Thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp trảng bàng huyện tràng bảng tỉnh tây ninh (Trang 37 - 47)

2.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại

2.2.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam

Hiện nay, quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, với sự hình thành, phát triển của các ngành nghề sản xuất, sự gia tăng nhu cầu

tiêu dùng hàng hóa, nguyên vật liệu, năng lượng,... là động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tuy nhiên, đi kèm với đó là nỗi lo về môi trường, đặc biệt vấn đề chất thải rắn như chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp, chất thải nông nghiệp, chất thải y tế, chất thải xây dựng, chất thải nguy hại,...

Việc thu gom, vận chuyển, xử lý và tiêu hủy chất thải rắn, đặc biệt là CTNH đã và đang trở thành một bài toán khó đối với các nhà quản lý tại hầu hết các nước trên thế giới, đặc biệt là ở các nước có nền kinh tế đang phát triển, trong đó có Việt Nam.

Theo báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, lượng CTNH phát sinh trên toàn quốc khoảng 800 ngàn tấn/năm, chiếm khoảng 15% - 20% lượng CTR công nghiệp. Tỷ lệ này thay đổi tùy loại hình công nghiệp, trong đó ngành cơ khí, điện, điện tử, hóa chất là những ngành có tỷ lệ CTNH cao. Theo Báo cáo đánh giá phục vụ xây dựng Quy hoạch xử lý chất thải rắn Thủ đô Hà Nội đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, thành phần CTNH công nghiệp phát sinh ở một số ngành sản xuất tại Hà Nội như sau:

CTR công nghiệp từ ngành cơ khí có khoảng 50% là chất thải độc hại chứa kim loại nặng, chất ăn mòn và dễ cháy; CTR công nghiệp từ ngành công nghiệp dệt, may mặc chứa khoảng 44,5% chất thải độc hại; CTR công nghiệp từ ngành công nghiệp điện, điện tử có trên 70% là chất thải độc hại chứa các cặn kim loại nặng gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng; CTR công nghiệp từ ngành hoá chất có khoảng 62% là chất thải độc hại dưới dạng vi sinh vật và kim loại hòa tan; CTR công nghiệp từ ngành công nghiệp thực phẩm có khoảng 20% chưa các vi khuẩn làm thối rữa; Các CTR công nghiệp khác như thuộc da, xà phòng, sản xuất tân dược... cũng tạo ra chất thải độc hại. Đây là nguồn gây ô nhiễm tiềm tàng rất đáng lo ngại cho môi trường và sức khỏe cộng đồng (Bích Liên, 2016).

CTNH phát sinh chủ yếu tại các KCN, CCN, tuy nhiên các cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm ngoài KCN, CCN cũng là nguồn phát sinh CTNH không nhỏ. Các cơ sở sản xuất này nằm tập trung ở những tỉnh, thành phố lớn như: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương... với các lĩnh vực sản xuất khác nhau như:

Thực phẩm, mỹ phẩm, sản xuất hóa chất, sản xuất phân bón, thuốc trừ sâu, sản xuất các mặt hàng điện tử, may mặc, giày da, chế biến gỗ, cơ khí... đã tạo ra một lượng CTR công nghiệp nói chung và CTNH nói riêng khá lớn. Việc quản lý các nguồn thải này cũng gặp nhiều khó khăn hơn so với các KCN.

Bảng 2.5. Chất thải công nghiệp phát sinh tại một số tỉnh, thành phố năm 2010

Đơn vị tính: tấn/ngày Loại đô thị Tỉnh/TP CTR công nghiệp

không nguy hại CTR công nghiệp nguy hại

Đặc biệt TP HCM 4.606,12 4.606,12

Đô thị loại I (thành phố trực thuộc TW)

