Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện kim bảng, tỉnh hà nam (Trang 42 - 50)

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu

3.1. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

3.1.1. Điều kiện tự nhiên 3.1.1.1. Vị trí địa lý

Huyện Kim Bảng là huyện nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Hà Nam cách Hà Nội khoảng 60Km. Diện tích tự nhiên là 175,72 km2 chiếm 21,67% tổng diện tích tự nhiên của tỉnh Hà Nam. Vị trí địa lý của huyện Kim Bảng nằm trong khoảng từ 200 45’25’’ Vĩ độ Bắc và từ 1050 46’00’’ đến 1050 55’30’’ Kinh độ Đông. Phía bắc giáp huyện Ứng Hoà của Thành phố Hà Nội, Phía Tây giáp huyện Lạc Thuỷ của tỉnh Hoà Bình, Phía Đông giáp huyện Duy Tiên và Thành phố Phủ Lý, Phía Nam giáp huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Toàn huyện có 16 xã và 02 thị trấn; Thị trấn Quế là trung tâm kinh tế- chính trị - văn hoá của huyện, cách Thành phố Phủ lý khoảng 6 km về phía Đông Nam, cách thủ đô Hà Nội khoảng 65km về phía bắc. Đây là một vị trí thuận lợi trong giao lưu kinh tế - văn hoá -xã hội, thu hút vốn đầu tư trong nước và ngoài nước. Kim Bảng là một trong những địa bàn quan trọng trong chiến lược phát triển KT - XH của tỉnh Hà Nam (Chi cục thống kê huyện Kim Bảng, 2016).

3.1.1.2. Địa hình

Kim Bảng nằm trong vùng tiếp xúc giữa vùng trũng đồng bằng sông Hồng và dải đá trầm tích ở phía Tây nên có địa hình đa dạng. Phía Bắc sông Đáy là đồng bằng thấp với các dạng địa hình ô trũng, phía Tây Nam sông Đáy là vùng đồi núi có địa hình cao, tập trung nhiều đá vôi, sét. Do đặc điểm riêng, dải đồi núi kéo dài suốt phía Tây của huyện có nguồn gốc caxtơ nên đã tạo ra nhiều hang động, hồ đầm độc đáo có giá trị để phát triển du lịch (Chi cục thống kê huyện Kim Bảng, 2016)

3.1.1.3. Tình hình đất đai, khí hậu, thủy văn

- Đất đai: Tổng diện tích toàn huyện là 17.571,72 ha, trong những năm gần đây đất đai của huyện Kim Bảng có sự biến động theo xu hướng: diện tích đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng giảm dần do chuyển mục đích sang đất phi nông nghiệp nhằm đáp ứng nhu cầu về đất để phát triển của các ngành kinh tế.

Bảng 3.1 cho thấy, đất nông nghiệp giảm từ 65,45% năm 2010 xuống còn

64,5% năm 2015, bình quân giảm 0,24%/năm, đất chưa sử dụng có xu hướng tương tự giảm từ 4,8% năm 2010 xuống còn 4,2% năm 2015, bình quân 1,15%/năm. Đất phi nông nghiệp có xu hướng tăng từ 29,75% năm 2010 lên 31,3% năm 2015, bình quân tăng 0,39%/năm.

Bảng 3.1. Cơ cấu các loại đất trên địa bàn huyện năm 2010, 2015

Đơn vị tính: ha,%

STT Mục đích sử dụng Mã

Năm 2015 Năm 2010

Diện tích (ha)

Cơ cấu (%)

Cơ cấu (%)

Tổng diện tích tự nhiên 17.571,72 100 100

1 Đất nông nghiệp NNP 11.337,77 64,5 65,45

2 Đất phi NN PNN 5.499,95 31,3 29,75

3 Đất chưa sử dụng CSD 734,0 4,2 4,8

Nguồn: Phòng Tài nguyên&Môi trường huyện Kim Bảng, 2015 - Khí hậu: Khí hậu mang những đặc điểm của khí hậu đồng bằng sông Hồng: nhiệt đới gió mùa, mùa đông lạnh và mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 24,350C nhiệt độ trung bình thấp nhất vào tháng 1 là 15,50C và cao nhất vào tháng 6 là 30,20C. Lượng mưa trung bình trong năm là 1641mm. Độ ẩm không khí trung bình năm 81,5% (Chi cục thống kê huyện Kim Bảng, 2015).

