Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng chất lượng đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội
4.1.3. Đánh giá chất lượng đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội 62 4.2. Các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đào tạo của trường Đại học Công nghiệp Dệt May Hà Nội
4.1.3.1. Đánh giá của Cán bộ quản lý, Giảng viên, Công nhân viên trong trường Căn cứ vào KQHT, thi tốt nghiệp trong những năm vừa qua của Trường có thể thấy Chất lượng đào tạo của trường được giữ vững, chất lượng đào tạo ngành truyền thống được nâng cao nên được các doanh nghiệp tin tưởng đặt hàng nhiều khóa đào tạo ngắn hạn, qua đó tác động tích cực đến tuyển sinh và nâng cao thương hiệu của Trường. Tuy nhiên, thống kê kết quả một số học phần loại khá, giỏi thấp hơn năm học trước, nhiều học phần hoặc trong cùng một học phần có sự chênh lệch lớn về tỷ lệ khá giỏi và yếu kém. Tỷ lệ sinh viên trượt tốt nghiệp cao hơn năm học trước, nguyên nhân trực tiếp được xác định là do khâu ôn thi, nguyên nhân sâu xa là do phương pháp giảng dạy trong quá trình còn nhiều hạn chế.
CSVC của trường được đầu tư mạnh trong những năm gần đây đặc biệt là cảnh quan môi trường sạch sẽ, văn phòng làm việc của các phòng ban,
khoa/trung tâm được trang bị đầy đủ máy tính, điều hòa, trang thiết bị cần thiết, các phòng học lý thuyết được trang bị đầy đủ máy chiếu, tivi phục vụ tốt cho công tác giảng dạy.
Nhìn chung, công tác KTĐG KQHT và rèn luyện của HSSV đã được thực hiện một cách nghiêm túc và khoa học, đảm bảo tính khách quan và công bằng trong đánh giá học sinh, sinh viên giữa các lớp khác nhau và giữa các chuyên ngành khác nhau. Qua đó đã hạn chế được rất nhiều những thói quen xấu của học sinh, sinh viên trong thi cử như: chép bài của bạn, quay cóp, gian lận; đồng thời tạo cho học sinh, sinh viên sự trung thực, chủ động trong việc rèn luyện kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp. Đây cũng là một nhân tố góp phần nâng cao chất lượng học sinh, sinh viên trong Nhà trường.
Chất lượng tuyển sinh đầu vào của trường ngày càng được nâng lên thể hiện qua mức điểm sàn trúng tuyển vào trường ngày càng cao. Năm 2015 điểm trúng tuyển vào trường là 12 điểm. Năm 2016 điểm trúng tuyển vào trường ở trình độ Đại học là 19 điểm với ngành Công nghệ may, 15 điểm các ngành khác, trình độ Cao đẳng là 13 điểm. Chất lượng đầu vào được nâng lên cũng là một trong những yếu tố góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của trường trong những năm gần đây.
4.1.3.2. Đánh giá của doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo của trường Đánh giá chất lượng đào tạo bằng phương pháp thu thập ý kiến từ cán bộ quản lý và giảng viên cũng chỉ là tự đánh giá mình, không đủ độ chính xác.
