Phần 4. Kết qủa nghiên cứu và thảo luận
4.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp huyện Kim Bảng thời
4.1.2. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp
Ngành nông nghiệp Kim Bảng là vẫn là trọng tâm phát triển kinh tế - đầu tàu của cả xã mặc dù tỷ trọng những năm gần đay đã có phần suy giảm so với các năm trước hay so với quá khứ.Nhưng nông nghiệp vẫn có tầm quan trọng của nó, giúp cải thiện đời sống của nhân dân, các hộ gia đình. Mặc dù trong huyện Kim Bảng thì không phải huyện giàu có nhưng không vì thế mà không để ý đến những biến chuyển ngày càng rõ rệt trong kinh tế của huyện và đặc biệt trong nội bộ ngành Nông nghiệp.
Cơ cấu kinh tế năm giai đoạn 2013 - 2015 được thể hiện ở bảng 4.4 như sau:
Bảng 4.4. Cơ cấu kinh tế theo ngành giai đoạn 2013 - 2015
Đơn vị tính:%
STT Cơ cấu kinh tế 2013 2014 2015
1 Nông - lâm - thủy sản 14,9 13,7 13
2 Công nghiệp - Xây dựng 65,6 65,4 67,1
3 Dịch vụ 19,3 20,9 19,9
Tổng cộng 100 100 100
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện Kim Bảng (2015) Số liệu trong bảng 4.1 cho thấy, tỷ trọng ngành nông nghiệp đã giảm từ 14,9% năm 2013 xuống còn 13% năm 2015; ngành công nghiệp - xây dựng tăng từ 65,6% năm 2013 lên 67,1% năm 2015 và dịch vụ tỷ lệ tương đối ổn định ở con số
20%. Đây là xu hướng chuyển dịch tích cực theo hướng công nghiệp hóa, góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng tiềm lực kinh tế cho huyện, nhất là tiềm lực công nghiệp và kết cấu hạ tầng.
Kinh tế huyện Kim Bảng đi lên từ nền kinh tế thuần túy nông nghiệp, có điểm xuất phát thấp, tuy trong giai đoạn 2013 - 2015 có mức tăng trưởng cao nhưng phát triển vẫn ở mức thấp chưa tương xứng với tiềm năng của huyện. Đại bộ phận các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ chưa thích ứng với cơ chế thị trường, chưa có sản phẩm mũi nhọn và có sức cạnh tranh trên thị trường.
* Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất
Cơ cấu giá trị sản xuất các ngành trong khu vực nông nghiệp thời kỳ 2013 - 2015 có sự chuyển dịch mạnh theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp từ 87% năm 2013 xuống 85,6% năm 2015 (giảm 1,4%), tăng tương ứng tỷ trọng thủy sản.
Nguyên nhân là do có sự điều chỉnh hợp lý các nguồn lực, nhất là đất đai, lao động từ ngành nông nghiệp sang ngành thủy sản, vừa tạo thuận lợi cho ngành thủy sản tăng trưởng ở tốc độ cao (1,4%/năm), duy trì được tốc độ tăng trưởng ngành nông nghiệp ổn định ở mức (3%/năm).
Biểu đồ 4.2. Tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt và chăn nuôi
Nguồn: Phòng Nông nghiệp huyện Kim Bảng (2016) Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất nội bộ ngành nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, dịch vụ nông nghiệp) thời kỳ 2013 - 2015 thể hiện xu hướng chuyển dịch như sau: tỷ trọng giá trị sản xuất trồng trọt tăng từ 51,83% năm 2013 lên 55,55%
năm 2015 (tăng 3,72%); tỷ trọng chăn nuôi giảm từ 41,69% năm 2013 xuống 37,93% năm 2015; tỷ trọng dịch vụ nông nghiệp chuyển dịch không rõ xu hướng
(dao động từ 6,46- 6,52%). Nguyên nhân chính là do chăn nuôi và dịch vụ nông nghiệp vừa có quy mô giá trị sản xuất nhỏ, vừa giảm tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất , trong khi trồng trọt vốn đã có quy mô giá trị sản xuất lớn, lại đạt tốc độ tăng trưởng khá cao (1,5%/năm), đã làm cho quá trình chuyển dịch chậm lại.
