Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.2. Các yếu tổ ảnh hưởng đến hđ kinh doanh xổ số
4.2.1. Các nhân tố bên trong Công ty TNHH MTV XSKT Bắc Giang
*Hiệu quả sử dụng lao động
Có thể nói trong các yếu tố nguồn lực của doanh nghiệp thì yếu tố con người là khó sử dụng nhất. Trong doanh nghiệp, mục tiêu hàng đầu là đạt được hiệu quả kinh doanh cao. Và để hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không bị giảm sút cần phải sử dụng lao động một cách hợp lý, khoa học. Nếu sử dụng nguồn lao động không hợp lý, việc bố trí lao động không đúng chức năng của từng người sẽ gây ra tâm lý chán nản, không nhiệt tình với công việc được giao dẫn đến hiệu quả kinh doanh thấp và sẽ dẫn tới sự giảm sút về tất cả các vấn đề khác của doanh nghiệp. Nói đến sử dụng lao động là nói đến việc quản lý và sử dụng con người. Con người luôn phát triển và thay đổi có tư duy, hành động cụ thể trong từng hoàn cảnh cụ thể. Vì vậy, phải làm sao để nắm bắt được những thay đổi, tư duy, ý thức của con người hay nói cách khác là nắm bắt được nhu cầu của người lao động thì hoạt động sản xuất kinh doanh mới đạt hiệu quả cao.
Lao động là nhân tố trực tiếp tạo ra sản phẩm và dễ gây lãng phí nhất trong quy trình sản xuất nếu không sử dụng hợp lý.
Bảng 4.14 cho ta thấy kết quả về hiệu quả sử dụng lao động của Công ty.
- Năng suất lao động bình quân một công nhân viên: Năm 2013 đạt 83,92trđ/người; năm 2014 đạt 89,62trđ/người do doanh thu trong năm tăng làm cho năng suất lao động bình quân tăng 5,7 triệu đồng/người; năm 2015 đạt 89,74 trđ/người, nguyên nhân là do lao động bình quân tăng 4 người nhưng doanh thu lại tăng cao hơn so năm 2014 nên đã làm cho hiệu quả sử dụng lao động của Công ty tăng 0,12 trđ/người so với năm 2014.
NSLĐ tăng, giảm dẫn đến hiệu quả sử dụng lao động tăng, giảm theo. Số lao động trong Công ty có mức độ biến động không nhiều trong khi đó doanh thu và lợi nhuận thường xuyên biến động. Năm 2013, hiệu quả sử dụng lao động là 3,47 có nghĩa là 1 lao động tạo ra được 3,47 triệu đồng lợi nhuận, năm 2014 là 7,68 triệu đồng lợi nhuận và năm 2015 là 7,79 triệu đồng lợi nhuận.
Hiệu suất tiền lương: Cứ 1 đồng chi phí tiền lương thì năm 2013 công ty thu được 11,79 đồng doanh thu và năm 2014 thu được 12,6 đồng doanh thu, năm 2015 thu được 12,57 đồng doanh thu.
Bảng 4.14. Đánh giá tình hình sử dụng lao động đến hiệu quả SXKD năm 2013-2015
Chỉ tiêu Đvt 2013 2014 2015
So sánh
2014/2013 2015/2014
+- % +- %
1. Tổng doanh thu Trđ 91.177 93.254 97.075 2.077 102,2 3.821 104
2. Tổng tiền lương Trđ 7.731 7.397 7.718 -334 95,6 321 104
3. Tổng lợi nhuận từ HĐSXKD Trđ 254 561 600 307 220 35 106,9
4. Lao động thực tế sử dụng BQ người 73 73 77 0 100 4 105
5. NSLĐ bình quân 1 CNV trđ/người 83,92 89,62 89,74 5,7 106,7 0,12 100,1
6. Hiệu quả sử dụng lao động (3/4) trđ/người 3,47 7,68 7,79 4,21 221 0,11 101,4 7. Tiền lương bình quân 1CNV (2/4) trđ/người 6.882 6.888 6.900 6 100,1 12 100,17
8. Hiệu suất tiền lương (1/2) đ 11,79 12,6 12,57 0,81 106,8 -0,03 99,7
9. Hiệu quả sử dụng tiền lương (3/2) đ 0,03 0,07 0,07 0,04 233 0 100
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán, Phòng lao động tổ chức Công ty
74
- Hiệu quả sử dụng tiền lương: Một đồng chi phí tiền lương bỏ ra thì năm 2013 thu được 0,03 đồng lợi nhuận, năm 2014 thu được 0,07 đồng và năm 2015 thu được 0,07 đồng lợi nhuận.
