Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng chất lượng đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội
4.3.3. Các giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội
4.3.3.1. Giải pháp đổi mới chương trình, giáo trình
Để nâng cao chất lượng đào tạo của trường đòi hỏi cần có giải pháp trong việc nghiên cứu đổi mới nội dung chương trình, giáo trình đào tạo phù hợp với nhu cầu của doanh nghiệp, phù hợp với sứ mạng và mục tiêu của trường. Trong thời đại mà sự tồn tại và phát triển của các quốc gia dựa trên sự thông minh, tài trí của cộng đồng nhiều hơn là của cải và tài nguyên sẵn có, phương châm giáo dục không còn là cung cấp, nhồi nhét kiến thức, mà là rèn luyện khả năng tư duy, khả năng thích ứng, rèn luyện nhân cách để hình thành nên những con người, dù ở bất kỳ hoàn cảnh nào cũng vươn lên và đứng vững. Điều đó được thể hiện
trong chương trình đào tạo của từng ngành học. Ngay từ khi xây dựng chương trình đào tạo đại học, cán bộ lãnh đạo khoa và giảng viên cần tiếp cận xu hướng thời đại, đổi mới giáo trình một cách cơ bản, toàn diện theo những chuẩn mực quốc tế; chú trọng tính thiết thực của nội dung chương trình và năng lực của sinh viên; phát huy tối đa khả năng cá nhân của mỗi sinh viên, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người học và nhu cầu nguồn nhân lực trình độ cao của xã hội.
a. Các nội dung cần thực hiện
- Thứ nhất: Xây dựng chương trình đào tạo cho phù hợp hơn với điều kiện thực tế của nhà trường và nhu cầu thực tế của xã hội. Sự nghiệp đào tạo nói chung của nước ta dựa trên xuất phát điểm thấp cả về kinh tế và khoa học công nghệ, nhiều nội dung môn học đã trở nên lạc hậu so với tiến bộ của khoa học công nghệ và thực tế sản xuất của các doanh nghiệp. Do đó, chương trình đào tạo đòi hỏi phải thay đổi theo hướng hiện đại hoá về mục tiêu và nội dung. Để làm được điều đó, trước tiên cần phải tổ chức khảo sát các doanh nghiệp để tìm hiểu nhu cầu nhân lực phục vụ xây dựng các chương trình đào tạo chính quy, ngắn hạn, tư vấn chuyển giao công nghệ theo yêu cầu của doanh nghiệp và phù hợp với nhu cầu thực tế trong từng giai đoạn.
+ Phát triển các chương trình đào tạo chất lượng cao ngành Công nghệ may, Thiết kế thời trang, Sợi dệt, Cơ khí... Tổ chức điều tra/hội thảo lấy ý kiến của các doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư tại Việt Nam về nhu cầu (số lượng và chất lượng) nguồn nhân lực chất lượng cao.
+ Tổ chức các khóa đào tạo ngắn hạn cho HSSV về các kỹ năng mềm: kỹ năng giao tiếp, lập kế hoạch, quản lý thời gian. Đào tạo và cấp chứng chỉ các lớp:
tin học văn phòng, tin học ứng dụng, tiếng anh giao tiếp.. và bố trí các tuần thực tế nghề nghiệp trong mỗi học kỳ.
- Thứ hai: Tăng cường biên soạn giáo trình, tài liệu tham khảo, chuyên khảo cập nhật theo thực tiễn sản xuất kinh doanh. Hiện nay giáo trình sử dụng trong giảng dạy chủ yếu do các trường khác xuất bản như: Đại học bách khoa Hà Nội, Đại học Công nghiệp… và đa phần đều đã lạc hậu, không còn phù hợp với thực tế hiện nay. Trường cần thu thập, tìm kiếm các tài liệu, giáo trình về các chuyên ngành đang đào tạo tại trường cả trong nước và nước ngoài, biên soạn đủ giáo trình phục vụ cho quá trình đào tạo và xây dựng thương hiệu của trường. Kế hoạch cụ thể từ 2016-2020 cụ thể như sau:
+ Ngành Công nghệ may: 14 giáo trình.