Như vậy, trong cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp của huyện thời gian qua, lĩnh vực trồng trọt vẫn là bộ phận chủ yếu với cây trồng chính là lúa, tiếp đến là lĩnh vực chăn nuôi với quy mô tổng đàn và giá trị thuỷ sản với sự phát triển mạnh của nuôi trồng; trong lĩnh vực chăn nuôi, số lượng và sản lượng gia súc, gia cầm tăng đều qua các năm. Đây là những thuận lợi cho công tác quy hoạch và phát triển nông thôn giai đoạn tiếp theo.
Mặc dù quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ ngành nông nghiệp đã đạt được những thành quả nhất định, song nhìn chung, ngành nông nghiệp của huyện vẫn chưa khai thác hết các tiềm năng hiện có. Sản xuất dựa trên hộ gia đình riêng lẻ, không có sự liên kết giữa những người sản xuất để nâng cao khả năng cạnh tranh, nâng cao chất lượng và giá trị sản phẩm, không có sự liên kết giữa sản xuất và chế biến, phân phối nên người sản xuất nhỏ luôn chịu rủi ro và thiệt thòi.
* Chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi
Trong những năm qua, nông nghiệp vẫn được xác định là ngành quan trọng nhất trong phát triển kinh tế - xã hội, tạo sự ổn định đời sống của nhân dân và là lợi thế phát triển của huyện Kim Bảng, trong đó, lĩnh vực trồng trọt là lĩnh vực có thế mạnh. Do vậy, huyện đã chú trọng thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhằm khai thác các lợi thế cũng như tạo sự chuyển biến mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực của ngành nông nghiệp, cụ thể như sau:
- Đối với lĩnh vực trồng trọt
+ Đối với cây lương thực: Kim Bảng là một huyện có nhiều thuận lợi để phát triển sản xuất lương thực. Với cách nhìn tổng thể, an ninh lương thực thể hiện ở góc độ vừa sản xuất đủ lương thực cung cấp cho nhu cầu đời sống xã hội, vừa cung cấp cho lưu thông, chế biến, chăn nuôi, xuất khẩu… góp phần ổn định chính trị - xã hội, trong những năm qua, huyện đã đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, nhất là chuyển đổi cơ cấu giống lúa chất lượng cao, đưa những giống lúa năng suất, chất lượng, hiệu qua kinh tế cao vào sản xuất. Nhờ đó, kết hợp với tăng cường đầu tư các công trình thủy lợi, cải tạo đồng ruộng, áp dụng tiếp bộ khoa học - kỹ thuật vào sản xuất, nên sản lượng lương thực không ngừng tăng lên cả về lượng lẫn về chất (Bảng 4.5).
Bảng 4.5. Diện tích, năng suất, sản lượng cây lương thực của huyện Kim Bảng giai đoạn 2013-2015
Loại cây Chỉ tiêu ĐVT
Năm
2013 2014 2015
Lúa
Diện tích Ha 9.788,6 9.628,9 9.586,3
Năng suất Tạ/Ha 57,9 57,38 60,8
Sản lượng Tấn 5.6711,2 59.594,9 58.263,0
Ngô
Diện tích Ha 676,0 1.752,9 1.588,1
Năng suất Tạ/Ha 58,7 48,7 52,7
Sản lượng Tấn 39.68,7 8.536 8.375,9
Khoai
Diện tích Ha 45,7 208,9 239,1
Năng suất Tạ/Ha 126,6 92,3 357,9
Sản lượng Tấn 5.78,4 1.927,6 3.383,5
Nguồn: Chi cục thống kê huyện Kim Bảng (2016) Tuy nhiên, do diện tích gieo trồng không tập trung nên việc thu mua và đầu tư phát triển sản xuất gặp nhiều khó khăn.
+ Đối với cây màu thực phẩm: Ngoài việc giữ diện tích gieo trồng cây lúa hàng năm trên 9500 ha để đảm bảo an ninh lương thực, huyện đã tạo điều kiện tăng nhanh diện tích cây màu thực phẩm (năm 2013: 495 ha; năm 2015: 2.327 ha), từ đó sản lượng cây màu thực phẩm cũng không ngừng tăng lên, đem lại thu nhập cao cho người nông dân. Bảng 4.6.