Tổng số lao động bình quân của Công ty có xu hướng tăng qua các năm dẫn đến là tăng các chỉ tiêu về năng suất lao động bình quân một CNV, năng suất lao động bình quân của lao động trực tiếp. Trong khi tổng quỹ tiền lương trả cho lao động tăng dần qua các năm làm giảm hiệu suất sử dụng tiền lương do đó Công ty cần phải có các giải pháp bố trí lao động hợp lý, kiểm soát chi phí tiền lương ngay từ khi lập định mức chi phí, thực hiện kế hoạch kinh doanh.
Mặt khác, trên thực tế tại Công ty hiện nay đội ngũ cán bộ lãnh đạo có nhiều kinh nghiệm kinh doanh còn ít, đội ngũ lao động của Công ty đang có xu hướng trẻ hoá, số lượng lao động có tay nghề cao ít, lao động mới qua đào tạo nghề lái xe và lao động phổ thông còn nhiều. Đây cũng là tồn tại Công ty cần có biện pháp để khai thác được sức nhiệt tình đồng thời đào tạo được kinh nghiệm và phương pháp làm việc hiệu quả cho đội ngũ lãnh đạo quản lý Công ty, tuyển dụng công nhân trực tiếp nhằm đáp ứng yêu cầu.
Yếu tố quản lý chi phí
Yếu tố chi phí luôn đóng vai trò quan trọng trong bất cứ kế hoạch mở rộng và tăng trưởng kinh doanh nào. Công ty muốn tăng trưởng và đẩy mạnh lợi nhuận cần không ngừng tìm kiếm những phương thức quản lý và sử dụng hiệu quả nhất các nguồn vốn, chi phí kinh doanh, đồng thời phải tái đầu tư các khoản tiền đó cho những cơ hội tăng trưởng triển vọng nhất.
Hiệu quả sử dụng chi phí của Công ty như bảng 4.15
Bảng 4.15. Hiệu quả sử dụng chi phí năm 2013-2015
Nội dung Đvt Tổng doanh
thu
Tổng chi phí
Hiệu quả sử dụng chi phí
Năm 2013 Trđ 91.177 72.260 1,261
Năm 2014
Giá trị Trđ 93.254 73.516 1,268
Tăng, giảm Trđ 2.077 1.256
Tốc độ PTLH % 102,2 101,7
Năm 2015
Giá trị Trđ 97.075 76.690 1,265
Tăng, giảm Trđ 3.821 3.174
Tốc độ PTLH % 104 104,3
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán, Phòng kế hoạch kinh doanh
Bảng 4.15 cho thấy: Năm 2013 cứ bỏ ra 1 đồng chi phí thì thu được 1,261 đồng doanh thu, Năm 2014 khi bỏ ra 1 đồng chi phí chỉ thu được 1,268 đồng doanh thu tăng với năm 2013 là 0,007 đồng, nguyên nhân: Doanh thu trong năm tăng 2.077 triệu đồng nhưng chi phí lại tăng 1.256 triệu đồng. Năm 2015, khi bỏ ra 1 đồng chi phí công ty thu được 1,265 đồng doanh thu, do doanh thu năm 2015tăng cao, công ty đã quản lý doanh thu tốt, mức tăng doanh thu lớn hơn nhiều so với mức tăng chi phí đã làm tăng hiệu quả sử dụng chi phí. Nhưng với mức gia tăng doanh thu so chi phí ít nên lợi nhuận mang lại cho toàn công ty không nhiều. Do đó Công ty cần có các biện pháp quản lý chi phí hiệu quả, hợp lý và tiết kiệm hơn.
Các chỉ tiêu về tình hình sử dụng vốn
Hiệu quả sử dụng vốn trong SXKD là vấn đề vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Phân tích vốn sản xuất kinh doanh của DN sẽ đánh giá được chất lượng quản lý SXKD, đánh giá và tìm ra được các biện pháp để nâng cao việc sử dụng và tiết kiệm vốn của doanh nghiệp.
Bảng 4.18 cho thấy hầu hết các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn đều có sự biến động.
* Hiệu quả sử dụng vốn cố định:
- Hiệu suất sử dụng vốn cố định cho biết: Năm 2013, cứ 1 đồng VCĐ bình quân của Công ty tham gia vào sản xuất kinh doanh thì tạo ra 16,55 đồng doanh thu, năm 2014 là 12,35 đồng; năm 2015 tạo ra 14,39 đồng doanh thu. Như vậy thì xu hướng tăng này chứng tỏ Công ty sử dụng có hiệu quả vốn cố định.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cố định cho biết cứ 1 đồng vốn cố định trong kỳ tham gia vào hoạt động SXKD thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận cho hoạt động SXKD sử dụng TSCĐ đó. Năm 2013, 1 đồng vốn CĐ tạo ra 2,05 đồng lợi nhuận; năm 2014 tạo ra 1,2 đồng lợi nhuận, đến năm 2015 tạo ra 1,01 đồng lợi nhuận.
