Ảnh hưởng của chất thải nguy hại đối với con người và môi trường sinh thái

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp trảng bàng huyện tràng bảng tỉnh tây ninh (Trang 24 - 33)

2.1. Cơ sở lý thuyết về chất thải nguy hại

2.1.5. Ảnh hưởng của chất thải nguy hại đối với con người và môi trường sinh thái

CTNH nếu không được quản lý chặt chẽ, không đảm bảo an toàn trong thu gom, lưu giữ, vận chuyển, xử lý thì xảy ra các rủi ro, sự cố sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng, ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khỏe cộng đồng. Tùy thuộc vào đặc tính và bản chất của chất thải mà khi thải vào môi trường sẽ gây nên các tác động khác nhau.

Bảng 2.4. Các mối nguy hại theo các đặc tính của CTNH đối với môi trường và con người

Nhóm

(*) Đặc tính

nguy hại Nguy hại đối với người Nguy hại đối với môi trường

1 Chất dễ

cháy nổ Gây tổn thương da , bỏng và có thể dẫn đên tử vong

Phá hủy vật liệu, phá hủy công trình.

Từ quá trình cháy nổ, các chất dễ cháy nổ hay sản phẩm của chúng cũng có đặc tính nguy hại, phát tán ra môi trường, gây ô nhiễm về nguồn nước, không khí, đất.

2

Khí độc, khí dễ

cháy

Gây hỏa hoạn, gây bỏng.

Làm tăng cường sự cháy, làm thiếu oxy, gây ngạt Ảnh hưởng sức khỏe, gây tử vong.

Ảnh hưởng đến không khí (Ô nhiễm môi trường không khí)

3 Chất lỏng

dễ cháy Cháy nổ gây bỏng có thể tử vong

Ô nhiễm không khí từ nhẹ đến nghiêm trọng

Gây ô nhiễm nước nghiêm trọng 4 Chất rắn

dễ cháy Hỏa hoạn, gây bỏng có

thể tử vong Thường giải phóng các sản phẩm cháy độc hại

5 Tác nhân ôxy hóa

Các phản ứng hóa học gây hỏa hoạn, cháy nổ, ảnh hưởng da, có thể gây tử vong

Ô nhiễm không khí

Có khả năng gây nhiễm độc nước

6

Chất độc Chất lây nhiễm

Gây ảnh hưởng cấp tính và mãn tính đến sức khỏe Lan truyền bệnh

Ô nhiễm nước nghiêm trọng

Hình thành những nguy cơ lan truyền bệnh tật

7 Chất ăn

mòn Ăn mòn, cháy da, ảnh hưởng đến phổi và mắt

Ô nhiễm nước và không khí

Gây hư hại vật liệu, công trình, thùng chứa, nhà kho

8 Chất

phóng xạ

Tổn thương các tổ chức máu, gây các bệnh về máu, viêm da, hoại tử xương, đột biến gen,.v.v.

Gây ô nhiễm đất, mức phóng xạ tăng và các hậu quả

Nguồn: Võ Đình Long và Nguyên Văn Sơn (2008) 2.1.5.1. Sự lan truyền CTNH vào trong môi trường sinh thái

a. Các dạng phát tán

CTNH đi vào môi trường ở ba dạng: lỏng, rắn và khí tương ứng với ba pha rắn, lỏng và khí.

Phát tán ở dạng khí: CTNH thải vào môi trường trong pha khí có thể bao gồm: chất bay hơi từ ao hồ, thùng chứa hoặc khí thải từ các ống khói nhà máy, từ

lò đốt, từ hoạt động giao thông... Tùy theo mức độ phát tán, phạm vi ảnh hưởng, độ cố định hay di động để phân biệt người ta có thể phân ra như sau

- Nguồn điểm: ống khói lò đốt, khí bãi chôn lấp….(khối lượng/thời gian) - Vùng (diện tích): chất bay hơi từ ao hồ, đầm chứa (khối lượng/thời gian.diện tích)

- Nhất thời (không thường xuyên) do các sự cố về tràn, đổ, rơi vãi của chất thải (khối lượng của tổng thải).

