Khái quát về điều kiện tự nhiên KCN Trảng Bàng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp trảng bàng huyện tràng bảng tỉnh tây ninh (Trang 58 - 62)

4.1. Khái quát về KCN Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh

4.1.1. Khái quát về điều kiện tự nhiên KCN Trảng Bàng

KCN Trảng Bàng thuộc xã An Tịnh, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh, nằm phía Nam quốc lộ 22.

- Phía Bắc giáp đường quốc lộ 22 và khu dân cư.

- Phía Nam giáp khu dân cư và đường An Phú Khương.

- Phía Đông giáp KCX Linh Trung III.

- Phía Tây giáp tỉnh lộ 64 (Hương lộ 2).

Vị trí nằm trên trục đường Xuyên Á và quốc lộ 22, cụ thể:

- Cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 43,5 km.

- Cách Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất 37 km.

- Cách Thị xã Tây Ninh 60 km.

- Cách cửa khẩu quốc tế Mộc Bài 28 km

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí KCN Trảng Bàng

4.1.1.2. Địa hình, địa chất

Địa hình KCN Trảng Bàng tương đối bằng phẳng có cao độ từ 1.6m - 7.4m, độ dốc từ 1% – 4%. Hướng dốc từ Đông Bắc thấp dần về phía Tây Nam.

Đất chủ yếu là đất nông nghiệp (bao gồm đất ruộng và đất vườn). Thành phần đất chủ yếu là đất cát sét.

Nền móng địa chất KCN Trảng Bàng có sức chịu tải tốt, trung bình đạt từ 1 – 1.5 kg/cm2.

Địa tầng địa chất tại KCN Trảng Bàng như sau:

- Lớp đất số 1: Trên mặt là lớp cát mịn lẫn đất bột, màu xám đen đến xám – trạng thái bở rời, có bề dày từ 0,4 – 0,6m.

- Lớp đất số 2: Sét pha cát, màu xám đến màu xám trắng vân vàng nâu đốm nâu đỏ, độ dẻo trung bình, trạng thái thay đổi từ mềm, dẻo mềm đến dẻo cứng, gồm 3 lớp như sau:

+ Lớp 2a: Trạng thái mềm, có bề dày từ 0,7 – 2,7m.

+ Lớp 2b: Trạng thái mềm, có bề dày từ 1,2 – 2,2m.

+ Lớp 2c: Trạng thái dẻo cứng, có bề dày từ 1,4m.

- Lớp đất số 3: Sét pha cát lẫn sỏi sạn laterite, màu nâu đỏ/xám trắng vân vàng nâu, độ dẻo trung bình – trạng thái dẻo cứng; có bề dày từ 1,4 –1,7m.

- Lớp đất số 4: Sét pha nhiều cát, màu vàng nâu/xám trắng vân vàng nâu, độ dẻo trung bình – trạng thái dẻo cứng; có bề dày từ 1,6 – 2,5m.

- Lớp đất số 5: Cát mịn đến vừa lẫn lộn và ít sạn nhỏ, màu xám trắng đến vàng nhạt – trạng thái từ bở rời đến chặt vừa, gồm 2 lớp:

+ Lớp a: Trạng thái bở rời, có bề dày từ 1,8 – 2,5m.

+ Lớp b: Trạng thái chặt vừa, có bề dày từ 0,5 – 6m.

- Lớp đất số 6: Sét lẫn bột và ít cát, màu xám nhạt vân vàng nâu, độ dẻo cao, trạng thái nửa cứng, có bề dày 1,4m (Công ty CP PTHT Tây Ninh, 2003).

4.1.1.3. Khí hậu

KCN Trảng Bàng nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo. Khí hậu tương đối ôn hòa và ổn định, ít giông và hầu như không có bão, gồm 2 mùa mưa nắng rõ rệt.

Lượng mưa trung bình hàng năm là 1990 mm/năm. Lượng mưa lớn nhất là 2.676 mm. Số lượng ngày mưa trong năm trung bình là 98 ngày và lượng mưa lớn nhất trong ngày là 183 mm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 11.

