Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện kim bảng, tỉnh hà nam (Trang 69 - 72)

Phần 4. Kết qủa nghiên cứu và thảo luận

4.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Kim Bảng thời

4.1.6. Đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp

Từ những phân tích trên đây có thể đánh giá chung về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Kim Bảng, tỉnh Hà Nam như sau:

4.1.6.1. Những mặt tích cực

Một là, qua hơn 03 năm cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện đã từng bước chuyển dịch theo hướng đa canh.

Cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện đã vận động theo hướng tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi, giảm dần tỷ trọng ngành trồng trọt, nhưng giá trị tuyệt đối của cả chăn nuôi và trồng trọt đều tăng. Trong nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo hướng tăng tỷ trọng các loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế cao, phù hợp với nhu cầu của thị trường.

Hai là, cơ cấu giá trị sản xuất khu vực nông nghiệp có sự chuyển dịch nhanh theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp và tăng tỷ trọng thủy sản: Sự chuyển dịch đó đã tạo thuận lợi để các ngành tăng trưởng ở mức cao, nhất là nuôi trồng thủy sản, phát huy được lợi thế của huyện về sản xuất lương thực, thực phẩm phục vụ xuất khẩu. Quá trình phân bố lại các nguồn lực, đặc biệt là đất đai và lao động từ ngành nông nghiệp sang ngành thủy sản cùng với sự đa dạng hoá các mô hình sản xuất ở nông thôn, đã góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả sử dụng tài nguyên.

Ba là, các thành phần kinh tế trong nông nghiệp đều được đổi mới: Các hợp tác xã có bước chuyển đổi, một số hợp tác xã tổ chức tốt dịch vụ cho kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ gia đình phát triển, nhiều hộ làm ăn giỏi có thu nhập cao, đời sống ổn định, góp phần tích cực vào công tác xóa đói giảm nghèo trên địa bàn huyện.

Xuất hiện những mô hình trang trại làm ăn có hiệu quả có thể nhân rộng sang các vùng khác.

Bốn là, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã diễn ra theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng dần tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ: Đây là sự chuyển dịch đúng hướng, hợp quy luật, thiết thực tham gia vào tiến trình CNH, HĐH của huyện, của tỉnh và của đất nước. Cùng với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, ở nông thôn bước đầu đã hình thành và phát triển các ngành nghề tiểu thủ công nghiệp như sản xuất vật liệu xây dựng và phát triển các ngành nghề thủ công, các dịch vụ phục vụ cho sản xuất và đời sống nông thôn. Mặc dù tỷ trọng còn thấp, nhưng điều đó đã góp phần tích cực vào sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tiến bộ.

4.1.6.2. Những mặt hạn chế và nguyên nhân Những mặt hạn chế

Bên cạnh những mặt tích cực nói trên, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở huyện Kim Bảng cũng bộc lộ những hạn chế chủ yếu sau:

Một là, cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp chuyển dịch chậm, tốc độ đa dạng hóa sản phẩm trong nội bộ ngành diễn ra không cao, trồng trọt và cây lúa đang chiếm tỷ trọng lớn. Trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện, trồng trọt vẫn là ngành chiếm tỷ trọng chủ yếu, trong đó sản xuất lương thực chiếm tỷ trọng lớn. Tỷ trọng ngành chăn nuôi thấp, chiếm 20 – 21%. Với cơ cấu sản xuất như vậy nên tỷ suất hàng hóa của ngành nông nghiệp Kim Bảng còn thấp.

Hai là, cơ cấu lao động chuyển dịch chậm, chủ yếu diễn ra trong khu vực nông nghiệp, đặc biệt là năng suất lao động tăng chậm hơn so với tăng trưởng giá trị sản xuất. Điều này chứng tỏ cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện còn đang trong giai đoạn chuyển dịch theo chiều rộng, chủ yếu dựa vào khai thác tiềm năng đất đai và lao động, hiệu quả và tác động của khoa học và công nghệ vào sản xuất chưa cao.

Ba là, chưa hình thành những vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn.

Chăn nuôi còn ở quy mô nhỏ, chủ yếu ở hộ gia đình, và vẫn còn theo tập quán nuôi tận dụng phụ phẩm, chưa coi chăn nuôi là ngành sản xuất chính. Chất lượng đàn gia súc, gia cầm chưa cao, nhất là chưa đạt tiêu chuẩn nguyên liệu chế biến xuất khẩu nên giá trị kinh tế thấp.

Bốn là, mặc dù có những chuyển biến tích cực nhưng các thành phần kinh tế trong nông nghiệp vẫn bộc lộ nhiều hạn chế. Các hợp tác xã nhìn chung còn yếu kém, chưa làm tốt công tác dịch vụ cho kinh tế hộ gia đình. Kinh tế hộ gia đình mặc dù được thừa nhận là đơn vị kinh tế tự chủ, là lực lượng chủ yếu làm ra của cải vật chất, song quy mô sản xuất nhỏ lẻ, trình độ sản xuất thấp kém… nên khó cạnh tranh trong cơ chế thị trường.

