2.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại
2.2.3. Thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại tỉnh Tây Ninh
Cùng với sự phát triển công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, ngành
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của tỉnh Tây Ninh ngày một phát triển đi lên, thu hút được nhiều nhà đầu tư, đa dạng hoá ngành nghề sản xuất đặc biệt là các ngành điện, điện tử, cơ khí, may mặc...; theo đó, lượng chất thải phát sinh ra ảnh hưởng rất lớn tới môi trường đặc biệt là sự gia tăng lượng CTNH. Theo báo cáo của Ban quản lý Khu kinh tế Tây Ninh năm 2015, khối lượng CTNH từ các KCN trên địa bàn Tỉnh khoảng 4,2 tấn/ngày tương đương 1.500 tấn/năm. CTNH phát sinh từ các nguồn này chủ yếu là: Dầu thải, giẻ lau dính các loại hóa chất, bóng đèn huỳnh quang thải, vật liệu chứa dầu mỡ máy, sơn, nhựa, chất nhuộm phẩm màu của các ngành đặc trưng, bùn thải của hệ thống xử lý nước thải sản xuất, hệ thống xử lý nước thải tập trung...(Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh, 2015).
Bảng 2.7. Một số CTNH chính phát sinh tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại tỉnh Tây Ninh
STT Tên chất thải Mã số
CTNH
Biện pháp thu gom,
vận chuyển Biện pháp xử lý 1 Bóng đèn huỳnh quang
thải 16 01 06 Lưu kho, thuê đơn vị có
chức năng thu gom Hóa rắn 2 Dầu động cơ, hộp số bôi
trơn tổng hợp thải 17 02 03 Lưu kho, thuê đơn vị có chức năng thu gom
Tận thu/
Tái chế 3 Giẻ lau dính dầu mỡ 18 02 01 Lưu kho, thuê đơn vị có
chức năng thu gom Thiêu đốt 4 Bùn thải từ HT XLNT 12 06 06 Lưu kho, thuê đơn vị có
chức năng thu gom
Thiêu đốt/
Hóa Rắn 5 Bao bì cứng nhựa thải
nhiễm TPNH 18 01 03 Lưu kho, thuê đơn vị có
chức năng thu gom Thiêu đốt 6 Mực in thải 08 02 04 Lưu kho, thuê đơn vị có
chức năng thu gom Thiêu đốt/
HóaRắn 7 Pin, ác quy thải 19 06 01 Lưu kho, thuê đơn vị có
chức năng thu gom Phân tách/ chiết lọc/ kết tủa 8 Thùng phuy nhiễm
TPNH 18 01 04 Lưu kho, thuê đơn vị có
chức năng thu gom Súc rửa/
Thiêu đốt Nguồn: Ban quản lý Khu kinh tế Tây Ninh (2015) Trên địa bàn tỉnh Tây Ninh hiện có 04 doanh nghiệp được Tổng Cục Môi Trường cấp phép hành nghề quản lý CTNH là Công ty cổ phần Môi trường Xanh
Việt Nam (năm 2009), Công ty TNHH MTV Môi Trường Xanh Huê Phương Việt Nam (năm 2014), Công ty TNHH Hóa chất và Môi trường Vũ Hoàng và Công ty TNHH Môi trường Thái Tuấn (năm 2015). Trong đó, Công ty cổ phần Môi trường Xanh Việt Nam là công ty chuyên xử lý tiêu hủy chất thải công nghiệp và chất thải nguy hại lớn nhất tại tỉnh Tây Ninh. Với công nghệ và trang thiết bị hiện đại công ty có năng lực xử lý CTNH khoảng 23.090 tấn/năm.
Ngoài ra, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh còn có các đơn vị ngoài tỉnh thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH: Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị TP. Hồ Chí Minh, Công ty TNHH Một thành viên Thanh Tùng (Đồng Nai), Công ty TNHH Thương mại - Xử lý Môi trường Thành Lập (Củ Chi, TP.HCM), Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ Xử lý Môi trường Việt Khải (Bình Dương), Công ty TNHH SX TM Như Kiệt (Bình Dương)… (Ban quản lý Khu kinh tế Tây Ninh, 2015).
Hàng năm, Sở TN&MT thường xuyên hướng dẫn, nhắc nhở các chủ nguồn thải báo cáo tình hình phát sinh CTNH, gửi hợp đồng thu gom, xử lý với đơn vị có chức năng, gửi chứng từ CTNH về Sở TN&MT để giám sát theo quy định.
Sở đã tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện Luật Bảo vệ môi trường nói chung và thực hiện quy định về quản lý CTNH nói riêng. Theo kết quả điều tra năm 2013 và 6 tháng đầu năm 2014, UBND tỉnh đã chỉ đạo Sở TN&MT và UBND các huyện, thành phố chủ trì, phối hợp với Tổng Cục Môi trường, Phòng Cảnh sát phòng, chống tội phạm về môi trường và chính quyền địa phương các cấp tổ chức thanh, kiểm tra 645 cơ sở. Kết quả đã phát hiện, xử phạt vi phạm hành chính 184 cơ sở với tổng số tiền phạt trên 8,4 tỷ đồng, tạm định chỉ 14 cơ sở để khắc phục hậu quả gây ô nhiễm môi trường (Thùy Dương, 2014).