Trong khi đó chương trình đào tạo và yêu cầu của các doanh nghiệp nơi HSSV ra trường làm việc thì doanh nghiệp luôn phải hướng theo thị trường để tăng mức độ cạnh tranh vì vậy cần có những học sinh vừa vững lý thuyết, vừa có tay nghề cao. Cho nên từ góc độ người sử dụng lao động các doanh nghiệp sẽ có những nhìn nhận chính xác về chất lượng của người học do nhà trường đào tao, điều này có ý nghĩa quyết định cho "đầu ra" của Nhà trường. Trên cơ sở đó, tác giả đã tiến hành lấy phiếu khảo sát đánh giá về chất lượng đào tạo của trường với 10 doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp ở 2 vị trí là trưởng phòng tổ chức và trưởng phòng kỹ thuật hoặc trưởng phòng kế toán. Kết quả khảo sát được thể hiện trong bảng 4.5 như sau:
Bảng 4.5. Đánh giá Kỹ năng chuyên môn của HSSV tốt nghiệp
Nội dung 1: Nhóm kỹ năng chuyên môn
Không đáp ứng (người)
Tỉ lệ (%)
Đáp ứng (người)
Tỉ lệ (%)
Đáp ứng tốt (người)
Tỉ lệ (%)
Đáp ứng rất
tốt (người)
Tỉ lệ (%)
1
Kỹ năng sử dụng trang thiết bị chuyên dùng
2 10 14 70 3 15 1 5
2 Kỹ năng phòng tránh
và khắc phục sai hỏng 1 5 15 75 3 15 1 5
3
Kỹ năng sử dụng tiếng anh chuyên ngành, tin học ứng dụng
8 40 9 45 2 10 1 5
4
Kỹ năng tiếp cận công nghệ mới vào sản xuất may công nghiệp
3 15 12 60 4 20 1 5
5 Kết quả thực hiện các
nhiệm vụ chuyên môn 2 10 13 65 4 20 1 5
6 Mức độ đáp ứng yêu
cầu công việc 1 5 14 70 4 20 1 5
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2016) Theo kết quả tổng hợp từ 20 phiếu khảo sát đối với doanh nghiệp thì hầu hết các kỹ năng chuyên môn của HSSV tốt nghiệp tại trường đều chỉ ở mức đáp ứng trên 70%, đánh giá ở mức đáp ứng tốt chỉ từ 15-20%. Mục tiêu của trường là nâng cao mức độ đáp ứng yêu cầu công việc, kỹ năng chuyên môn của HSSV tốt nghiệp lên từ 30-40%.
Kỹ năng sử dụng tiếng anh chuyên ngành, tin học ứng dụng chưa được đánh giá cao mức không đáp ứng chiếm 40%, đáp ứng chiếm 45%, 10% đáp ứng tốt. Khả năng sử dụng ngoại ngữ và vi tính của HSSV chưa được thành thạo do nhà trường chưa có đầy đủ về CSVC, trang thiết bị thì thiếu; khả năng vận dụng thực tế cho SV thực hành thì ít mà chỉ thiên về lý thuyết điều này đã làm cho sinh viên không có khả năng vận dụng thực tế. Vì vậy trong quá trình
xây dựng và đổi mới chương trình đào tạo trường cần chú trọng hơn đến 2 kỹ năng này hoặc có thể mở các khóa đào tạo kỹ năng mềm để HSSV tốt nghiệp được trang bị đầy đủ các kỹ năng cần thiết để có thể đáp ứng tốt yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động.
Cán bộ trực tiếp quản lý, theo dõi và điều hành đối tượng lao động là HSSV tốt nghiệp tại trường còn có một số đề xuất cụ thể như: để nâng cao chất lượng cho học sinh khi tốt nghiệp vào các doanh nghiệp có được tay nghề tốt, phải cho các em may nhiều chủng loại hàng khác nhau; cho các em áp dụng nhiều loại cữ gá. Đối với học sinh TCCN kỹ năng thực hành có nhưng chưa được chuyên sâu, cần trang bị thêm cho các em nhiều hơn nữa những kỹ năng trong sản xuất như may mẫu, tài liệu kỹ thuật.
