Kết quả chất lượng đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 71 - 75)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng chất lượng đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội

4.1.2. Kết quả chất lượng đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội

4.1.2.1. Kết quả tuyển sinh

Số lượng học sinh, sinh viên tuyển mới của tất cả các hệ từ năm 2014 đến năm 2016 được thể hiện ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Số lượng tuyển sinh giai đoạn 2014 – 2016

ĐVT: Người

TT Trình độ đào tạo

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Chỉ

tiêu

Thực tuyển

Chỉ tiêu

Thực tuyển

Chỉ tiêu

Thực tuyển

1 Đại học 500 500

2 Cao đẳng 1600 1512 1600 1622 910 910

3 Cao đẳng nghề 1000 689 700 610 600 540

4 TCCN 500 430 450 400 450 386

5 Trung cấp nghề 300 210 210 180

6 Công nhân kỹ thuật, cán 2000 1120 2000 1379 2000 1500

Tổng số 5400 3961 4960 4011 3360 3336

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tổng kết các năm học (2014, 2015, 2016)

Bảng 4.1 cho thấy số lượng thực tế tuyển sinh của trường giữ ổn định trong các năm từ 2014-2015, đây là giai đoạn khó khăn trong tuyển sinh của các trường. Từ năm 2015-2016, do thay đổi trong quy chế tuyển sinh của Bộ giáo dục và Đào tạo nên số lượng tuyển sinh trình độ TCCN, TCN và CĐN đã chuyển dịch sang trình độ Cao đẳng theo xu hướng chung. Năm 2016 trường tuyển sinh trình độ Đại học, chỉ tiêu cho các trình độ đã điều chỉnh và trường đã tuyển đủ chỉ tiêu của 2 trình độ ĐH và CĐ. Số lượng thực tuyển của đối tượng là học viên ngắn hạn vẫn tăng qua từng năm.

4.1.2.2. Kết quả đào tạo - Kết quả học tập

Việc đánh giá KQHT của sinh viên đối với các học phần chỉ có lý thuyết hoặc có cả lý thuyết và thực hành như sau: Nhận thức, thái độ tham gia thảo luận, chuyên cần: 10%, Kiểm tra thường xuyên: 15%, Thi giữa học phần: 15% và điểm thi kết thúc học phần (60%). Các học phần thực hành: sinh viên phải tham dự đầy đủ các bài thực hành. Trung bình cộng điểm của các bài thực hành trong học kỳ được làm tròn đến phần nguyên là điểm học phần loại này.

Bảng 4.2. Kết quả học tập của HSSV

Năm học Số SV (người)

Khá- Giỏi (người)

Tỉ lệ (%)

Trung bình- TBK (người)

Tỉ lệ (%)

Yếu kém (người)

Tỉ lệ (%)

2014-2015 6549 938 14,32 5473 83,57 138 2,11

2015-2016 6389 1006 15,75 5264 82,39 119 1,86

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tổng kết các năm học (2014, 2015, 2016) Bảng 4.2 cho thấy:

+ Tỉ lệ HSSV khá giỏi năm học 2015-2016: 15,75 % (tăng 4,23% so với năm học 2014-2015).

+ Tỉ lệ HSSV yếu kém năm học 2015-2016: 1,86% (giảm 2,45% so với năm học 2014-2015).

Số lượng và tỷ lệ phần trăm HSSV đạt KQHT khá và giỏi qua các năm tăng lên, tỷ lệ HSSV đạt KQHT trung bình khá –trung bình của từng năm khá cao (hơn 80%) và giảm dần qua các năm, HSSV có KQHT yếu kém cũng giảm dần.

Các số liệu trên cho thấy một thực tại là chất lượng học tập của sinh viên ở mức trung bình khá, việc nâng cao hiệu quả đào tạo trong bối cảnh mở rộng quy mô đào tạo là một vấn đề khó, nhà trường cần phải có các biện pháp tích cực hơn nữa để nâng cao chất lượng học tập của HSSV.

- Kết quả thi “Olympic các môn học”:

+ Cấp trường: 221 HSSV đạt giải (trong đó: 29 giải nhất, 35 giải nhì, 82 giải ba và 75 giải khuyến khích);

+ Cấp Thành phố: 17 HSSV đạt giải (trong đó: 1 thủ khoa, 4 giải nhì, 8 giải ba, 4 giải khuyến khích).

+ Cấp Toàn quốc: 01 giải nhất + Thi tay nghề ASEAN: 01 sinh viên

Tỷ lệ HSSV bỏ thi trong Hội thi Olympic các môn học cao hơn năm học 2014 - 2015, kết quả một số môn chưa phản ánh đúng chất lượng do thời điểm tổ chức thi chưa hợp lý, chưa động viên khuyến khích được HSSV quyết tâm tham gia.

