Nội dung, chương trình giáo trình

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 81 - 85)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng chất lượng đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội

4.2.1. Nội dung, chương trình giáo trình

Về chương trình, nội dung đào tạo là yếu tố có tính cốt lõi, ảnh hưởng rất quan trọng đến chất lượng đào tạo của nhà trường.

Chương trình đào tạo của trường được xây dựng trên cơ sở mục tiêu đã đề ra. Nội dung đào tạo căn cứ vào chương trình khung của Bộ Giáo dục và Đào tạo, một phần nhà trường tự xây dựng cho phù hợp với yêu cầu của từng ngành nghề đào tạo và cấp đào tạo để đảm bảo tiếp tục thực hiện 5 chương trình của Bộ, cụ thể: đã tiến hành rà soát lại mục tiêu, nội dung chương trình đào tạo của từng ngành nghề theo hướng: Mục tiêu đào tạo phải theo sát mục tiêu thực tiễn, phù hợp với tiến bộ của khoa học và công nghệ, đảm bảo tính cân đối về nội dung chương trình trong việc liên thông đào tạo lên bậc học cao hơn, tạo điều kiện cho người học khi ra trường có thể đáp ứng được yêu cầu công việc.

Để thực hiện việc xây dựng chương trình đào tạo, nhà trường luôn bám sát mục tiêu đào tạo sao cho phù hợp nhất. Chương trình đào tạo của trường hiện nay bao gồm 3 nội dung lớn: Giáo dục đại cương, kiến thức chung và kiến thức chuyên ngành (bao gồm thực tập tốt nghiệp và thi tốt nghiệp).

Nhà trường thành lập hội đồng khoa học cùng phối hợp với các Khoa, Trung tâm để xây dựng chương trình khung và sau đó lập chương trình chi tiết phục vụ giảng dạy. Trên cơ sở khung chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, hội đồng khoa học nhà trường, với đơn vị tham mưu là Phòng Đào tạo đã xây dựng nội dung chương trình đào tạo phù hợp đối với từng cấp học và ngành nghề đào tạo. Việc hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo, giáo trình và bài giảng phải đảm bảo cập nhật được những thông tin về khoa học công nghệ, kiến thức mới nói chung cũng như gắn với những vấn đề thời sự, đặc thù của Ngành May cũng như các ngành kinh tế khác có gắn với ngành nghề đào tạo của Trường. Để thực hiện công tác biên soạn, thẩm định giáo trình hội đồng khoa học nhà trường đều mời các doanh nghiệp, các cơ quan đơn vị có liên quan để thẩm định, nghiệm thu, đảm bảo chương trình đào tạo vừa phù hợp với mong muốn chủ quan của nhà trường, vừa đảm bảo sự chỉ đạo của Bộ về khung chương trình.

Kết quả khảo sát 10 Doanh nghiệp cho 05 chương trình đào tạo bậc Cao đẳng (chương trình tự học) của các ngành Công nghệ may, Thiết kế thời trang, Công nghệ kỹ thuật cơ khí, Quản trị kinh doanh, Kế toán cho thấy, chương trình đào tạo tương đối phù hợp với mục tiêu, nhiệm vụ của Trường, phù hợp với mục tiêu đào tạo của từng ngành học về khối lượng, thời gian, nội dung và kiến thức chuyên ngành. Việc triển khai lấy ý kiến đã nhận được sự hợp tác và phản hồi tích cực từ phía các doanh nghiệp được thể hiện ở bảng 4.10.

Bảng 4.10. Đánh giá của doanh nghiệp về chương trình đào tạo

Nội dung 4:

Chương trình đào tạo

Không đáp ứng (người)

Tỉ lệ (%)

Đáp ứng (người)

Tỉ lệ (%)

Đáp ứng tốt (người)

Tỉ lệ (%)

Đáp ứng rất tốt (người)

Tỉ lệ (%)

18 Mục tiêu đào tạo 0 0 5 25 13 65 2 10

19 Vị trí việc làm 0 0 4 20 15 75 1 5

20 Nội dung kiến

thức cơ sở ngành 0 0 6 30 13 65 1 5

21

Nội dung kiến thức chuyên ngành

0 0 3 15 16 80 1 5

22 Nội dung thực tập 0 0 4 20 15 75 1 5

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2016) + Đối với mục tiêu đào tạo: đa số các doanh nghiệp đều đồng ý với mục tiêu về kỹ năng, đánh giá ở mức đáp ứng 65% và đáp ứng tốt 10%. Tuy nhiên còn một số ý kiến của DN cho rằng cần đánh giá lại các mục tiêu được cho là quá cao hoặc quá thấp, không phù hợp với trình độ Cao đẳng.