+ Ngành Quản lý công nghiệp: 18 giáo trình.
+ Ngành Công nghệ sợi, dệt: 4 giáo trình.
+ Ngành Thiết kế thời trang: 8 giáo trình.
+ Ngành Công nghệ kỹ thuật cơ khí: 4 giáo trình.
Thời gian dự kiến hoàn thành như sau: 2016: 13 giáo trình, 2017: 10 giáo trình, 2018: 9 giáo trình, 2019: 10 giáo trình, 2020: 6 giáo trình.
+ Thực hiện số hóa các giáo trình phục vụ đào tạo.
- Thứ ba: Đánh giá chính xác kỹ năng tay nghề, mức độ đáp ứng yêu cầu công việc của HSSV tốt nghiệp chính là các doanh nghiệp sử dụng lại động.
Hàng năm trường cần tổ chức lấy ý kiến của các doanh nghiệp sử dụng lao động, ý kiến của cựu SV, hội nghề nghiệp về chương trình, giáo trình đào tạo để có những ý kiến đóng góp để cập nhật vào giáo trình và hoàn thiện chương trình đào tạo.
Xây dựng mục tiêu, chương trình đào tạo có sự tham gia của các doanh nghiệp để nâng cao chất lượng các chương trình, bài giảng. Nhà trường cử các giáo viên đi thực tế khảo sát, tham khảo ý kiến của các doanh nghiệp về: Nhu cầu sử dụng lao động, vị trí việc làm, môi trường lao động…
Đối với việc chỉnh sửa chương trình phải tổ chức hội thảo, thành phần hội thảo gồm: Nhà trường, các doanh nghiệp, các cơ quan quản lý cấp trên về đào tạo, người học. Qua hội thảo, biên soạn nội dung hoàn thiện chương trình chỉ rõ các nội dung trọng yếu như: Thời lượng và đề cương nội dung chi tiết, trình tự xắp xếp của từng nội dung, phương pháp giảng dạy, yêu cầu và cách thức kiểm tra, đánh giá kết quả học tập, thực tập của học sinh.
b. Các giải pháp, chính sách hỗ trợ - Giải pháp về con người:
+ Mời thêm giảng viên của Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, Viện Dệt May cán bộ tại doanh nghiệp tham gia biên soạn giáo trình.
+ Tiếp tục cử giảng viên đi thực tế tại các doanh nghiệp để bồi dưỡng chuyên môn, cập nhật các kiến thức, công nghệ mới cho công tác viết giáo trình.
- Giải pháp về tài chính:
+ Tranh thủ tối đa sự hỗ trợ về mặt tài chính của nhà nước đối với ngành dệt may, đặc biệt là của Tập đoàn Dệt may Việt Nam thông qua các đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tập đoàn về xây dựng chương trình, giáo trình.
+ Ký kết các hợp đồng làm chương trình khung, giáo trình với Tổng cục dạy nghề để tận dụng nguồn tài chính nhằm xây dựng chương trình đào tạo.
4.3.3.2. Giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, giảng viên
Muốn nâng cao chất lượng đào tạo của trường thì chất lượng đội ngũ giảng viên cần phải được nâng cao. Giảng viên là yếu tố có vai trò quyết định hàng đầu đến chất lượng đào tạo, giảng viên dạy nghề trước hết phải yêu nghề mới có thể khuyến khích sự đam mê sáng tạo nghề nghiệp, hỗ trợ cho người học trong quá trình hình thành nhân cách cũng như kỹ năng chuyên môn, tác phong công nghiệp.
Giảng viên dạy nghề có nhiều đặc thù: vừa phải có trình độ chuyên môn và tay nghề cao, vừa phải có năng lực sư phạm để có thể dạy thực hành nghề, vừa là nhà kỹ thuật và đồng thời là nhà quản lý để có thể dạy lý thuyết nghề và quản lý dạy học.
a. Những nội dung cần thực hiện
- Thứ nhất: Căn cứ vào thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên của trường và những đánh giá của người học, trường cần tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giảng viên để đáp ứng với các tiêu chí đảm bảo chất lượng của trường đại học và nâng cao chất lượng đào tạo của trường trong thời gian tới.