Đánh giá về ý thức, tác phong công nghiệp của HSSV ra trường đang làm việc tại doanh nghiệp như sau:
Bảng 4.6. Đánh giá nhóm kỹ năng mềm của HSSV
Nội dung 2:
Nhóm kỹ năng mềm
Không đáp ứng (người)
Tỉ lệ (%)
Đáp ứng (người)
Tỉ lệ (%)
Đáp ứng tốt
(người) Tỉ lệ
(%) Đáp ứng rất
tốt (người)
Tỉ lệ (%)
7 Kỹ năng làm việc độc
lập 4 20 13 65 2 10 1 5
8 Kỹ năng làm việc
nhóm 4 20 13 65 2 10 1 5
9 Kỹ năng giao tiếp,
thuyết trình 4 20 13 65 2 10 1 5
10 Kỹ năng thích nghi
sáng tạo, đổi mới. 4 20 14 70 2 10 0 0
11 Ý thức tổ chức kỷ luật 3 15 14 70 2 10 1 5
12 Tư cách đạo đức 2 10 14 70 3 15 1 5
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2016) Theo đánh giá của doanh nghiệp, tỉ lệ HSSV không đáp ứng về nhóm kỹ năng mềm (10%-20%) thấp hơn về kỹ năng chuyên môn. Trong đó kỹ năng làm việc độc lập, làm việc nhóm, giao tiếp, thuyết trình, thích nghi sáng tạo, đổi mới tỉ lệ không đáp ứng cao (20%). Về ý thức tổ chức kỷ luật và tư cách đạo đức của
HSSV được doanh nghiệp đánh giá ở mức cao hơn. Số lượng HSSV đáp ứng tốt và rất tốt các nhóm kỹ năng mềm này cũng chỉ đạt ở mức độ thấp (từ 5%-10%).
Đây là điểm yếu mà trường cần khắc phục trong chương trình đào tạo của mình trong thời gian tới do thời gian qua chưa quan tâm đến việc đào tạo các kỹ năng mềm này cho HSSV.
Bảng 4.7. Đánh giá nhóm kỹ năng quản lý của HSSV
Nội dung 3:
Nhóm kỹ năng quản lý
Không đáp ứng (người)
Tỉ lệ (%)
Đáp ứng (người)
Tỉ lệ (%)
Đáp ứng tốt
(người) Tỉ lệ
(%)
Đáp ứng rất
tốt (người)
Tỉ lệ (%)
13 Kỹ năng lập kế hoạch 3 15 14 70 2 10 1 5
14 Kỹ năng tổ chức thực
hiện 3 15 14 70 2 10 1 5
15 Kỹ năng kiểm tra đánh
giá 2 10 14 70 3 15 1 5
16 Kỹ năng giải quyết vấn đề 3 15 14 70 2 10 1 5
17 Kỹ năng quản lý thời gian 3 15 14 70 2 10 1 5
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2016) Tương tự như nhóm kỹ năng mềm, nhóm kỹ năng quản lý của HSSV trường cũng chỉ được các doanh nghiệp đánh giá ở mức thấp. Tỉ lệ không đáp ứng chiếm từ 10%-15%, về cơ bản chỉ dừng lại ở mức đáp ứng yêu cầu với tỉ lệ 70%.
4.1.3.3. Đánh giá của người học về chất lượng đào tạo của trường
Ngoài việc đánh giá chất lượng đào tạo của trường từ phía giảng viên, cán bộ công nhân viên trong trường và các doanh nghiệp sử dụng lao động qua đào tạo của trường thì đánh giá của người học – HSSV cũng rất sát thực và chính xác.
Để đánh giá chất lượng đào tạo của trường từ phía người học-HSSV, tác giả đã tiến hành khảo sát 188 phiếu điều tra bao gồm: 96 phiếu khảo sát sinh viên năm cuối và 92 phiếu khảo sát sinh viên đã tốt nghiệp về các nội dung liên quan đến chất lượng đào tạo của trường trong hoạt động đào tạo và các hoạt động khác.