Nguyên nhân của những hạn chế

Những hạn chế nêu trên trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Kim Bảng do các nguyên nhân chủ yếu sau:

- Các cấp, các ngành trong huyện còn tư duy của kinh tế nhỏ lẻ, chưa thật sự sâu sát với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của địa phương: Các cấp,

các ngành trong huyện còn dựa vào sự ưu tiên, hỗ trợ của tỉnh, chưa chủ động để tìm hướng đi mới. Cán bộ các cơ quan chuyên môn, cơ quan chức năng ở cấp huyện, cấp xã, một phần do năng lực còn yếu, một phần do tinh thần trách nhiệm với công việc được giao chưa cao, nên công tác kiểm tra, đôn đốc đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn nhiều hạn chế. Một số ngành, địa phương chưa thực sự quan tâm tới sản xuất nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp.

- Công tác quy hoạch và chính sách phát triển nông nghiệp bộc lộ những bất cập: Quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp dựa trên mục tiêu chiến lược chung chưa thật cụ thể, còn thụ động trước kế hoạch do cấp trên đặt ra. Việc bố trí cơ cấu mùa vụ để tránh thiên tai, chuyển sang các vụ khác có năng suất cao hoặc sang cây khác có hiệu quả cao hơn, việc hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung chưa được làm triệt để. Những quy định hiện hành về mức hạn điền gây trở ngại cho quá trình tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn.

- Trình độ dân trí, trình độ canh tác của nông dân nhìn chung còn thấp:

Trình độ văn hoá của người nông dân còn thấp. Nhận thức của nông dân về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp còn hạn chế.

- Công tác chuyển giao tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, công tác hỗ trợ đào tạo nghề cho nông dân bộc lộ nhiều hạn chế: Các tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ chậm được đưa vào sản xuất, mới nặng về thí điểm và xây dựng mô hình ứng dụng ở diện hẹp, việc nhân rộng mô hình chưa được coi trọng nên chưa tạo được sự tăng nhanh, mạnh về năng suất, chất lượng vật nuôi, cây trồng.

Công nghệ chế biến, bảo quản sau thu hoạch chưa được quan tâm đúng mức nên tỷ lệ thất thoát về số lượng và chất lượng nông sản sau thu hoạch lớn, khả năng mở rộng thị trường, khả năng cạnh tranh của nông sản hàng hoá bị hạn chế.

- Hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn còn nhiều yếu kém: Hệ thống kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn như đường giao thông, hệ thống thuỷ lợi, điện… trên địa bàn huyện còn yếu kém. Do vậy, người nông dân gặp rất nhiều khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

- Những tác động bất lợi từ thị trường: Thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hoá trên địa bàn, nhất là thị trường tiêu thụ nông sản và hàng tiêu dùng, chưa phát triển và không ổn định cũng là nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện. Thị trường tại chỗ kém phát triển đã hạn chế sự giao lưu kinh tế giữa các địa phương trong tỉnh với nhau và với các địa phương khác

ngoài tỉnh. Từ đó, thu nhập của dân cư nông thôn thấp, sức mua hạn chế, sự cạnh tranh trong sản xuất, tiêu dùng chưa cao nên động lực kích thích sản xuất phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp chưa mạnh.

- Tình trạng thiếu vốn để phát triển sản xuất nông nghiệp: Nguồn vốn đầu tư cho sản xuất nông nghiệp vừa thiếu vừa dàn trải, vốn tích luỹ trong nông dân hạn chế. Trong khi đó, nguồn vốn nhàn rỗi trong dân chưa được huy động tối đa do phương thức huy động chưa phù hợp và thiếu linh hoạt. Người nông dân, đặc biệt là nông dân nghèo, khó tiếp cận nguồn vốn vay ngân hàng do thủ tục phức tạp, thiếu tài sản thế chấp, hơn nữa thời gian và lượng vốn được vay chưa phù hợp với chu kỳ sản xuất, chu kỳ sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi.

- Những bất cập của lực lượng lao động liên quan đến lĩnh vực nông nghiệp:

Lực lượng lao động sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tuy đông nhưng vẫn thiếu những lao động có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao, thiếu các nhà doanh nghiệp, các chuyên gia có tri thức và kinh nghiệm quản lí kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp. Đây là những bất lợi đặc biệt lớn đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Kim Bảng trong bối cảnh Việt Nam hội nhập ngày càng sâu, rộng vào nền kinh tế thế giới.

Một phần của tài liệu Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện kim bảng, tỉnh hà nam (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)