ,trình độ đào tạo của giáo dục đại học ; bảo đảm liên thông với các chương trình giáo dục khác ” (Luật giáo dục, 2005). Chương trình đào tạo là nội dung cơ bản, cần thiết và quan trọng trong quá trình đào tạo. Nó là chuẩn mực để đánh giá chất lượng đào tạo trong các đơn vị nhà trường.

Đầu ra của quá trình đào tạo người lao động. Người lao động đó có đáp ứng được yêu cầu của các doanh nghiệp hay không? Đó là câu trả lời rất khó. Để trả lời câu hỏi này thì chỉ có người sử dụng lao động – các doanh nghiệp mới trả lời chính xác nhất. Như vậy đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải coi chất lượng đào tạo là sự phù hợp ở kết quả sản phẩm đầu ra. Vì thế các cơ sở đào tạo cần phải nghiên cứu nhu cầu của người sử dụng lao động. Trên cơ sở chương trình giáo dục chung (hoặc chương trình khung) được quy định bởi các cơ quan quản lý giáo dục các cơ sở giáo dục tổ chức xây dựng các chương trình chi tiết hay còn gọi là chương trình đào tạo. Chương trình đào tạo là bản thiết kế chi tiết quá trình giảng dạy trong một khoá đào tạo phản ánh cụ thể mục tiêu, nội dung, cấu trúc, trình tự cách thức tổ chức thực hiện và KTĐG các hoạt động giảng dạy cho toàn khoá đào tạo và cho từng môn học, phần học, chương, mục và bài giảng. Chương trình đào tạo do các cơ sở đào tạo xây dựng trên cơ sở chương trình đào tạo đã được các cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bên cạnh đó các trường phải xây dựng phần mềm (bao gồm các giờ thảo luận, tự học, bài tập, thực hành) để tạo ra tính đa dạng, phong phú theo từng ngành nghề cụ thể, tạo bản sắc riêng cho mỗi nhà trường.

Chương trình đào tạo phải tùy thuộc theo từng ngành nghề bố trí số tiết giảng cho hợp lý giữa nội dung lý thuyết và thực hành. Để thiết kế chương trình đào tạo cho một ngành, nghề cần quan tâm đến mục tiêu đào tạo của ngành, nghề đó, người học sau khi tốt nghiệp sẽ có được những kiến thức và kỹ năng gì.

- Nguồn lực, CSVC và trang thiết bị dạy học:

Theo Quyết định số 47/2001/QĐ – TT ngày 4/4/2001 của Thủ tướng chính phủ quy định, quy hoạch mạng lưới trường đại học cao đẳng giai đoạn 2001 – 2010): CSVC – trang thiết bị giảng dạy có vai trò tích cực trong việc hỗ trợ Thầy và trò đề nâng cao chất lượng đào tạo. Việc nâng cấp CSVC, trang thiết bị kỹ thuật là yêu cầu cấp thiết trong công tác đào tạo ở nước ta hiện nay.

Hệ thống CSVC phục vụ cho công tác đào tạo trong mỗi nhà trường là một yếu tố quan trọng quyết định chất lượng đào tạo. Mỗi một ngành nghề đào tạo đòi hỏi hệ thống phương tiện, nhưng chung quy lại thì hệ thống CSVC trong nhà trường gồm: phòng học lý thuyết, phòng thực hành, phòng thí nghiệm, xưởng thực tập, thư viện, ký túc xá, các phương tiện dạy học.

Khoa học kỹ thuật ngày càng phát triển, đặc biệt là công nghệ thông tin, việc sử dụng các dịch vụ hỗ trợ từ công nghệ thông tin vào chương trình học một cách hiệu quả sẽ góp phần làm thoả mãn nhu cầu của người học đồng thời nâng cao hiệu quả của một chương trình đào tạo.

* Nhóm các yếu tố về quá trình đào tạo:

- Nội dung chương trình đào tạo có phù hợp với mục tiêu đào tạo đã được thiết kế thích hợp với nhu cầu thị trường, yêu cầu của người học hay không?

