Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Biện pháp xúc tiến thương mại sản phẩm may mặc trên thị trường nội địa của tổng công ty may 10 ctcp (Trang 43 - 47)

Phần 3. Phương pháp nghiên cứu

3.2. Phương pháp nghiên cứu

Với mục tiêu nghiên cứu là tìm hiểu các biện pháp xúc tiến thương mại sản phẩm May mặc trên thị trường nội địa của Tổng công ty May 10 – CTCP, đề tài tập trung vào các điểm nghiên cứu:

- Chọn doanh nghiệp: ở đây lấy Tổng công ty May10 - CTCP làm điểm nghiên cứu.

- Chọn nơi có dịch vụ và kinh tế phát triển: chọn mẫu 2 tỉnh là Hà Nội, Hồ Chí Minh.

3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu 3.2.2.1. Số liệu thứ cấp

Số liệu thứ cấp sử dụng trong đề tài được thu thập từ những công trình nghiên cứu, các tài liệu có liên quan:

- Các sách báo, các công trình nghiên cứu có liên quan đã công bố.

- Thu thập tài liệu, số liệu từ các phòng chuyên môn của Tổng công ty May 10 - CTCP (phòng Tài chính - Kế toán, Trung tâm kinh doanh thương mại, phòng Tổ chức hành chính), các báo cáo tổng kết cuối năm về tình hình tiêu thụ sản phẩm, báo cáo tài chính của Tổng công ty May 10 - CTCP, của ngành dệt May Việt Nam qua các năm;

- Thu thập các thông tin từ các loại sách báo, mạng Internet, các trang Web có bài viết về sản phẩm May mặc và tình hình tiêu thụ sản phẩm, hoạt động marketing đối với các sản phẩm May mặc của Tổng công ty May 10 - CTCP nói riêng và các công ty sản xuất và kinh doanh hàng May mặc khác trên cả nước.

- Các đề tài nghiên cứu khác có liên quan.

3.2.2.2. Số liệu sơ cấp

Được thu thập bằng cách điều tra trực tiếp người tiêu dùng bằng danh mục các câu hỏi có trong bảng hỏi đã được chuẩn bị trước.

- Tổng số mẫu điều tra: 100 khách hàng là người sử dụng sản phẩm của May 10.

Bảng 3.3. Tổng số mẫu điều tra khách hàng

STT Loại mẫu Số lượng mẫu

Tổng Hà Nội Hồ Chí Minh

1 Khách hàng có độ tuổi 20-30 15 15 30

2 Khách hàng có độ tuổi 30-50 20 20 40

3 Khách hàng từ 50 tuổi trở lên 15 15 30

Tổng 50 50 100

Những khách hàng lấy mẫu điều tra được chia theo độ tuổi để có thể thu thập được số liệu đầy đủ từ các đội tượng khách hàng của May 10 ở nhiều độ tuổi khác nhau. Cụ thể trong 100 khách hàng có 30 khách hàng từ 20-30 tuổi, 40 khách hàng có độ tuổi từ 30-50 tuổi, 30 khách hàng có độ tuổi từ 50 trở lên. Số lượng khách hàng điều tra có độ tuổi từ 30-50 là nhiều nhất (40 người) do đây là độ tuổi khách hàng mà May 10 đang hướng tới.

- Phương pháp điều tra

Tôi tiến hành điều tra chọn mẫu 2 tỉnh là Hà Nội, Hồ Chí Minh. Vì đây là những tỉnh có mật độ dân cư đông đúc, thu nhập bình quân đầu người cao và có hệ thống đường giao thông, cơ sở hạ tầng tương đối tốt trong những năm gần đây. Mặt khác cũng là tỉnh – nơi tôi đang sinh sống nên sẽ thuận lợi hơn cho tôi trong quá trình nghiên cứu.