Khí ô nhiễm có thể sinh ra do quá trình bay hơi chất thải lỏng hay do quá trình sản xuất hoặc là do quá trình xử lý chất thải như quá trình đốt CTNH ví dụ như đốt bùn thải, chất hấp thụ nhiễm TPNH,... Chất hữu cơ có thể bay hơi từ nước rò rỉ và di chuyển đến nước bề mặt. Tốc độ bay hơi phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất bay hơi của chất, sự chênh lệch giữa nồng độ trong pha lỏng và pha khí.

Các chất bay hơi trong môi trường có thể dịch chuyển trực tiếp vào khí quyển, đôi khi các chất này cũng trải qua các biến đổi pha mới đến khí quyển.

Phát tán ở dạng rắn: chủ yếu từ hai nguồn: quá trình đốt và nguồn tức thời (từ bãi chôn lấp, công trường xử lý đất, bể ổn định chất thải. Nguyên nhân chính gây nên phát tán là do tác động của gió và hoạt động của con người.

Phát tán ở dạng lỏng: quá trình phát tán của chất thải ở dạng lỏng vào môi trường rất đa dạng về hình thức và luôn xảy ra không ngừng chẳng hạn như:

đầu ra của hệ thống xử lý, nước từ các tháp xử lý khí thải lò đốt, nước rò rỉ sau xử lý, nước rửa máy móc thiết bị….Do khả năng xử lý luôn nhỏ hơn 100% nên những nguồn này mặc dù được xử lý nhưng vẫn thải vào môi trường một lượng chất ô nhiễm dù là rất nhỏ. Việc kiểm soát CTNH thải vào môi trường ít được thực hiện so với các vấn đề kiểm soát thông thường. Vì hầu như việc kiểm soát, giám sát chỉ thực hiện dựa trên các chỉ tiêu thông thường và được thực hiện đối với các công trình cố định trên mặt đất mà chưa quan tâm đến các công trình ngầm hay những nguồn không thường xuyên. Ví dụ điển hình: việc dùng thuốc bảo vệ thực vật, và các hệ thống cống rãnh ở nông thôn, cũng như dùng bể tự hoại trong nhà ở các đô thị. Việc kiểm soát và giám sát các nguồn này hiện nay còn rất nhiều tranh luận và chưa đưa ra được biện pháp hiệu quả nhất. Ngoài ra còn có những nguồn phát thải vào nước mặt và nước ngầm mà không thể kiểm soát được. Những nguồn này có thể là nước mưa chảy tràn, nước rò rỉ trong bãi rác và các hoạt động của con người (làm đổ, tràn, gây rơi vãi) (Nguyễn Ngọc Châu, 2006).

b. Sự lan truyền của CTNH - Môi trường đất

Trong đất, sự dịch chuyển của chất ô nhiễm phụ thuộc rất lớn vào dòng nước ngầm trong đất. Không gian chứa nước và sự phân bổ của nước ngầm có ảnh hưởng rất lớn đến sự lan truyền của chất ô nhiễm.

Chất ô nhiễm trong đất tồn tại ở rất nhiều dạng (hay pha) khác nhau tùy theo bản chất lý hóa của chất ô nhiễm. Chất ô nhiễm có thể hòa tan vào trong nước ngầm và dịch chuyển qua các lỗ xốp của đất. Theo diện rộng, quá trình này có thể mô hình hóa theo dòng chảy và hướng dòng chảy của nước ngầm, tuy nhiên xét trên phương diện hẹp, quá trình này liên quan trực tiếp đến kích thước hạt và độ xốp của đất. Khi dịch chuyển trong đất, chất ô nhiễm (hay nói cách khác là dòng chứa chất ô nhiễm) không đi xuyên qua các hạt đất mà đi qua các khoảng trống trong đất (Nguyễn Ngọc Châu, 2006).