Độ ẩm tương đối của khu vực dao động từ 75 – 85%, cao nhất được ghi nhận vào thời kỳ các tháng có mưa (tháng 6 đến tháng 11) từ 83 – 91% do độ bay hơi không cao làm cho độ ẩm tương đối của không khí khá cao và độ ẩm không khí thấp nhất vào các tháng mùa khô (tháng 2 đến tháng 4) từ 67 - 69%.

Nhiệt độ trung bình hàng năm là 28,5oC, tháng cao nhất là 33,9oC, tháng thấp nhất là 25oC.

Thời gian có nắng trung bình trong năm là 2.100 – 2.200 giờ. Thời gian có nắng trong ngày là 12 – 13 giờ (Công ty CP PTHT Tây Ninh, 2003).

4.1.1.4. Thủy văn

Khu vực KCN Trảng Bàng chịu ảnh hưởng của chế độ thủy văn kênh thủy lợi cấp 1 N26 nối từ kênh chính Đông về đi dọc theo hành lang khu vực KCN và là nguồn tưới tiêu cho nông nghiệp. Ngoài ra còn có một số rạch nhỏ và suối nhỏ như: Suối Lồ Ồ (rộng 10m, sâu 1,8m, lưu lượng nước về mùa khô 0,4 m3/s, về mùa mưa 1,2 m3/s) chảy qua và nối vào rạch Trường Chừa (rộng 4m, sâu 1,2m, lưu lượng nước về mùa khô 0,2 m3/s, về mùa mưa 0,8 m3/s) đổ vào Sông Vàm Cỏ Đông – là một trong hai con sông lớn của tỉnh Tây Ninh.

Sông Vàm Cỏ Đông bắt nguồn từ thôn Suông của Tỉnh Compong Chàm – Campuchia ở độ cao 150m so với mực nước biển, chảy qua các huyện Tân Biên, Châu Thành, Thị xã Tây Ninh, Hòa Thành, Gò Dầu, Trảng Bàng của Tây Ninh theo hướng Tây Bắc – Đông Nam, sau đó đến cửa Rạch Tràm rồi đổ vào địa phận tỉnh Long An qua các thị trấn Đức Huệ, Đức Hòa, Bến Lức, Tân Trụ, chảy đến ngã ba Bầu Quỳ (Cần Đước – Long An) và hợp lưu với sông Vàm Cỏ Tây, sau đó theo sông Vàm Cỏ đổ ra sông Soài Rạp và ra biển Đông.

Tổng chiều dài sông Vàm Cỏ Đông (phần chảy vào Việt Nam) khoảng 220 km. Đoạn chảy qua Tây Ninh dài 151 km với hệ số uốn khúc 1,78 và độ dốc lòng sông 0,4%. Đoạn chảy qua tỉnh Long An dài 75 km. Sông Vàm Cỏ Đông nối với sông Vàm Cỏ Tây bằng các con kênh ngang Mareng – Rạch Gốc, Trà Cú Thượng, kênh Thủ Thừa và các kênh đào. Ngoài ra, sông Vàm Cỏ Đông còn nối với sông Sài Gòn bởi các kênh Thầy Cai, An Hạ, Rạch Trà và Sông Bến Lức.

Sông Vàm Cỏ Đông không ngừng bồi đắp cho miền đất này bao gồm nguồn lợi cần thiết cho sản xuất và đời sống con người. Ngoài ra, Vàm Cỏ Đông còn có thể được xem là vành đai thủy của vùng Kinh tế trọng điểm phía Nam. Độ sâu trung bình khoảng 17 – 21m, tiện lợi cho việc lưu thông vận chuyển hàng hóa bằng tàu biển (Công ty CP PTHT Tây Ninh, 2003).

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp trảng bàng huyện tràng bảng tỉnh tây ninh (Trang 58 - 62)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)