Kết quả khảo sát đánh giá của HSSV về hoạt động đào tạo được thể hiện trong bảng 4.8 như sau:
Bảng 4.8. Đánh giá của HSSV về hoạt động đào tạo của trường
3 Hoạt động đào tạo
Không hài lòng (người)
Tỉ lệ (%)
Bình thường (người)
Tỉ lệ (%)
Hài lòng (người)
Tỉ lệ (%)
Rất hài lòng (người)
Tỉ lệ (%)
3.1 Sắp xếp tiến độ học tập 17 9,0 101 53,7 64 34,0 6 3,2 3.2 Đào tạo, rèn luyện kỹ
năng mềm cho sinh viên 31 16,5 97 51,6 55 29,3 5 2,7
3.3 Sự hỗ trợ của đội ngũ cố
vấn học tập 17 9,0 99 52,7 66 35,1 6 3,2
3.4 Đánh giá kết quả học tập 3 1,6 96 51,1 82 43,6 7 3,7
3.5 Đánh giá hoạt động
giảng dạy của giảng viên 2 1,1 91 48,4 89 47,3 6 3,2
3.6
Đội ngũ cán bộ phục vụ thuộc các phòng ban (đào tạo, tài vụ, thư viện, xưởng trường..)
2 1,1 94 50,0 85 45,2 7 3,7
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2016) Mức độ đánh giá của HSSV về sắp xếp tiến độ học tập có 9,0% không hài lòng, mức độ bình thường 53,7%, mức độ hài lòng 34,0% và rất hài lòng là 3,2%.
Sắp xếp tiến độ học tập hiện nay vẫn có trường hợp các lớp học 2 ca do phải cân đối năng lực giảng dạy của các Khoa/Trung tâm và tận dụng triệt để năng lực của các phòng thực hành.
Nội dung Đào tạo, rèn luyện kỹ năng mềm cho sinh viên cũng không được đánh giá cao, có tới 16,5% không hài lòng, 51,6% đánh giá bình thường, 29,3%
hài lòng và 2,7% rất hài lòng.
Sự hỗ trợ của đội ngũ cố vấn học tập được đánh giá 9,04% không hài lòng, 52,7 % đánh giá bình thường 35,1% hài lòng và 3,19% rất hài lòng. Do trường mới chuyển sang đào tạo theo học chế tín chỉ được 4 khóa nên đội ngũ cố vấn học tập vẫn chưa được hoàn thiện và chuyên nghiệp dẫn tới mức đánh giá không được cao từ HSSV.
Các yếu tố khác như đánh giá KQHT, đánh giá hoạt động giảng dạy của giảng viên, đội ngũ cán bộ phục vụ thuộc các phòng ban (đào tạo, tài vụ, thư viện, xưởng trường..) đều cơ bản đáp ứng được sự hài lòng của HSSV.
Bảng 4.9. Đánh giá của HSSV về hoạt động khác của trường
4 Hoạt động khác
Không hài lòng (người)
Tỉ lệ (%)
Bình thường (người)
Tỉ lệ (%)
Hài lòng (người)
Tỉ lệ (%)
Rất hài lòng (người)
Tỉ lệ (%)
4.1
Các hoạt động ngoại khóa (Đoàn, Đội, Câu lạc bộ….)
6 3,2 109 58,0 66 35,1 7 3,7
4.2 Các hoạt động
thực tập, kiến tập 5 2,7 103 54,8 73 38,8 7 3,7
4.3
Ngày hội việc làm, Hội thảo chuyên đề
2 1,1 89 47,3 88 46,8 9 4,8
4.4 Các chế độ chính
sách cho HSSV 3 1,6 96 51,1 83 44,2 6 3,2
Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả (2016) Tỉ lệ HSSV đánh giá ở mức không hài lòng cao nhất trong hoạt động ngoại khóa (Đoàn, Đội, Câu lạc bộ….) với tỉ lệ 3,2%. Nhìn chung các hoạt động khác của trường như: các hoạt động ngoại khóa, các hoạt động thực tập, kiến tập, ngày hội việc làm, Hội thảo chuyên đề, các chế độ chính sách cho HSSV đều có mức đánh giá hài lòng và rất hài lòng từ 42%-50% và tỉ lệ không hài lòng rất thấp.
4.2. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO CỦA TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP DỆT MAY HÀ NỘI