- Nội dung điều tra

Với khách hàng sử dụng sản phẩm: thu thập các thông tin như hình thức xúc tiến thương mại, kênh thông tin, sở thích, các ý kiến đánh giá về sản phẩm,…

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu 3.2.3.1. Phương pháp thống kê mô tả

Phân tích số liệu dựa vào các chỉ tiêu số tuyệt đối (sản lượng tiêu thụ, doanh thu tiêu thụ sản phẩm,…) số tương đối (cơ cấu chủng loại sản phẩm, tốc độ tăng thị phần,…), dãy số biến động theo thời gian (sản lượng sản phẩm tiêu thụ, doanh thu tiêu thụ sản phẩm qua các năm,…) kết hợp với so sánh để làm rõ các vấn đề như tình hình biến động về mức độ của các chỉ tiêu kinh tế qua các giai đoạn từ đó đưa ra các kết luận có căn cứ, khoa học về thực trạng hiệu quả xúc tiến thương mại của của Tổng công ty May 10 – CTCP tại thị trường nội địa.

3.2.3.2. Phương pháp so sánh

Xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Tiêu chuẩn để so sánh thường là: chỉ tiêu kế hoạch của một kỳ kinh doanh, tình hình thực hiện các kỳ kinh doanh đã qua, chỉ tiêu các doanh nghiệp tiêu biểu cùng ngành. Điều kiện để so sánh là: Các chỉ tiêu so sánh phải phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán. Phương pháp so sánh có hai hình thức: So sánh tuyệt đối và so sánh tương đối. So sánh tuyệt đối dựa trên hiệu số của hai chỉ tiêu so sánh là chỉ tiêu kỳ phân tích và chỉ tiêu cơ sở. So sánh tương đối là tỷ lệ (%) của chỉ tiêu kỳ phân tích so với chỉ tiêu gốc để thể hiện mức độ hoàn thành hoặc tỷ lệ của số chênh lệch tuyệt đối với chỉ tiêu gốc để nói lên tốc độ tăng trưởng.

3.2.3.3. Phương pháp phân tích ma trận SWOT

Ma trận SWOT được hình thành bằng cách phát triển theo hàng nhằm liệt kê các yếu tố môi trường kinh doanh theo hai hướng cơ hội (O) và đe dọa (T), tức là phân tích các yếu tố môi trường bên ngoài doanh nghiệp ảnh hưởng đến sản phẩm và phát triển theo cột các yếu tố nội bộ của doanh nghiệp theo hướng điểm mạnh (S), điểm yếu (W).

Bảng 3.4. Phân tích ma trận SWOT MT bên trong DN

MT bên ngoài DN

Điểm mạnh (S) Điểm yếu (W)

Cơ hội (O) Giải pháp kết hợp SO Giải pháp kết hợp WO Thách thức (T) Giải pháp kết hợp ST Giải pháp kết hợp WT Qua ma trận SWOT, có thể xác định được vị thế sản phẩm của doanh nghiệp. Đó là sản phẩm đang sử dụng những tiềm năng to lớn nào, những cơ hội nào, những lợi thế cạnh tranh nào. Hay doanh nghiệp đang thiếu hụt tiềm năng gì, đang chịu sự đe dọa nào từ thị trường. Mục tiêu đặt ra là tìm được các giải pháp phù hợp với doanh nghiệp, tiến hành xây dựng giải pháp theo nội dung sau:

- Giải pháp SO (giải pháp phát triển): Kết hợp yếu tố cơ hội và điểm mạnh của công y để thực hiện bành trướng rộng và phát triển đa dạng.

- Giải pháp WO: Các mặt yếu nhiều hơn mặt mạnh nhưng bên ngoài có các cơ hội đang chiếm ưu thế, tương ứng với tên gọi “cạnh tranh”.

- Giải pháp ST: là tình huống công ty dùng điều kiện mạnh mẽ bên trong để chống lại các điều kiện cản trở bên ngoài, được gọi là giải pháp “chống chọi”.

- Giải pháp WT (giải pháp phòng thủ): công ty còn đối phó được với các nguy cơ bên ngoài bị tước khả năng phát triển. Tình huống này công ty chỉ có 2 xu hướng là phá sản hay liên kết với công ty khác.

Một phần của tài liệu Biện pháp xúc tiến thương mại sản phẩm may mặc trên thị trường nội địa của tổng công ty may 10 ctcp (Trang 43 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)