Phòng Tổ chức Hành chính cần xác định nhu cầu đội ngũ cán bộ, giảng viên, công nhân viên giai đoạn tới, cụ thể từ 2016 – 2020. Từ nhu cầu đó sẽ lên kế hoạch tuyển dụng đội ngũ cán bộ, giảng viên, công nhân viên và kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, giảng viên, công nhân viên giai đoạn 2016 – 2020 .
Mục tiêu thực hiện phát triển đội ngũ giảng viên hàng năm trong giai đoạn 2016 – 2020 được thể hiện như sau:
+ Đào tạo và tuyển dụng trình độ tiến sĩ: từ 1 đến 3 người/năm.
+ Đào tạo tiến sĩ ở nước ngoài: 1-2 người/ năm.
+ Đào tạo và tuyển dụng trình độ thạc sĩ: từ 20 đến 25 người/năm.
Bảng 4.15. Lộ trình phát triển giảng viên giai đoạn 2016-2020
TT Giảng viên theo ngành đào tạo Năm
2016 2017 2018 2019 2020 Tổng số giảng viên 276 276 285 297 302
Tiến sĩ 7 9 11 13 13
Thạc sĩ 136 142 179 199 249
Đại học 133 125 95 85 40
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính- Trường ĐHCN Dệt May HN (2016) - Thứ hai: Bồi dưỡng thường xuyên về chuyên môn nghiệp vụ cho giảng viên Căn cứ vào nhu cầu cụ thể của các phòng ban, khoa/ trung tâm nhà trường bố trí mở các lớp bồi dưỡng để giúp giảng viên phát triển sâu hơn các kiến thức cũ, cập nhật thêm được những kiến thức mới giúp hoàn thiện thêm kiến thức cho giảng viên. Bên cạnh đó, trường cần tổ chức các buổi học bồi dưỡng công nghệ thông tin theo chuyên đề để giảng viên có thể sử dụng và khai thác thành thạo internet và các ứng dụng khác của công nghệ vào nghiên cứu và giảng dạy. Các lớp này có thể mở ngoài giờ hành chính và yêu cầu tất cả các giảng viên có liên quan phải tham gia. Hàng năm, nhà trường yêu cầu các khoa/trung tâm xây dựng kế hoạch bố trí giảng viên đi thực tế tại các doanh nghiệp thời gian có thể từ 6 tháng đến 1 năm, để có thể cập nhật các kiến thức, công nghệ mới nhằm nâng cao chất lượng bài giảng và bám sát với thực tế. Kế hoạch cụ thể như sau:
+ Mở lớp chuyên môn, sư phạm, ngoại ngữ, tin học, nghiên cứu khoa học tại trường: từ 50 đến 70 người/năm
+ Cử đi bồi dưỡng ở ngoài trường : từ 10 đến 15 người /năm + Cử đi bồi dưỡng ở nước ngoài : từ 5 đến 7 người/năm + Cử đi thực tế tại doanh nghiệp: 10% giảng viên/năm.
- Thứ ba: Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học của giảng viên
Năng lực của giảng viên thể hiện ở khả năng nghiên cứu khoa học, các đề tài,công trình nghiên cứu. Để đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học nhà trường cần định hướng nghiên cứu khoa học theo hướng ứng dụng, phù hợp với yêu cầu của Tập đoàn, doanh nghiệp dệt may, yêu cầu đặt hàng của Nhà nước. Mỗi năm
có từ 1 – 2 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tập đoàn, cấp Bộ 8 – 10 đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường. Gắn hoạt động nghiên cứu với thực tiễn trong Nhà trường và xu hướng hợp tác quốc tế. Xây dựng chính sách khuyến khích giảng viên công bố kết quả công tác nghiên cứu khoa học trên các báo, tạp chí trong và ngoài nước. Dần từng bước coi đây như là một tiêu chuẩn bình xét danh hiệu chiến sĩ thi đua, lao động giỏi…
b. Các chính sách hỗ trợ thực hiện kế hoạch
Để có thể tuyển dụng, đào tạo, bồi dưỡng và giữ chân được các giảng viên giỏi thì trường phải có các chế độ chính sách đãi ngộ thỏa đáng.