- Môi trường không khí

CTNH đi vào khí quyển, chúng sẽ lan truyền và phát tán trong không khí phụ thuộc rất nhiều vào gió, đặc tính của môi trường không khí, địa hình khu vực, bản chất chất ô nhiễm và nguồn phát thải. Sau đó chất thải có sự biến đổi trong môi trường không khí, sự biến đổi đó có thể là sự kết hợp với bụi, hơi nước, các thành phần khác có trong khí quyển. Thời gian tồn tại cũng như điều kiện nhiệt độ, độ ẩm sẽ quyết định sự biến đổi của chất ô nhiễm. Chất ô nhiễm có thể mất đi do biến đổi, sa lắng vào môi trưòng đất, nước hoặc sự hấp thụ của con người và động thực vật.

CTNH đi vào không khí thông qua sự hóa hơi từ môi trường đất, nước (ao, hồ), hay hóa hơi từ sự thải bỏ trực tiếp chất thải lỏng hoặc CTNH được thải ra từ ống khói các nhà máy (Nguyễn Ngọc Châu, 2006).

- Môi trường nước

CTNH có trong môi trường nước mặt là do sự sa lắng từ không khí hoặc do sự thải bỏ thẳng vào dòng nước. CTNH khi vào môi trường có sự biến đổi mà nó có thể gia tăng mức độ độc hay suy giảm.

CTNH có trong nước ngầm là do đất bị ô nhiễm hay do tràn đổ hóa chất ngấm xuống mạch nước ngầm hoặc do khai thác nước ngầm không hợp lý hoặc do sự rò rỉ từ các bãi chôn lấp không hợp vệ sinh (Nguyễn Ngọc Châu, 2006).

2.1.5.2. Sự tiếp xúc và tích lũy CTNH đối với con người

CTNH xâm nhập vào cơ thể con người thông qua các con đường: hô hấp, tiêu hóa và qua da.

CTNH đi vào cơ thể con người thông qua việc con người sử dụng trực tiếp các thực phẩm bị nhiễm độc hoặc tiếp xúc bằng cách hít thở. Mức độ gây độc của CTNH tùy thuộc vào bản chất của chất ô nhiễm và mức độ đào thải chất độc của cơ thể con người

Sau đây là một số chất độc ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người cùng các tác động môi trường cụ thể:

- Dung môi:

Các dung môi hữu cơ có thể tan trong môi trường mỡ cũng như nước. Các dung môi thân mỡ khi tan trong môi trường sẽ tích tụ trong mỡ bao gồm cả hệ thần kinh. Hơi của dung môi rất dễ được hấp thu qua phổi. Có nhiều loại dung môi hữu cơ gây độc tính cấp và mãn tính cho con người và động vật khi tiếp xúc.

Một số dung môi hữu cơ thường gặp là benzen, toluen, xylen, etylbenzen, xyclohexan. Các dung môi này có thể hấp thụ qua phổi và qua da. Khi tiếp xúc ở liều cao gây độc tính cấp suy giảm thần kinh trung ương, gây chóng mặt, nhức đầu, ngộp thở dẫn đến rối loạn tiêu hóa. Benzen tích lũy trong các mô mỡ và tủy xương gây bệnh bạch cầu, xáo trộn AND di truyền. Liều hấp thụ benzen từ 10-15 mg có thể tử vong. Các dung môi kia có tác dụng độc hại tương tự nhưng độc tính thấp hơn.

- Các hydrrocacbon

Các chất halogen hóa chủ yếu là nhóm clo hữu cơ, chúng đều là các chất dễ bay hơi và rất độc, đặc biệt chúng dễ gây mê, gây ngạt, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, gan thận như triclometan, tetra clorocacbon, tricloroetylen…Các hợp chất phức tạp còn có khuynh hướng tích tụ trong cơ thể động thực vật khi hấp thu chúng như PCBs, DDT...

- Các kim loại nặng

Các kim loại nặng gây hại đáng kể cho môi trường. Với hàm lượng cao chúng gây rối loạn, ức chế hoạt động của sinh vật. Tuy nhiên tác động nguy hại đáng quan tâm của chúng là lên sức khỏe con người. Do sự xâm nhập của chúng vào cơ thể diễn ra trong thời gian dài nên khó có thể phát hiện và ngăn ngừa.

