Phần 4. Kết qủa nghiên cứu và thảo luận
4.2. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện kim bảng, tỉnh Hà Nam
4.2.1. Đất và quy hoạch đất
Đất đai giữ vai trò hết sức quan trọng trong đời sống và trong sản xuất, nó là nền tảng cho mọi hoạt động sản xuất của con người. Từ đất con người có cái để ăn, có nhà để ở, cỏ không gian để làm việc, sản xuất và các điều kiện để nghỉ ngơi; vì vậy chúng ta nhận định rằng: Đất đai là tài nguyên có giá trị nhất của nhân loại, là vốn sống của con người.
Dựa trên kết quả nghiên cứu cho thấy người dân nhận thức được tầm quan trọng của đất và quy hoạch đất, cụ thể có 63,33% số hộ cho rằng quy hoạch đất ảnh hưởng rất lớn đến chuyển dịch cơ cấu kinh tế, các hộ khác lại cho không ảnh hưởng chiếm 11,67%. Quy hoạch phát triến nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu của phát triển kinh tế, xã hội đối với sản xuất nông nghiệp để xác định hướng đầu tư, biện pháp, bước đi về nhân lực, vật lực đảm bảo cho ngành nông nghiệp phát triển đạt được các chỉ tiêu về đất đai, lao động, giá trị sản phẩm trong một thời gian dài với tốc độ và tỷ lệ nhất định.
Do đó, để quản ]ý đất đai một cách hợp lý thì nhà nước phải ban hành các chính sách, về quản lý và sử dụng đất đai từ trung ương đến địa phương nhằm sử dụng đất đai một cách có hiệu quà và lâu bền.
Việc quy hoạch sử dụng đất như thế nào đóng vai trò hết sức quan trọng trong công cuộc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp tại một địa phương mà cụ thể ở đây là huyện Kim Bảng.
Qua điều tra thực địa, có thể quy hoạch đất theo các hướng như sau để phục vụ nông nghiệp:
Biểu đồ 4.4. Ảnh hưởng quy hoạch đất có ảnh hưởng đến việc chuyển dịch cơ cấu
Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả (2016)
Quy hoạch các vùng sản xuất
Thực tế hiện nay cho thấy nếu không có quy hoạch các vùng sản xuất tốt sẽ ảnh hưởng rất lớn đến phát huy nguồn lực để phát triển nông nghiệp của địa phương. Vì vậy Chính quyền địa phương cần quan tâm để xây dựng một quy hoạch theo hướng tiên tiến, có chiến lược phù hợp với xu hướng phát triển của địa phương. Bên cạnh đó phải linh hoạt trong việc rà soát, điều chỉnh quy hoạch một cách hợp lý theo tình hình thực tiễn ở địa phương.
Sử dụng để làm đường giao thông
Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện gồm mạng lưới đường bộ, đường
thủy và đường sắt. Tổng chiều dài đường bộ là 825,52 km, trong đó có 42 km đường quốc lộ chia làm ba tuyến là quốc lộ 21A, 21B và 38B; 43,7 km tỉnh lộ; 23,5 km huyện lộ và 716,322 km đường giao thông nông thôn. Huyện có tuyến đường sắt chuyên dùng dài 1,5 km qua địa bàn xã Thanh Sơn, chủ yếu phục vụ cho việc vận chuyển vật liệu của Nhà máy xi măng Bút Sơn. Mạng lưới đường thủy nội địa dài 27 km qua hai tuyến sông Đáy và sông Nhuệ.
Công trình thủy lợi
Hiện tại hệ thống thuỷ lợi xây dựng trên địa bàn đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu tưới tiêu cho người dân huyện Kim Bảng. Trong tương lai khi các ngành sản xuất phát triển, mật độ dân số tăng lên thi hệ thống thuỷ lợi hiện tại khó có thể đáp ứng được yêu cầu tưới tiêu nước. Trong thời gian tới cần nâng cấp hệ thống thủy lợi hiện tại.
Tổng khối lượng nạo vét kênh mương, bể hút, cống ngầm: 46.229m3, trong đó: Xí nghiệp thủy nông huyện thực hiện: Nạo vét kênh cấp II: 8.480m3, nạo vét cống ngầm, xi phông, bể hút TB: 2.527m3; Các xã, thị trấn thực hiện nạo vét kênh cấp III: 75.748 m3. Đắp đường trục chính nội đồng (Tân Sơn 2,7 km, Thụy Lôi 0,88 km, Nhật Tựu 2,48 km, TT.Ba Sao 3,86 km, Thi Sơn 1,96 km).