Bảng 4.6. Diện tích, năng suất, sản lượng cây màu thực phẩm của huyện Kim Bảng giai đoạn 2013 – 2015
Loại cây trồng ĐVT Năm
2013 2014 2015
Đậu tương
Diện tích 43,5 700,9 537,0
Năng suất 18,0 16 18,5
Sản lượng 78,1 1.119,3 992,0
Lạc
Diện tích 142,0 152,5 174,6
Năng suất 30,1 32,6 29,2
Sản lượng 427,0 497,7 510,4
Rau các loại
Diện tích 310,0 854,8 1.616,1
Năng suất 276,0 161,2 211,4
Sản lượng 8.557,9 13.781,1 3.4159,1 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Kim Bảng (2016)
Việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong từng vụ cũng được đặc biệt quan tâm, những giống cây có giá trị kinh tế cao đã được đưa vào sản xuất trong những năm gần đây, qua đó đã đem lại hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, trong những năm gần đây diện tích rau vụ đông không tăng do không mở rộng được thị trường tiêu thụ và những hạn chế, yếu kém của công nghệ chế biến xuất khẩu.
+ Đối với cây công nghiệp ngắn ngày: Cây công nghiệp ngắn ngày của huyện nhìn chung qui mô nhỏ, diện tích gieo trồng, năng suất, sản lượng có xu hướng tăng nhưng không đáng kể. Tuy nhiên, do điều kiện thổ nhưỡng và thị trường tiêu thụ nên nông dân chỉ tập trung vào 01 loại cây chính, đó là cây đậu tương.
- Đối với ngành chăn nuôi gia súc, gia cầm:
Trong những năm qua, cùng với sự phát triển của ngành trồng trọt, ngành chăn nuôi giá súc, gia cầm cũng có sự phát triển khá cả về giá trị sản xuất, số lượng và sản lượng thịt. Quy mô tổ chức sản xuất, phương thức chăn nuôi truyền thống đã dần được thay thế bằng chăn nuôi theo hướng công nghiệp và bán công nghiệp. Một số giống mới được chú trọng như ngan pháp, vịt anh đào, gà tam hoàng, lợn siêu nạc, bò lai Sind... Tỷ trọng ngành chăn nuôi từ 3,58% trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp đã tăng lên 7,45% năm 2015.
Bảng 4.7. Số lượng, sản lượng thịt giá súc, gia cầm của huyện Kim Bảng giai đoạn 2013 - 2015
Nội dung Đơn vị Năm
2013
Năm 2014
Năm 2015 I. Trâu, bò Số con hiện có Con 5.575 5.551,0 5.272,0
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng Tấn 444,2 419,9 420,8 II. Dê, cừu,
hươu, nai
Số con hiện có Con 6.286 5.582,0 5.631,0
Sản lượng thịt hơi xuất chuồng Tấn 76,4 87,3 80,7 III. Lợn Số con hiện có (không tính lợn sữa) Con 38.452 42.952,0 49.612,0 Sản lượng thịt hơi xuất chuồng Tấn 5.227,1 5.433,8 5.802,3 IV. Gia
cầm
a. Số con hiện có 1000con 811,5 455,6 456,7
c. Sản lượng thịt hơi xuất chuồng Tấn 1.473,4 1.037,6 960,8 Nguồn: Chi cục thống kê huyện Kim Bảng (2016) Số lượng đàn vật nuôi cũng gia tăng theo từng năm do huyện đã áp dụng những công nghệ - kỹ thuật mới vào sản xuất, làm tốt công việc vệ sinh chuồng trại và tiêm phòng, phun khử độc hàng năm do vậy ở huyện không có dịch bệnh bùng
phát đàn gia súc gia cầm cũng nhờ đó mà được đàm bảo về số lượng và chất lượng - Đối với nuôi trồng thủy sản
Trong những năm gần đây nuôi trồng thuỷ sản đã thực sự trở thành một trong những thế mạnh của huyện, do diện tích đất bãi bồi và diện tích đất trũng có khả năng chuyển đổi sang lập vườn, đào ao thả cá của huyện khá lớn. Trong những năm qua, cơ bản phần diện tích làm lúa kém hiệu quả đã được chuyển đổi sang đào ao nuôi cá.
Cũng có tỷ trọng tăng theo từng năm là: 5,02% năm 2013 và 9,39% năm 2014, 11,36% năm 2015. Lí giải cho vấn đề này, người dân cũng đã tư duy chuyển dịch cơ cấu từ trồng cây lúa, ngô, khoai nhiều gây sự cạnh tranh cao sang gia tăng sản lượng sản xuất thuỷ sản với mức độ cạnh tranh thấp hơn và năng suất cao, đồng thời sử dụng đất còn dư thừa để đào ao thả cá, theo mô hình V-A-C với hiệu quả kinh tế mang lại thực sự khả quan.