- Thủy văn: Mật độ sông ngòi của huyện khá dày và đều chảy theo hướng Tây Bắc- Đông Nam. Do địa hình bằng phẳng, dộ dốc các sông nhỏ nên khả năng tiêu thoát nước chậm. Đặc biệt vào mùa lũ, mực nước các con sông chính lên cao cùng với mưa lớn tập trung thường gây ngập úng cục bộ cho vùng ven núi và vùng có địa hình thấp trũng, gây ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất nông nghiệp và đời sống sinh hoạt của nhân dân trong huyện (Chi cục thống kê huyện Kim Bảng, 2015).

3.1.1.4. Du lịch

Kim Bảng có nhiều tiềm năng để phát triển các loại hình du lịch sinh thái, thám hiểm hang động, lễ hội... với tài nguyên du lịch tương đối độc đáo đa dạng, trong đó nổi bật là hệ thống hang động như Ngũ Động Sơn, Cô Đôi, động Thuỷ, động Bà Lê, cụm di tích, danh thắng Đền Trúc - Ngũ Động Thi Sơn và tuyến du lịch trên sông Đáy, đặc biệt là khu du lịch tâm linh cấp quốc gia Tam Chúc... Ngoài ra còn có chùa bà Đanh, núi Ngọc, đền thờ bà Lê Chân với nhiều huyền tích hấp dẫn.

3.1.2. Đặc điểm kinh tế

3.1.2.1. Tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng trưởng kinh tế ở các ngành có sự tăng giảm giữa các năm, do thực hiện Nghị Quyết 89 - NQ/CP của Chính phủ, năm 2013 xã Kim Bình và 01 phần xã Thanh Sơn sáp nhập về thành phố Phủ Lý, kéo theo sự dịch chuyển về kinh tế, dân số, lao động việc làm. Tuy vậy, tốc độ tăng trưởng kinh tế của huyện hàng năm tăng bình quân 13,76%, trong đó lĩnh vực nông - lâm - thủy sản là 3,21%/năm; công nghiệp - xây dựng là 22,1%/năm; dịch vụ 14,1%/năm. Giá trị hàng xuất khẩu năm 2015 là 16,726 triệu USD, tăng bình quân 14,4%/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 35,8 triệu đồng tăng 18,8 triệu đồng so với năm 2010. Cơ cấu kinh tế có sự chuyển biến theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông –lâm nghiệp - thuỷ sản. Cơ cấu kinh tế năm giai đoạn 2013 - 2015 được thể hiện ở bảng 3.2 như sau:

Bảng 3.2. Cơ cấu kinh tế theo ngành giai đoạn 2013 – 2015

Đơn vị tính:%

STT Cơ cấu kinh tế Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

1 Nông - lâm - thủy sản 14,9 13,7 13

2 Công nghiệp - Xây dựng 65,6 65,4 67,1

3 Dịch vụ 19,3 20,9 19,9

Tổng cộng 100 100 100

Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Kim Bảng, 2016 Số liệu trong bảng 3.2 cho thấy, tỷ trọng ngành nông nghiệp – lâm – thủy sản đã giảm từ 14,9% năm 2013 xuống còn 13% năm 2015; ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 65,6% năm 2013 lên 67,1% năm 2015 và dịch vụ tỷ lệ tương đối ổn định ở con số 20%. Đây là xu hướng chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng tiềm lực kinh tế cho huyện, nhất là tiềm lực công nghiệp và kết cấu hạ tầng.

Kinh tế huyện Kim Bảng đi lên từ nền kinh tế thuần túy nông nghiệp, có điểm xuất phát thấp, tuy trong giai đoạn 2013 - 2015 có mức tăng trưởng cao nhưng phát triển vẫn ở mức thấp chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. Đại bộ phận các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chưa thích ứng với cơ chế thị trường, chưa có sản phẩm mũi nhọn và có sức cạnh tranh trên thị trường.