- Kết quả tốt nghiệp

Bảng 4.3. Kết quả tốt nghiệp của HSSV

Năm học

Số HSSV (người)

Khá- Giỏi (người)

Tỉ lệ (%)

Trung bình-

TBK (người)

Tỉ lệ (%)

Yếu kém (người)

Tỉ lệ (%)

2014 2722 416 15,28 2104 77,3 202 7,42

2015 2694 426 15,81 2090 77,58 178 6,61

2016 2631 421 16,00 1818 69,1 392 14,9

Nguồn: Tổng hợp báo cáo tổng kết các năm học (2014, 2015, 2016) Bảng 4.3 cho thấy:

+ Tỉ lệ HSSV tốt nghiệp năm 2016: 85,1 % (giảm 8,2%) so với tỉ lệ tốt nghiệp 93,39% của năm 2015;

+ Tỉ lệ HSSV trượt tốt nghiệp năm 2016 là 14,9% tăng 8,29% so với năm 2015 là 6,61%.

+ Tốt nghiệp loại khá, giỏi năm 2016: 16% (tăng 0,2%) so với 15,81% của

+ Tỉ lệ HSSV xếp loại trung bình, trung bình khá năm 2016 là 69,1% giảm so với tỉ lệ 77,58% của năm 2015

Tỉ lệ HSSV tốt nghiệp của trường qua các năm đều đạt trên 80%, nhưng tỉ lệ HSSV đạt kết quả Khá, Giỏi chỉ chiếm 15%-16% nguyên nhân có thể do phần thi chuyên ngành của trường chủ yếu là thực hành kỹ năng nghề nghiệp nên điểm đánh giá tốt nghiệp không đạt cao như các chuyên ngành chỉ thi lý thuyết. Tuy nhiên đây cũng là điểm cần chú ý trong công tác đào tạo để có thể không chỉ nâng cao tỉ lệ HSSV khá giỏi tốt nghiệp mà còn nâng cao cả chất lượng kỹ năng chuyên môn cho HSSV.

- Tình hình việc làm của HSSV sau khi tốt nghiệp

Chất lượng đào tạo của trường thể hiện ở khả năng khả năng được xin việc, làm việc đúng ngành được đào tạo và mức lương mà doanh nghiệp trả cho HSSV.

Kết quả điều tra 92 HSSV tốt nghiệp được tổng hợp trong bảng 4.4 như sau:

Bảng 4.4. Khảo sát việc làm sau tốt nghiệp của HSSV

Nội dung khảo sát

Khối ngành

Số lượng (người)

Tỉ lệ Cơ khí (%)

(người) Tỉ lệ (%)

Công nghệ may (người)

Tỉ lệ (%)

Thiết kế thời

trang (người)

Tỉ lệ (%)

Kinh tế (người

)

Tỉ lệ (%)

1. Xin được việc trong thời gian

Dưới 6 tháng 18 94,7 45 86, 12 92,3 7 87,5 82 89,1

Từ 6 tháng đến 1 5,3 5 9,6 1 7,7 1 12,5 8 8,7

Trên 1 năm 2 3,9 2 2,2

2. Công việc

Đúng ngành 15 78,9 50 96, 10 76,9 5 62,5 80 87,0

Trái ngành 4 21,1 2 3,8 3 23,1 3 37,5 12 13,0

3. Mức lương hiện nay

Dưới 3 triệu 2 10,5 3 5,8 1 12,5 6 6,5

Từ 3 triệu - 5 14 73,7 37 71, 10 76,9 6 75 67 72,8

Từ 5 triệu - 8 3 15,8 11 21, 3 23,1 0 17 18,5

Trên 8 triệu 1 1,9 1 12,5 2 2,2

Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2016)

Bảng 4.4 cho thấy tỷ lệ HSSV có việc làm ngay sau khi tốt nghiệp chiếm tỷ lệ rất lớn (89,1%) tỉ lệ cao nhất thuộc ngành cơ khí 94,7% và thiết kế thời trang là 92,3%. Tỉ lệ làm đúng chuyên ngành trên tổng số HSSV khảo sát chiếm tỷ lệ rất cao 87%, tỉ lệ làm trái ngành chỉ 13% tuy nhiên xét theo từng ngành thì chỉ có ngành Công nghệ may là tỉ lệ có việc làm đúng ngành là 96,2% còn lại các ngành khác tỉ lệ làm đúng ngành thấp, đặc biệt cao đối với khối ngành kinh tế.

Như vậy, tỉ lệ HSSV có việc làm đúng ngành nghề đào tạo ngay sau dưới 6 tháng tốt nghiệp đã cho thấy sản phẩm đào tạo của trường đã đáp ứng được nhu cầu tuyển dụng của thị trường lao động. Đây là một bước khởi đầu tốt đẹp, đòi hỏi nhà trường tiếp tục phải giữ vững và nâng cao chất lượng đào tạo.

Mức lương dưới 3 triệu chiếm 6,5%, chủ yếu lương trong khoảng từ 3 triệu – 5 triệu chiếm 72,8% và tỉ lệ trong các ngành cũng tương đương, mức lương 5 triệu - 8 triệu chiếm 18,5%, mức lương trên 8 triệu chiếm 2,2% của 2 HSSV thuộc ngành Công nghệ mày và Kinh tế. Đặc thù của ngành May là nhu cầu sử dụng lao động lớn nên khả năng xin được việc cao và mức lương chỉ ở mức độ trung bình. Để có thể đạt mức lương cao trong tương lai phụ thuộc vào kinh nghiệm làm việc và năng lực của từng cá nhân.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học công nghiệp dệt may hà nội (Trang 71 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)