* Hiệu quả sử dụng vốn lưu động:
- Số lần luân chuyển vốn lưu động (Số vòng quay VLĐ) cho biết trong một năm VLĐ của Công ty thực hiện được mấy vòng tuần hoàn. Chỉ tiêu này của Công ty đạt từ 4,23 vòng (2013); 3,726 vòng (2014) và 3,257 vòng trong năm 2015; tương ứng với kỳ luân chuyển vốn lưu động năm 2013 85 ngày/1 vòng;
năm 2014 tăng lên 95 ngày/1 vòng và tiếp tục tăng lên 110 ngày/1 vòng trong năm 2015. Số vòng quay vốn lưu động tăng dần qua các năm cho thấy việc huy động và sử dụng vốn lưu động của Công ty mang lại hiệu quả thấp.
- Tỷ suất lợi nhuận trên vốn lưu động cho biết cứ 1 đồng VLĐ bỏ ra thì thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ hiệu quả sử dụng VLĐ càng cao. Nhưng tại Công ty thì hiệu quả này ở mức thấp. Cứ 1 đồng VLĐ tham gia vào hoạt động SXKD thì chỉ thu được 0,52 đồng lợi nhuận trong năm 2013; năm 2014 là 0,3 đồng; năm 2015 là 0,2 đồng lợi nhuận.
Công ty cần phải có giải pháp để tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, rút ngắn thời gian vốn lưu động nằm trong lĩnh vực dự trữ, từ đó giảm bớt số lượng vốn lưu động chiếm dùng, tiết kiệm vốn lưu động trong luân chuyển. Các biện pháp cần thiết là phải quản lý dòng tiền, quản lý hàng tồn kho, quản lý nợ phải thu và quản lý tài chính khác. Thông qua việc tăng tốc độ luân chuyển vốn lưu động, doanh nghiệp có thể giảm bớt số vốn lưu động chiếm dùng mà vẫn đảm bảo được nhiệm vụ sản xuất kinh doanh như cũ hoặc với quy mô vốn lưu động không đổi doanh nghiệp vẫn có thể mở rộng được quy mô kinh doanh.
Bảng 4.16. Đánh giá tình hình sử dụng vốn đến kết quả SXKD 2013-2015
Chỉ tiêu Đvt 2013 2014 2015
So sánh
2014/22013 2015/2014
+- % +- %
1. Doanh thu trđ 91.177 93.254 97.075 2.077 102,3 3.821 104,1
2. Tổng lợi nhuận gộp trđ 11.328 9.277 6.842 (2.051) 81,9 (2.432) 73,8
3. Vốn SX bình quân trđ
a- Vốn cố định b.quân (TS dài hạn) trđ 5.508,5 7.546 6.746 2.037,5 136,9 (800) 89,4
- Số đầu năm trđ 3.278 7.739 7.353 4.461 236,1 (386) 95
- Số cuối năm trđ 7.739 7.353 6.139 (386) 95 (1.214) 83,4
b- Vốn lưu động b.quân (TS ngắn hạn) trđ 21.547 25.023,5 29.805 3.476,5 116,1 4.781,5 116,2
- Số đầu năm trđ 22.072 21.022 29.025 (1.050) 95,2 8.003 138,1
- Số cuối năm trđ 21.022 29.025 30.585 8.003 138,1 1.560 105,4
Hiệu quả sử dụng vốn cố định
4. Hiệu suất sử dụng VCĐ (1/3a) đ 16,55 12,35 14,39 (4.2) 74,62 2,04 116,5
5. Tỷ suất LN/VCĐ ( 2/3a) đ 2,05 1,2 1,01 (0,85) 58,5 (0,19) 84,2
Hiệu quả sử dụng vốn lưu động
6. Số lần luân chuyển VLĐ (1/3b) vòng 4,23 3,726 3,257 (0,504) 88,1 (469) 87,4
7. Kỳ luân chuyển VLĐ (360/6) ngày/vòng 85 95 110 10 111,8 15 115,8
8. Tỷ suất LN/VLĐ (2/3b) đ 0,52 0,3 0,2 (0,22) 57,7 (0,1) 66,7
Nguồn: Phòng Tài chính kế toán Công ty
78