Bảng 3.3. Số doanh nghiệp hoạt động phân theo ngành nghề trong huyện Đơn vị tính: doanh nghiệp

Ngành nghề Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015

Ngành Thương mại - Dịch vụ 46 48 59

Ngành công nghiệp - Xây dựng 135 143 155

Ngành Nông nghiệp 7 7 7

Tổng cộng 189 198 221

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Kim Bảng, 2016 Trong giai đoạn 2010 - 2012, cùng với sự biến động khủng hoảng nền kinh tế trong nước và quốc tế đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, kéo theo một số doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ dừng hoặc thu hẹp hoạt động sản xuất đã ảnh hưởng trực tiếp đến việc làm của người lao động. Tuy nhiên trong giai đoạn 2013 đến nay, với sự phát triển ổn định của nền kinh tế, tín hiệu sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp được nâng lên, số lượng doanh nghiệp đang đầu tư vào huyện Kim Bảng tăng lên. Theo số liệu thống kê năm 2015, tổng số doanh nghiệp hiện có trên địa bàn là 221 doanh nghiệp, trong đó số lượng doanh nghiệp ngành công nghiệp - xây dựng chiếm tỷ trọng cao nhất 70,1%, thương mại - dịch vụ chiếm 26,7%, nông nghiệp 3,1%.

3.1.2.2. Kết cấu hạ tầng

Kết cấu hạ tầng những năm gần đây đã được đầu tư rất lớn, phần nào đáp ứng được yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn huyện.

Hệ thống giao thông: Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện gồm mạng lưới đường bộ, đường thủy và đường sắt. Tổng chiều dài đường bộ là 825,52 km, trong đó có 42 km đường quốc lộ chia làm ba tuyến là quốc lộ 21A, 21B và 38B; 43,7 km tỉnh lộ; 23,5 km huyện lộ và 716,322 km đường giao thông nông thôn. Huyện có tuyến đường sắt chuyên dùng dài 1,5 km qua địa bàn xã Thanh Sơn, chủ yếu phục vụ cho việc vận chuyển vật liệu của Nhà máy xi măng Bút Sơn. Mạng lưới đường thủy nội địa dài 27 km qua hai tuyến sông Đáy và sông Nhuệ.

Nhìn chung, mạng lưới giao thông của huyện phát triển dày đặc và xuyên suốt. Hệ thống giao thông đường bộ được quan tâm, cải tạo nâng cấp, phần nào thúc đẩy kinh tế huyện phát triển (Phòng Kinh tế - Hạ tầng, 2015)

Hệ thống thủy lợi: Huyện thường xuyên kiểm tra các thiết bị bơm, hệ thống

kênh mương tưới tiêu, đảm bảo tưới tiêu phục vụ tốt sản xuất nông nghiệp. Đến nay, đã cải tạo nâng cấp được nhiều hệ thống kênh mương tại các vùng sản xuất nông nghiệp ổn định (Phòng Nông nghiệp - PTNT, 2015).

Điện nông thôn: Trong năm 2009 huyện đã đầu tư, tu bổ lại hệ thống đường dây điện để có thể phục vụ tốt cho đời sống cũng như sản xuất của người dân.

Ngoài ra huyện còn phối hợp với điện lực và các ngành chức năng triển khai xây dựng đơn giá bán điện theo hướng dẫn của sở tài chính, triển khai kế hoạch phát triển tiếp nhận đến tay người dân (Phòng Kinh tế - Hạ tầng, 2015).

Nước sạch, vệ sinh môi trường: Xây dựng hoàn thiện mạng lưới cung cấp nước sạch tại các xã, thị trấn trên địa bàn huyện. Đẩy mạnh xã hội hóa vệ sinh môi trường ở nông thôn, tổ chức hỗ trợ, thu gom, vận chuyển rác cho các xã, thị trấn, đảm bảo vệ sinh môi trường ở địa phương, đảm bảo vận hành an toàn, xử lý rác đúng quy trình theo tiêu chuẩn (phòng Tài nguyên – Môi trường, 2015).

3.1.3. Điều kiện xã hội

3.1.3.1. Dân số và nguồn nhân lực

Tốc độ tăng dân số trung bình của huyện không đều qua các năm, năm 2013, dân số huyện có 118.294 người thì đến năm 2015 dân số của huyện có 119.299 người.

Bảng 3.4. Diện tích và dân số của huyện Kim Bảng

Đơn vị tính: km2, người,%

Năm Diện tích Dân Số Trong đó

Nông thôn Thành Nam Nữ thị

2013 175,7 118.294 57.082 61.812 107.529 10.765

2014 175,7 118.681 58.189 60.492 107.885 10.796

2015 175,4 119.299 58.238 61.061 108.456 10.843

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Kim Bảng (2016) Tỷ lệ dân số nam và nữ của huyện không thay đổi nhiều so với các năm.

Tính trung bình tỷ trọng nam, nữ chênh nhau khoảng 3,4% nhưng tỷ trọng nữ có xu hướng giảm dần, năm 2015 dân số nữ chiếm 51,7% dân số toàn huyện.