- Phương pháp đào tạo có được đổi mới, có phát huy được tính tích cực, chủ động của người học, có phát huy được khả năng học tập cao nhất của từng đối tượng người học hay không?

- Hình thức đào tạo có linh hoạt, thuận lợi, tiết kiệm chi phí cho người học không? có đáp ứng nhu cầu đa dạng của người học không?

- Môi trường học tập trong nhà trường có an toàn, có bị các tệ nạn xã hội xâm nhập không? các dịch vụ phục vụ cho học tập, sinh hoạt có sẵn và thuận lợi không ?

- Môi trường văn hóa trong nhà trường có tốt không? người học có dễ dàng có được các thông tin về KQHT, tiến độ học tập và các hoạt động của nhà trường không?

2.1.3.2. Các yếu tố bên ngoài

Chất lượng đầu vào: yếu tố chất lượng đầu vào cũng có ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng đầu ra. Nó được hình thành trong suốt quá trình giáo dục từ mẫu giáo đến THPT, tùy thuộc vào môi trường xã hội và gia đình của mỗi cá nhân.

Mặc dù chất lượng đầu ra cũng ảnh hưởng lớn từ quá trình cải tiến nhưng nhiều nghiên cứu cho thấy nền giáo dục Việt Nam bị ảnh hưởng nhiều nhất từ chất lượng đầu vào, nếu chất lượng đầu vào kém sẽ kéo theo chất lượng đầu ra kém (Đỗ Đức Phú, 2012).

Đây cũng chính là các điều kiện để đảm bảo chất lượng đào tạo. Vì vậy muốn nâng cao chất lượng đào tạo thì phải tác động để nâng cao chất lượng, hiệu quả các yếu tố trên.

Các yếu tố về môi trường

Theo Đỗ Đức Phú (2012) các yếu tố về môi trường ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo bao gồm:

- Xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế tác động đến tất cả các mặt đời sống xã hội của đất nước, trong đó có các hoạt động đào tạo nghề. Toàn cầu hóa và hội nhập đòi hỏi chất lượng đào tạo nghề của Việt Nam phải được nâng lên để sản phẩm tạo ra đáp ứng được yêu cầu thị trường của khu vực và thế giới. Đồng thời nó cũng tạo ra cơ hội cho đào tạo nghề Việt Nam nhanh chóng tiếp cận trình độ tiên tiến của các nước trên thế giới.

- Phát triển khoa học công nghệ yêu cầu người lao động phải nắm bắt kịp thời và thường xuyên học tập và làm chủ công nghệ mới, đòi hỏi các cơ sở đào tạo phải thay đổi mới đáp ứng nhu cầu học tập, khoa học công nghệ, trong đó có khoa học công nghệ về giáo dục đào tạo phát triển tạo điều kiện để đổi mới phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức để nâng cao chất lượng hiệu quả đào tạo.

- Kinh tế xã hội phát triển làm cho nhận thức xã hội và công chúng về việc dạy nghề, học nghề và vai trò của lao động có kỹ năng tay nghề thay đổi cũng ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo trong các trường dạy nghề, nguồn lực đầu tư cho đào tạo nghề tăng lên là điều kiện vật chất để cải thiện chất lượng đào tạo, thị trường lao động phát triển và hoàn thiện tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các cơ sở đào tạo nâng cao chất lượng.

Các yếu tố về cơ chế chính sách của Nhà nước

Theo Đỗ Đức Phú (2012) các yếu tố về cơ chế chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo về các mặt như:

- Cơ chế chính sách của nhà nước ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển đào tạo cả về quy mô, cơ cấu và cả về chất lượng đào tạo.

- Cơ chế chính sách của nhà nước tác động tới chất lượng đào tạo nghề thể hiện ở các khía cạnh sau: khuyến khích hay kìm hãm cạnh tranh nâng cao chất lượng. Có tạo ra môi trường bình đẳng cho các cơ sở đào tạo cùng phát triển nâng cao chất lượng không?

Sơ đồ 2.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)