Một số kim loại nặng tiêu biểu là Cr (VI), thủy ngân, As, Cd - Các chất có độc tính cao

Các chất có độc tính cao gây ngộ độc hoặc gây tử vong cho người nếu xâm nhập và tích lũy trong cơ thể dù với lượng nhỏ. Dưới đây là một số độc chất thường gặp:

- Chất rắn: antimon, cadmi, chì, bery, asen, selen, muối cyanua và các hợp chất của chúng.

- Chất lỏng: thủy ngân, dung dịch các chất rắn ở trên, hợp chất vòng thơm…

- Chất khí: hydrocyanua, photgen, khí halogen, dẫn xuất của halogen…

Một số chất gây đột biến ở người và động vật hữu nhũ, gây ra các tác động lâu dài lên sức khỏe con người và môi trường như carcinogens, asbetos. PCBs… (Võ Đình Long và Nguyễn Văn Sơn, 2008).

Sau đây là sơ đồ thể hiện các tuyến xâm nhập của CTNH đi vào trong cơ thể con người và môi trường sinh thái.

Hình 2.2. Sơ đồ các tuyến xâm nhập của CTNH vào cơ thể con người và môi trường sinh thái

CTNH

Không khí

Động thực vật

Nước mặt

Xâm nhập vào cơ thể con

người

Nước ngầm

Nước cấp Phát thải khí, bụi

Hóa hơi từ môi trường đất, nước

Hô hấp

Chảy tràn, sa lắng, sả thải

Chuỗi thức ăn

Uống Môi trường không khí bị ô nhiễm

Đất

Hấp thu bởi

Bị ô nhiễm

Sinh vật chết Rò rỉ,

đất ô nhiễm

2.1.5.3. Một số trường hợp sự cố môi trường do phát thải CTNH của các cơ sở sản xuất

Trong những năm gần đây, cùng với quá trình đô thị hóa, sự phát triển của các KCN, tình trạng xả thải trái phép gây ô nhiễm môi trường có chiều hướng gia tăng.

Tại nhiều khu đô thị, KCN, khu chế xuất, chủ doanh nghiệp đang vô tình hoặc cố ý thực hiện các hành vi vi phạm pháp luật môi trường. Nhiều doanh nghiệp xây dựng hệ thống xử lý chất thải, khí thải nhưng không vận hành hoặc chỉ vận hành để đối phó với cơ quan chức năng đang khiến cho môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Theo đánh giá của Cục Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường C49, hiện nay, hơn 70% lượng nước thải hằng ngày từ các khu, cụm công nghiệp đang xả thẳng ra nguồn tiếp nhận, không qua xử lý.

Một số trường hợp sự cố môi trường do phát thải CTNH của các cơ sở sản xuất:

- Sáng 8/9/2008 lực lượng Cảnh sát môi trường, Bộ Công an và đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ Tài nguyên Môi trường đã kiểm tra nhà máy sản xuất của Công ty cổ phần hữu hạn Vedan Việt Nam nằm tại huyện Long Thành, Đồng Nai. Đoàn kiểm tra phát hiện công ty đã lắp đặt hệ thống bơm, đường ống kỹ thuật xả trực tiếp một lượng lớn nước thải chưa qua xử lý xuống sông Thị Vải.

Chất thải bị đổ xuống sông chủ yếu là dịch thải lỏng chứa nước mật rỉ đường và các chất đặc sau khi chế biến từ các bể chứa lớn có dung tích 6.000-15.000m3. Hệ thống đường ống xả nước thải được thiết kế đi chìm, có trụ bơm cắm sâu xuống lòng sông Thị Vải (Minh Quang, 2008).