Bảng 3.5. Diện tích, dân số và mật độ dân số của huyện Kim Bảng

(Đơn vị tính: km2, người) STT Năm 2015 Diện tích (km2) Dân số (người) Mật độ dân số

1 Nguyễn Úy 5,88 6.447 1.096

2 Đại Cương 5,71 7.321 1.282

3 Lê Hồ 7,35 8.685 1.182

4 Tượng Lĩnh 8,07 6.623 821

5 Nhật Tựu 3,93 4.391 1.117

6 Nhật Tân 4,69 9.967 2.125

7 Đồng Hóa 9,1 9.230 1.014

8 Hoàng Tây 4,8 5.334 1.111

9 Tân Sơn 10,03 9.496 947

10 Thụy Lôi 3,57 4.440 1.244

11 Văn Xá 6,14 7.297 1.188

12 Khả Phong 11,39 5.910 519

13 Ngọc Sơn 6,03 5.391 894

14 Liên Sơn 19,33 3.699 191

15 Thi Sơn 7,16 8.320 1.162

16 Thanh Sơn 24,2 6.051 250

17 TT Quế 2,99 5.306 1.775

18 TT Ba Sao 34,76 5.503 158

Tổng 175,7 119.299 680

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Kim Bảng, 2016 Mật độ dân số trung bình năm 2015 là 680 người/km2, dân cư huyện Kim Bảng phân bố không đồng đều giữa các xã. Huyện có 05 xã, 01 thị trấn miền núi nên diện tích lớn, mật độ dân cư thấp như Thị trấn Ba Sao với mật độ dân cư 158 người/km2. Huyện chủ yếu là người dân tộc Kinh sinh sống.

3.1.3.2. Đặc điểm văn hóa, y tế, giáo dục

Môi trường văn hóa của huyện ổn định, lành mạnh, có 90% gia đình đạt tiêu chuẩn gia đình văn hóa. Mạng lưới y tế của huyện đã đáp ứng cơ bản nhu cầu phòng bệnh và khám chữa bệnh của nhân dân, có 20 cơ sở y tế, trong đó 02 bệnh viện, 18 trạm y tế xã, thị trấn; giảm tỷ lệ sinh 0, 21‰, hạn chế dần tỷ lệ tăng dân số tự nhiên.

Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đạt 65%. Chất lượng dạy và học được nâng cao, số học sinh đỗ Đại học, Cao đẳng cao hơn giai đoạn 2005 - 2010 là 10,7%. Tỷ lệ trẻ em đi học trong độ tuổi bậc tiểu học đạt 99,5%, bậc trung học cơ sở đạt 94%, trung học phổ thông 68,5%. Đội ngũ giáo viên từng bước bổ sung về số lượng và nâng dần về chất lượng. Mạng lưới đào tạo: huyện có 01 Trung tâm Dạy nghề, 01 Trung tâm Giáo dục thường xuyên, 04 trường THPT (UBND huyện Kim Bảng, 2015).

Bên cạnh lao động được đào tạo có tay nghề, là nguồn lao động tốt cho các cơ

sở sản xuất công nghiệp, nhất là trong các ngành có nhu cầu sử dụng lao động thì còn một lượng lớn lao động phổ thông chưa qua đào tạo, ít được hưởng các công trình phúc lợi xã hội, chưa được tiếp cận giáo dục, y tế, bảo hiểm xã hội, không có khả năng tích lũy, thiếu và mất việc làm buộc phải di cư ra thành phố làm thuê với giá lao động rẻ. Thu nhập thấp, mất đất, không có việc làm, khoảng cách thu nhập, chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn rất lớn (UBND huyện Kim Bảng, 2015).

3.1.4. Đánh giá chung về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

Trên cơ sở phân tích một số đặc điểm cơ bản về tự nhiên, kinh tế, xã hội có liên quan tới quá trình phát triển kinh tế - xã hội của huyện Kim Bảng có thể rút ra một số nhận xét như sau:

Những thuận lợi

- Nằm gần trung tâm của tỉnh (thành phố Phủ Lý), cách thủ đô Hà Nội không xa (60 km), hệ thông giao thông thuận tiện kết nối với các tuyến đường lớn như:

Đường cao tốc Pháp Vân – Ninh Bình, Quốc lộ 1A, quốc lộ 21A đi qua địa bàn huyện…có vị trí địa lý thuận lợi cho phát triển và giao lưu kinh tế với các địa phương khác trong và ngoài tỉnh.