A. Đánh giá tiềm năng đất nông nghiệp
Khả năng thâm canh tăng vụ
Khả năng thâm canh tăng vụ được xác định dựa vào các yếu tổ:
Tính chất tự nhiên của đất nông nghiệp huyện Kim Bảng tương đối tốt, nhân dân trong huyện đươc vay vốn đầu tư vào sản xuất.
- Trên cơ sở đó nhận định Kim Bảng hoàn toàn có thể thâm canh tăng vụ trên diện tích đất sản xuất nông nghiệp hiện có.
B. Đánh giá về quy hoạch sử dụng đất của huyện
Tích cực:
Tác động kinh tế
Do điều kiện tự nhiên, kinh tể xă hội thuận lợi cho phát triển công nghiệp hóa và với mục tiêu chuyển đối cơ cấu sử dụng đất phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn nên diện tích đất giành cho công nghiệp , đất ở đô thị, thương mại và dịch vụ... được tính toán đầy đủ hợp lý. Diện tích đất phi nông nghiệp đến năm 2015 là 5.499,95 ha chiếm 31,3% diện tích tự nhiên.
Biều đồ 4.5. Cơ cấu các loại đất trên địa bàn huyện năm 2015
Nguồn: Kết quả điều tra và tính toán của tác giả (2016) - Đất giành cho giao thông thủy lợi khá lớn chiếm 8.2% diện tích đất tự nhiên, nhằm hoàn thiện hệ thông giao thông, thủy lợi làm tiền đề thúc đấy nền kinh tế của xã phát triển..
- Diện tích đất nông nghiệp đến năm 2015 còn 11.337,77 ha, được bố trí theo hướng nâng cao hiệu quả kinh tế sử dụng đất.
Tác động xã hội
- Đất ở tại đô thị chiếm 5.69% diện tích đất tự nhiên phù hợp với quá trình phát triển của huyện.
- Phương án quy hoạch sử dụng đất xã được thực hiện mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách nhà nước và tạo điều kiện phát triển kết cấu hạ tầng.
- Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, giải quyết lao động dư thừa, đấy nhanh tốc độ đô thị hoá theo hướng công nghiêp hoá hiện đại hoá.
Tác động tới môi trường:
Bố trí cảnh quan môi tường hài hoà, hệ thống thoát nước tại các khu dân cư tốt hơn, rác thải được thu gom và xử lý. Các công trình phúc lợi xã hội như khu cây xanh quanh khu vực dân cư tạo ra môi trường không khí trong lành.Tránh gây ô nhiễm môi trường thiên nhiên và ảnh hưởng đến đời sống nhân dân.
Hạn chế
Có những hạn chế gây khó khăn cho người nông dân khi sử dụng đất vào mục đích canh tác, trang trại và kinh doanh như sau:
- Quy hoạch các vùng sản xuất chưa có tỉnh ổn định, dài hơi, công tác rà soát, điều chỉnh quy hoạch chưa theo dịp với tình hình phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương. Do đặc thù ở Kim Bảng, hiện nay thường xuyên có các dự án công nghiệp, dịch vụ, du lịch lấy đi phần diện tích sản xuất nông nghiệp đã phá vỡ các hệ thống canh tác; Tình trạng ô nhiễm nguồn nước ngày càng nghiêm trọng của các vùng sử dụng nước tưới lấy từ sông Nhuệ. Đòi hỏi phải rà soát lại quy hoạch để phát huy được tiềm năng của đất và nguồn lực con người ở địa phương đồng thời khắc phục được các ảnh hưởng tác động của quá trình phát triển công nghiệp, du lịch, dịch vụ và tỉnh trạng ô nhiễm từ nguồn nước sông Nhuệ.
- Tuy đã nâng cấp các tuyến đường trong huyện, liên huyện nhưng việc làm không đồng bộ, không dự trù thời gian, kinh phí cụ thể gây gián đoạn công trình, làm ôi nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới đời sống sinh hoạt của người dân.
- Chủ trương chính sách của UBND tỉnh Hà Nam đã được đưa ra tuy phần lớn là đồng thuận nhưng các hộ nằm trong phạm vi giải phóng mặt bằng chính vẫn chưa được đền bù một cách ổn thỏa gây chậm tiến độ.
- Các công trình thủy lợi đang trong quá trình nâng cấp đổi mới, cần đầu tư cụ thể dứt khoát, để hoàn thành đúng thời gian, phục vụ cho sinh hoạt. tưới tiêu, xả thải của người dân.