Trong 06 tháng đầu năm 2014, Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh với chức năng nhiệm vụ được giao đã tổ chức kiểm tra việc thực hiện các nội dung trong Báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được phê duyệt, Bản cam kết bảo vệ môi trường đã phát hiện 24 doanh nghiệp trong Khu công nghiệp và Khu kinh tế cửa khẩu chưa thực hiện đầy đủ những nội dung như đã đăng ký. Các hành vi vi phạm chủ yếu là xả nước thải có chứa hàm lượng yếu tố độc hại vượt chuẩn cho phép như: Cyanua, Crom, …, để lẫn CTNH với chất thải thông thường hoặc để lẫn các loại CTNH với nhau, lưu giữ CTNH quá thời hạn phải xử lý, ký hợp đồng thu mua phế liệu với các đơn vị ngoài không đủ chức năng, một số cơ sở
đăng kí với đơn vị có chức năng để xử lý chỉ mang tính hình thức đối phó với cơ quan chức năng, thực tế thì chuyển giao CTNH cho tổ chức, cá nhân không có chức năng theo quy định... (Ban quản lý Khu kinh tế Tây Ninh, 2015).
Mặc dù công tác quản lý CTNH đã được kiểm soát nhưng không thể kiểm soát triệt để các cơ sở phát sinh. Bên cạnh các cơ sở là doanh nghiệp hoạt động trong các KCN cơ bản được thực hiện theo quy định, còn rất nhiều các đơn vị nhỏ lẻ hoạt động phân tán, có phát sinh CTNH nhưng việc thu gom, vận chuyển chưa được thực hiện hoặc việc thu gom lưu trữ CTNH tại các kho mang tính chất tạm thời. Hiện nay các cơ sở phát sinh chất thải nguy hại ít hơn 600kg/năm không phải lập hồ sơ đăng ký chủ nguồn thải CTNH nhưng chưa báo cáo tình hình phát sinh CTNH định kỳ hàng năm về Sở Tài nguyên và Môi trường.
Nhận thức về quản lý, xử lý CTNH của các chủ nguồn thải CTNH trên địa bàn Tỉnh đã có chuyển biến tích cực. Nhiều cơ sở đã có khu vực lưu giữ tạm thời CTNH, có biển báo, dán nhãn niêm yết CTNH. Tuy nhiên vẫn còn một số cơ sở chưa bố trí khu lưu giữ CTNH, đăng ký chủ nguồn thải hoặc báo cáo tình hình phát sinh CTNH. Những cơ sở vi phạm về quản lý CTNH được thanh tra, kiểm tra đã bị xử phạt vi phạm và nhắc nhở đơn vị khắc phục.
Một số doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa ký hợp đồng, vận chuyển, xử lý CTNH theo đúng quy định, do lượng CTNH phát sinh ít nên khó kí hợp đồng với đơn vị xử lý. Hơn nữa, địa điểm hoạt động phân bố rộng và xa do vậy giá trị hợp đồng các doanh nghiệp này phải trả cho một chuyến vận chuyển, xử lý CTNH mất kinh phí cao dẫn đến việc ký hợp đồng vận chuyển, xử lý CTNH của các doanh nghiệp tại tỉnh Tây Ninh chưa được thực hiện đúng quy định.
2.3. LỢİ ÍCH TRONG QUẢN LÝ CHẤT THẢI NGUY HẠI
2.3.1. Lợi ích trong ngăn ngừa phát sinh và tái chế, tái sử dụng chất thải nguy hại - Lợi ích kinh tế
Thực hiện tốt công tác quản lý CTNH thì sẽ nâng cao hiệu quả kinh tế thông qua việc tiết kiệm, tái chế, tái sử dụng nguyên vật liệu và năng lượng; tái chế và tái sử dụng chất thải. Do đó, giảm chi phí sản xuất, giảm lượng CTNH phát sinh dân đến giảm chi phí xử lý CTNH. Đồng thời, tăng lợi thế cạnh tranh trên thị trường, cải thiện hình ảnh doanh nghiệp…
- Lợi ích với môi trường và xã hội
Quản lý CTNH hợp lý, đúng quy định sẽ giảm rủi ro, tác động xấu đến sức khỏe con người và môi trường thông qua việc sử dụng hiệu quả nguyên liệu, nhiên liệu và tái sử dụng, tái chế các chất thải theo nguyên tắc chất thải của một hay nhiều nhà máy này là nguyên liệu đầu vào cho một hay nhiều nhà máy khác.
2.3.2. Lợi ích trong quản lý tổng hợp chất thải nguy hại - Lợi ích kinh tế
Chiến lược quản lý CTNH phù hợp sẽ làm giảm đáng kể chi phí cho hệ thống quản lý CTNH như giảm tiền nộp thuế, phí môi trường, giảm chi phí xử lý CTNH do sử dụng các biện pháp ngăn ngừa sự phát sinh CTNH, đã hạn chế sự thất thoát nguyên vật liệu, năng lượng trong sản xuất.
- Lợi ích môi trường và xã hội
Công tác quản lý CTNH được thực hiện tốt sẽ góp phần giảm thiểu, tránh gây ô nhiễm và suy thoái môi trường, giảm rủi ro đối với môi trường và sức khỏe cộng đồng, công tác thu gom, vận chuyển xử lý CTNH được thực hiện nghiêm túc dẫn đến tạo công ăn, việc làm cho người lao động.