- Có điều kiện tự nhiên khá thuận lợi như đất đai, khí hậu, nguồn nước ngọt… thuận lợi cho phát triển trồng trọt, chăn nuôi và thuỷ sản. Nhu cầu của thị trường đối với các mặt hàng nông sản của huyện tiếp tục tăng do quá trình phát triển của các khu công nghiệp, các điểm du lịch, dịch vụ.... Nếu huyện tạo ra được năng lực mạnh trong lĩnh vực sản xuất nông sản an toàn thì các sản phẩm nông nghiệp của huyện sẽ có khả năng mở rộng đáng kể thị phần.

- Cơ sở vật chất - kỹ thuật, hệ thống giao thông nông thôn, thuỷ lợi, điện trong nông nghiệp từng bước phát triển, tạo điều kiện đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá.

- Lực lượng lao động dồi dào, trình độ dân trí khá, người dân có tính cần cù, có truyền thống và nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt và chăn nuôi, có khả năng nắm bắt tiến bộ khoa học, công nghệ và khả năng sáng tạo; đội ngũ thợ thủ công lành nghề, có kỹ năng trong sản xuất các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp mà thị trường có nhu cầu; một bộ phận dân cư và đội ngũ cán bộ quản lý đã bước đầu tiếp cận và quen với nền sản xuất hàng hoá và cơ chế thị trường. Nếu được đào tạo và có chính sách sử dụng tốt thì nguồn nhân lực của huyện sẽ trở thành một trong những

nội lực quan trọng góp phần đẩy mạnh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng CNH-HĐH, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng cao và bền vững.

- Huyện Kim Bảng mặc dù không được coi là trọng điểm phát triển nông nghiệp của tỉnh, diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi nhiều phục vụ cho phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ; tuy nhiên tỉnh, huyện vẫn dành sự quan tâm đầu tư nhiều cho chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển sản xuất nông sản an toàn để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội.

Những hạn chế

- Bên cạnh những kết quả đạt được, phát triển kinh tế của huyện cũng còn nhiều mặt hạn chế, đặc biệt là tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện vẫn còn cao; hiệu quả và sức mạnh của nền kinh tế còn thấp, phụ thuộc nhiều vào khu vực nông nghiệp; Tình trạng ruộng đất nhỏ lẻ, khó khăn trong tích tụ cho phát triển sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, đã ảnh hưởng tiêu cực đến sản xuất và thu hút đầu tư vào nông nghiệp, tạo ra những khó khăn nhất định đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn.

- Thu nhập bình quân đầu người thấp, tình trạng thiếu vốn vẫn tiếp tục là thách thức lớn cho phát triển kinh tế - xã hội. Nguồn thu ngân sách chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển và tái đầu tư các lĩnh vực về kết cấu hạ tầng.

- Ngành công nghiệp quy mô nhỏ, thiết bị công nghệ lạc hậu, dựa trên lao động giản đơn và quy mô hộ gia đình là chủ yếu; ngành thương mại - dịch vụ phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, quy mô các đơn vị trong ngành còn nhỏ lẻ, phân tán; trình độ, năng lực cạnh tranh thấp, nguồn vốn hiện có chưa đáp ứng đủ cho nhu cầu phát triển sản xuất - kinh doanh, khả năng thu hút vốn đầu tư từ bên ngoài yếu.

- Việc ứng dụng khoa học - công nghệ vào các lĩnh vực sản xuất - kinh doanh và đời sống xã hội còn thấp, hoạt động thủ công là chủ yếu. Mặt bằng dân trí tuy có nâng lên nhưng vẫn còn ở mức thấp. Số lao động chưa qua đào tạo chiếm tỷ trọng cao, tỷ lệ lao động qua đào tạo chuyên môn còn ít nhưng lại chưa được sử dụng tốt và có hiệu quả. Trình độ và năng lực của đội ngũ cán bộ cơ sở còn yếu, thiếu chủ động. Đây là những trở ngại lớn cho quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Kim Bảng.

Như vậy, có thể thấy những tiềm năng và thuận lợi của huyện hiện vẫn chưa được khai thác tốt, trong khi đó những khó khăn, hạn chế đã và đang tác động trực tiếp tới sự phát triển kinh tế - xã hội, tới quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện kim bảng, tỉnh hà nam (Trang 42 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)