+ Về vị trí việc làm: Đa số các ý kiến đồng ý vị trí việc làm ngay sau khi tốt nghiệp và vị trí việc làm trong tương lai. Tuy nhiên, một số ý kiến cho rằng, vị trí việc làm cần gắn với nội dung và mục tiêu đào tạo, một số vị trí việc làm được DN đánh giá không phù hợp với trình độ Cao đẳng.

+ Về nội dung kiến thức cơ sở ngành: 65% ý kiến đều đánh giá là đáp ứng.

Một số ý kiến của DN nên giảm thời lượng và nội dung một số học phần đại cương của một số chương trình để tập trung cho các nội dung chuyên ngành.

+ Về nội dung kiến thức chuyên ngành: đa số các ý kiến 80% đều đánh giá là đáp ứng. Tuy nhiên, còn một số ý kiến DN khuyến nghị nên tăng số tiết và thời lượng.

+ Về nội dung thực tập: đa số các ý kiến đều đánh giá là đáp ứng 75% và

Bảng 4.11. Các ý kiến khác từ doanh nghiệp

Các ý kiến Số lượng

1. Các ý kiến về kiến thức cần được trang bị thêm

Kiến thức về tiếng anh giao tiếp, tin học cơ bản 6

Kỹ năng đọc dịch tiếng anh chuyên ngành, tin học chuyên ngành 2 Kiến thức về hoạt động của các công ty và các bộ phận nếu được làm 2 Giảng viên cần trang bị, truyền đạt thêm cho sinh viên về các kiến thức,

kinh nghiệm thực tế tại doanh nghiệp 2

Kiến thức về kỹ năng giao tiếp, kỹ năng quản lý, thuyết trình 3 2. Các ý kiến về kỹ năng thực hành cần được rèn luyện thêm

Áp dụng các kỹ năng vào thực tế sản xuất 2

Nhà trường cần cho sinh viên tiếp cận máy móc chuyên dùng và một số loại máy móc khác mà các công ty đang có xu hướng sử dụng nhiều để

sinh viên ra trường không bỡ ngỡ 9

Kỹ năng chuyên môn: Thiết kế, may các sản phẩm đa dạng hơn 4 3. Đề xuất để nâng cao mức độ phù hợp giữa chất lượng sinh viên tốt

nghiệp tại trường với nhu cầu của các doanh nghiệp

Bám sát thực tế nhiều hơn nữa 3

Nên cho sinh viên thực hành nhiều hơn từ năm đầu, cần đi thực tập sản xuất nhiều hơn, Tăng thời gian đi thực tập tại các công ty để sinh viên

có nhiều kinh nghiệm hơn khi ra trường 10

Nâng cao chất lượng máy móc phù hợp với thực tế doanh nghiệp, đưa

máy móc hiện đại vào giảng dạy 5

Đào tạo sinh viên tốt về tiếng anh, tin học chuyên ngành may 3 Đào tạo thêm kỹ năng mềm: giao tiếp, quản lý, thuyết trình 2 Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2016) Qua các ý kiến trên có thể thấy chương trình đào tạo của trường hiện nay đang còn yếu và thiếu về các kiến thức Tiếng anh, tin học, các kỹ năng mềm của HSSV vẫn còn hạn chế chưa đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Ngoài ra còn có ý kiến về tăng thời gian thực tập sản xuất cho HSSV và nâng cao chất

lượng máy móc phù hợp với thực tế doanh nghiệp, đưa máy móc hiện đại vào giảng dạy để HSSV đỡ bỡ ngỡ khi ra trường làm việc.

Trên đây là những ý kiến hết sức thiết thực, giúp nhà trường rất nhiều trong công tác xây dựng, đổi mới chương trình, giáo trình đáp ứng nhu cầu của đơn vị sử dụng lao động. Sự hải lòng của doanh nghiệp chính là thước đo chính xác nhất về chất lượng đào tạo của trường.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 81 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)