Ngoài ra, năm 2006, đoàn kiểm tra của Bộ Tài Nguyên và Môi Trường từng đột xuất kiểm tra Công ty Vedan. Vào thời điểm này, Công ty Vedan có ba HT XLNT khác nhau: HT XLNT chế biến tinh bột biến tính bằng công nghệ UASB (gọi tắt là hệ thống UASB), xử lý nước thải chế biến tinh bột bằng hệ thống hồ sinh học tự nhiên, hệ thống xử lý nước thải sinh học sản xuất lysin từ mật rỉ đường. Nước thải sau xử lý của 3 hệ thống này có hàm lượng Cyanua, BOD, COD, amoniac đều vượt chuẩn cho phép rất nhiều lần. Cụ thể như: hệ thống UASB hàm lượng Cyanure vượt tiêu chuẩn cho phép thấp nhất là 7 lần và cao nhất 34 lần, trong khi TCVN giới hạn hàm lượng loại chất độc hại này có trong nước thải sau xử lý phải nhỏ hơn 0,1 mg/lít. Trong nước thải sau xử lý của

hệ thống hồ sinh học có hàm lượng chất Cyanure vượt TCVN 500 - 600 lần, BOD, COD, amoniac… đều vượt tiêu chuẩn cho phép rất nhiều lần. Riêng tiêu chuẩn về vi sinh vật gây bệnh vượt tiêu chuẩn (mức cao nhất) đến 1.460 lần.

Ngoài ra, nước thải sau xử lý của HT XLNT sản xuất lysin còn hàm lượng Cyanure, BOD, COD… vượt tiêu chuẩn một vài lần (H.Mi và cs., 2008).

- Ngày 10/10/2008, Cảnh sát mô trường TP.HCM bắt quả tang Công ty thuộc da Hào Dương xả nước thải sản xuất chưa qua xử lý và bùn từ các họng cồng thoát của Công ty ra sông Đồng Điền, thuộc huyện Nhà Bè, TP.HCM. Kết quả xét nghiệm nước thải tại hồ chứa và các cửa xả ra sông Đồng Điền của công ty Hào Dương có hàm lượng Crôm VI - chất có khả năng gây ung thư, vượt 30 lần cho phép (Đức Quang và Kiên Cường, 2008).

- Ngày 30/10/2009, Phòng Cảnh sát môi trường - Công an tỉnh Bình Dương đã bắt giữ một chiếc xe tải vận chuyển trái phép 14 tấn bụi nhôm, bột chì và bột sắt. Chủ lái xe đã khai nhận thu mua bột chì, nhôm và sắt thải ra của một số công ty ở KCN Mỹ Phước (Huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương) sau đó vận chuyển về Đồng Nai phân loại để bán cho các nhà nấu quặng (Báo Việt Báo, 2009).

- Sáng 31/8/2011, Phòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (CP49) Công an tỉnh Bình Dương phối hợp với Sở TN&MT kiểm tra đột xuất Công ty TNHH Vina Rong Hsing chuyên gia công thuộc da, phát hiện một hồ chứa nước thải sản xuất thuộc da bốc mùi hôi nồng nặc, nước tràn ra hệ thống cống KCN Mỹ Phước đen kịt. Một nhân viên khu XLNT thừa nhận: hệ thống xử lý nước đã bị hư hỏng bể xử lý vi sinh cách đây hơn một năm. Nước thải thuộc da chỉ được xử lý hóa qua loa sau đó xả ra hệ thống cống KCN Mỹ Phước. Quá trình sản xuất Công ty Rong Hsing phát sinh một số CTNH với khối lượng hơn 100 tấn bùn thải, da phế thải với hơn 40 tấn vứt bỏ xung quanh nhà máy. Đại diện Công ty Rong Hsing thừa nhận, từ tháng 8/2010 đến nay, tất cả các nguồn xả thải của công ty không được thu gom xử lý mà đã vứt xung quanh nhà máy.

Công ty tự ý gom bùn để khô chất hàng đống lớn tại bãi đất trống để trốn tránh việc xử lý môi trường (Dương Chí Tường, 2011).

- Tháng 11/2011, Công ty TNHH sản xuất ôtô JRD Việt Nam (Doanh nghiệp 100% vốn Malaysia) đặt tại xã An Mỹ, huyện Tuy An (Phú Yên) đã bơm xả số lượng lớn dầu nhớt thải ra ngoài, làm cho hàng chục hécta lúa, hoa màu của nông dân có hiện tượng khô cháy, rũ lá và chết (Lưu Phong 2011).

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp trảng bàng huyện tràng bảng tỉnh tây ninh (Trang 24 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)