Phần 3. Phương pháp nghiên cứu
3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu
Những số liệu về thông tin ngành Dệt May, nhu cầu nguồn nhân lực, dữ liệu về các trường Đại học, Cao đẳng trong nước và quốc tế, các tài liệu liên quan...chủ yếu được thu thập từ các sách, niên giám thống kê qua các năm, các tạp chí, các thông tin trên mạng internet. Những thông tin này chủ yếu phục vụ cho phần tổng quan, cơ sở lý luận và thực tiễn.
Các số liệu về tình hình đào tạo của Nhà trường qua 3 năm được thu thập từ các báo cáo kết quả đào tạo, báo cáo tài chính, báo cáo tổng kết của Nhà trường. Sau khi thu thập, các số liệu này được tiến hành xử lý để đưa ra các chỉ tiêu cần nghiên cứu.
3.2.1.2. Số liệu sơ cấp
Bao gồm các số liệu về tình hình đào tạo, chất lượng đào tạo thực tế của Nhà trường qua việc điểu tra để thu thập ý kiến của nhiều đối tượng khác nhau liên quan đến công tác đào tạo tại trường.
- Tiêu chí chọn mẫu:
+ Điều tra từ cán bộ quản lý của trường.
+ Điều tra từ giảng viên của trường.
+ Điều tra từ đội ngũ phục vụ (Xưởng trường, Thư viện, Phòng quản trị đời sống).
+ Điều tra từ HSSV (HSSV đã tốt nghiệp và HSSV đang học tại trường).
+ Điều tra từ doanh nghiệp sử dụng lao động.
- Chọn số lượng và kết cấu mẫu:
Bước 1: Xác định số lượng mẫu theo công thức tính quy mô mẫu của Linus Yamane:
N n =
(1+N*e2) n: Quy mô mẫu
N: Kích thước của tổng thể
Chọn khoảng tin cậy là 90%, nên mức độ sai lệch e = 0,1 Bước 2: Tiến hành chọn mẫu phân tổ theo tiêu thức phòng, khoa.
Bước 3: Sau khi phân tổ, trong từng tổ ta dùng cách chọn mẫu ngẫu nhiên đơn giản để chọn các mẫu sẽ điều tra.
Bước 4: Tiến hành điều tra mẫu theo danh sách đã chọn.
Bảng 3.1. Bảng mẫu chọn khảo sát cán bộ, giảng viên
STT Bộ phận Số lượng CB/GV Số lượng mẫu
Cán bộ quản lý 39 28
1 Ban giám hiệu 4 1
2 Phòng Đào tạo 11 9
3 Phòng công tác chính trị & HSSV 3 2
4 Phòng Thanh tra giáo dục 3 2
5 Phòng tài chính - kế toán 5 4
6 Phòng Hành chính tổng hợp 5 4
7 Trung tâm đảm bảo chất lượng 5 4
8 Phòng khoa học & hợp tác QT 3 2
Giảng viên 276 73
9 Công nghệ may 120 22
10 Thiết kế thời trang 19 9
11 Kinh tế 15 5
12 Cơ điện 14 5
13 Khoa học cơ bản 20 5
14 Thực hành may 80 22
15 Công nghệ Sợi Dệt 8 5
Đội ngũ phục vụ 21 17
16 Phòng Kế hoạch vật tư, QTĐS 10 8
17 Xưởng trường 8 7
18 Thư viện 3 2
Tổng 336 119
+ Với phiếu điều tra từ cán bộ quản lý của trường (N=39 người): 28 phiếu.
+ Với phiếu điều tra từ giảng viên của trường (N=276 người): 73 phiếu.
+ Với phiếu điều tra từ đội ngũ phục vụ (Xưởng trường, Thư viện, Phòng
+ Với phiếu điều tra từ HSSV đã tốt nghiệp (N=1200 HSSV): 92 phiếu.
+ Với phiếu điều tra từ HSSV đang học tại trường chọn sinh viên cao đẳng, cao đẳng nghề năm 3 (N=2200 HSSV): 96 phiếu (để HSSV có thể hiểu rõ hết về chương trình đào tạo, CSVC, đội ngũ giảng viên..).
Bảng 3.2. Bảng mẫu chọn khảo sát HSSV
STT Khoa/Trung tâm HSSV năm 3 HSSV đã ra trường
1 Công nghệ may, Thực hành may 53 52
2 Thiết kế thời trang 14 13
3 Kinh tế 9 8
4 Cơ điện 20 19
Tổng 96 92
+ Để đánh giá khách quan và công bằng chất lượng đào tạo của Trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội, tác giả tiến hành điều tra 10 doanh nghiệp hiện đang sử dụng lực lượng lao động là HSSV của nhà trường về giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường bằng phương pháp phiếu điều tra.
Hình thức điều tra, khảo sát: gặp trực tiếp để đưa phiếu hoặc thông qua email.
Bảng 3.3. Bảng mẫu chọn doanh nghiệp khảo sát
TT Doanh nghiệp Địa chỉ
1 Tổng công ty Đức Giang- Công ty cổ phần Hà Nội
2 Công ty TNHH May Đức Giang Hà Nội
3 Công ty cổ phần Thời trang Phát triển Cao Hà Nội
4 Tổng công ty May 10 Hà Nội
5 Công ty TNHH một thành viên 76 Hà Nội
6 Công ty cổ phần viễn thông FPT Hà Nội
7 Công ty TNHH Vina EHWA may xuất khẩu Hà Nội
8 Công ty cổ phần thời trang Thiên Quang Hà Nội
9 Công ty cổ phần X20 Hà Nội
10 Công ty TNHH may và thương mại Việt Thành Bắc Ninh