- Các chính sách về con người
+ Ưu tiên tuyển dụng những người có học vị từ thạc sĩ trở lên, có chính sách đãi ngộ hợp lý về lộ trình thăng tiến.
+ Cử những cán bộ, giảng viên trong độ tuổi phát triển, có năng lực đi đào tạo, ở trong nước và nước ngoài, đi thực tế tại các doanh nghiệp tiên tiến.
- Các chính sách về cơ sở vật chất
+ Trang bị đầy đủ máy tính cho cán bộ quản lý, phương tiện hiện đại cho giảng viên, đặc biệt là giảng viên có trình độ tiến sĩ hoặc thạc sĩ có nhiều năm kinh nghiệm công tác tại doanh nghiệp.
+ Bố trí ô tô đưa đón giảng viên có học vị tiến sĩ hằng ngày từ nội thành Hà Nội về Trường.
+ Ưu tiên đầu tư, xây dựng các phòng thí nghiệm, phòng hội thảo, phòng học đa năng để phục vụ cho công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học.
- Các chính sách về tài chính
+ Hỗ trợ xấp xỉ 240 triệu đồng cho 1 nghiên cứu sinh đi học trong nước bao gồm: hỗ trợ 60 triệu đồng/ 1 khóa học bằng tiền, giảm 50% giờ giảng và được hưởng nguyên lương và các chế độ khác trong thời gian đi học.
+ Hỗ trợ 150.000.000đ/người/năm cho những người đi học tiến sĩ ở nước ngoài nếu không xin được học bổng, được hưởng nguyên lương trong thời gian đi học.
+ Giao đề tài khoa học cấp Bộ, cấp Tập đoàn, cấp trường cho nghiên cứu sinh và học viên cao học với đề tài đúng hướng đề tài nghiên cứu.
4.3.3.3. Giải pháp hoàn thiện công tác kiểm tra đánh giá kết quả học tập
CLGD là một vấn đề hàng đầu. Tổ chức KTĐG KQHT của HSSV là một quá trình thành phần trong việc giảng dạy, cung cấp những thông tin chẩn đoán về quá trình học tập, giúp giảng viên và HSSV kịp thời điều chỉnh việc dạy-học.
Thay đổi chương trình hoặc phương pháp giảng dạy mà không thay đổi hệ thống KTĐG, hoặc ngược lại, thì chưa chắc đã thay đổi được chất lượng dạy học. KTĐG là một thành tố trong cấu trúc của hoạt động học tập. Cần phải hình thành cho HSSV khả năng tự kiểm tra, tự đánh giá, tự xác định xem đã/ chưa lĩnh hội hành động học tập đề ra. KTĐG KQHT là thành tố không thể thiếu được của công tác quản lý quá trình đào tạo, thực hiện việc điều chỉnh quá trình dạy và học nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Để hoàn thiện công tác KTĐG KQHT của mình thì trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội cần xây dựng cho mình những nội dung cần thực hiện trong thời gian tới như:
b. Những nội dung cần thực hiện
- Thứ nhất: Nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giảng viên, công nhân viên, học sinh về KTĐG KQHT
Muốn hành động đúng phải có nhận thức đúng đắn, khi nhận thức còn lệch lạc hoặc chưa đầy đủ thì không thể hành động đúng hướng và có hiệu quả.
Chính vì vậy, giải pháp này nhằm mục đích làm thay đổi nhận thức của cán bộ quản lý, giáo viên và học sinh về KTĐG, công việc tưởng chừng như rất quen thuộc và thành thạo này. Khi đã có nhận thức đúng thì sẽ thống nhất thành một khối để đi đến hành động đúng đắn.
Để nâng cao nhận thức của cán bộ quản lý, giản viên, công nhân viên thì trước hết nhà trường cần hoàn thiện các quy chế áp dụng trong đào tạo, tiêu chí khen thưởng, kỷ luật trong học tập. Các phòng ban, khoa/ trung tâm phổ biến, quán triệt quy chế tới từng công nhân viên, giảng viên thuộc đơn vị mình quản lý.
Với HSSV nên tổ chức học tập ở tuần đầu năm học, tuần sinh hoạt đầu khoá.
- Thứ hai: Bồi dưỡng giảng viên về các phương pháp và công cụ KTĐG tiên tiến.
Giảng viên là người trực tiếp tham gia KTĐG nên họ cần nắm vững và áp dụng tốt những phương pháp và công cụ KTĐG tiên tiến nhằm thu được kết quả đánh giá chính xác, khách quan, công bằng, đáng tin cậy. Giảng viên của trường hầu hết chưa được đào tạo chính quy về sư phạm kỹ thuật nên ít được tiếp cận
với các phương pháp KTĐG hiện đại. Do vậy, trường cần tổ chức các khoá bồi dưỡng để các giảng viên có thể áp dụng được các phương pháp KTĐG hiện đại vào quá trình dạy học của mình.
Căn cứ danh sách GV các khoa/trung tâm đăng ký tham gia các khoá tập huấn. Phòng tổ chức xây dựng nội quy của khoá học, chuẩn bị tài liệu, mời và tiếp đón giảng viên/chuyên gia được mời giảng dạy các chuyên đề, huy động những GV tham gia tập huấn. Sau mỗi đợt tập huấn cần đánh giá kết quả học tập của mỗi thành viên, cấp chứng chỉ và tổ chức rút kinh nghiệm.
Tổ chức các diễn đàn, hội thảo, tập huấn hoặc mời chuyên gia bồi dưỡng về công tác KTĐG KQHT của HSSV: phương pháp đánh giá, kỹ thuật xây dựng đề kiểm tra, đề thi, tổ chức KTĐG, đánh giá nhóm… Thiết lập mạng lưới các chuyên gia hỗ trợ đánh giá, xây dựng các điển hình KTĐG tốt để nâng cao năng lực tổ chức công tác KTĐG cho giảng viên.
- Thứ ba: Hoàn thiện các quy định nội bộ về KTĐG
Các quy định nội bộ về KTĐG do phòng Đào tạo soạn thảo, trước khi được ban hành cần gửi về các phòng ban, khoa/trung tâm để lấy ý kiến. Sau khi tập hợp các ý kiến của các đơn vị, Hiệu trưởng bố trí cuộc họp đổi ý kiến và kết luận hội nghị. Phòng Đào tạo hoàn thiện văn bản, trình Hiệu trưởng xét duyệt và ban hành.
Nội quy thi, kiểm tra cũng phải được xây dựng cụ thể, quy định rõ những lỗi vi phạm, mức độ áp dụng hình thức xử lý kỷ luật đối với cả cán bộ coi thi và HSSV vi phạm quy chế; nhiệm vụ của cán bộ coi thi; trách nhiệm của thí sinh.
Quy định này từng cán bộ coi thi phải năm vững để thống nhất cách xử lý thí sinh vi phạm trong toàn trường, toàn thể HSSV được phổ biến có tác dụng răn đe chung và ngăn ngừa vi phạm, các cán bộ quản lý, thanh tra giáo dục nắm vững để giám sát thực hiện.
- Thứ tư: Tiếp tục chuẩn hóa quy trình KTĐG, hoàn thiện quản lý các khâu của quy trình KTĐG.
Hoàn thiện quản lý các khâu của quy trình KTĐG nhằm mục đích nâng cao chất lượng và hiệu quả của việc KTĐG đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất các tiêu cực trong KTĐG. Quản lý tốt các khâu của quy trình KTĐG là những yếu tố cơ bản để có được kết quả đánh giá khách quan, công bằng, chính xác. Ra