Đà Nẵng 553,79 83,07

Cần Thơ 136,25 27,25

Tỉnh có đô thị loại I

Đăk Lăk 63,08 9,46

Khánh Hòa 1.767,19 441,8

Lâm Đồng 70,48 10,57

Bình Định 810,19 121,53

Tỉnh có đô thị loại II

Đồng Nai 990,07 990,07

Tiền Giang 249,2 62,3

Cà Mau 93,8 9,1

An Giang 120,33 11,31

Bình Thuận 664,78 102,25

Gia Lai 189,75 18,98

Bà Rịa – Vũng Tàu

274,01 274,01

Tỉnh có đô thị loại III

Bạc Liêu 29,02 2,96

Bến Tre 120,29 24,18

Đồng Tháp 512,03 76,8

Ninh Thuận 116,8 17,52

Kon Tum 39,67 2,1

Kiên Giang 34,26 6,85

Quãng Ngãi 455,18 159,31

Sóc Trăng 172,1 30,98

Quảng Nam 433 82,27

Long An 110,45 22,09

Bình Dương 830,38 830,38

Trà Vinh 248 37,2

Phú Yên 194,8 37,01

Hậu Giang 160,05 16

Vĩnh Long 177,33 25

Tỉnh khác

Bình Phước 664,2 664,2

Tây Ninh 202,69 202,69

Đăk Nông 96,53 24,13

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011)

Mức độ phát sinh CTNH công nghiệp trong các KCN tùy thuộc vào loại hình sản xuất chủ yếu. CTNH phát sinh từ các KCN của khu vực phía Nam khoảng 82.000 - 134.000 tấn/năm, cao hơn các khu vực khác (gấp 3 lần miền Bắc và khoảng 20 lần miền Trung). Gần một nửa số lượng chất thải công nghiệp phát sinh ở các vùng kinh tế trọng điểm phía Nam là tại Tp.HCM, Biên Hòa, Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương. Thực tế lượng phát sinh CTNH này có thể lớn hơn, do chưa được quản lý đúng cách và thống kê đầy đủ, nhiều loại CTNH được thu gom cùng với rác sinh hoạt rồi đổ tập trung tại các bãi rác công cộng.

Bảng 2.6. Khối lượng CTR công nghiệp nguy hại từ một số ngành công nghiệp điển hình tại các KCN thuộc vùng KTTĐ phía nam

STT Ngành nghề phát sinh Tải lượng

(tấn/năm)

1 Ngành chế biến dầu mỏ 16.400

2 Ngành luyện kim (sản xuất thép) 5.410 - 11.840

3 Ngành sản xuất phương tiện giao thông và dịch vụ sửa chữa 21.972 - 21.315

4 Ngành xi mạ 895 - 1.499

5 Ngành sản xuất vật liệu xây dựng 8.130 - 12.770

6 Ngành hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật 8.855 - 14.941

7 Ngành điện tử và ắc-quy 2.481 - 3.191

8 Ngành sản xuất giày da 12.445 - 15.160

9 Ngành sản xuất dệt nhuộm 8.470 - 10.137

10 Ngành thuộc da và sản phẩm 7.848 - 9.936

11 Ngành sản xuất giấy 5.330 - 6.812

12 Ngành sản xuất điện 123 - 200

Tổng 81.959 - 134.201

Nguồn: Bộ Tài nguyên và Môi trường (2011) Việc thống kê phát thải CTNH từ các hoạt động sản xuất công nghiệp hiện nay chủ yếu dựa vào việc đăng ký chủ nguồn thải CTNH. Tỷ lệ các cơ sở đăng ký chủ nguồn thải CTNH còn thấp, đặc biệt đối với các cơ sở sản xuất quy mô

nhỏ và hộ gia đình, nhất là tại các làng nghề. Do đó, trên thực tế tổng lượng CTNH phát sinh lớn gấp nhiều lần so với con số thống kê.

Ngoài lượng phát sinh từ CTNH công nghiệp, một phần CTNH còn phát sinh từ các vụ nhập phế liệu. Đã có hàng nghìn tấn CTNH được nhập về Việt Nam bị lực lượng chức năng phát hiện. Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, số lượng các vụ vi phạm nhập khẩu CTNH trái phép có diễn biến phức tạp và tăng theo hàng năm cụ thể: năm 2011 phát hiện 17 vụ với khối lượng CTNH thu giữ là 573 tấn, năm 2012 phát hiện 30 vụ với khối lượng thu giữ 3.868 tấn và tính đến tháng 7/2013 phát hiện 13 vụ với khối lượng CTNH thu giữ là 323 tấn. Các loại CTNH được nhập khẩu về chủ yếu là phế liệu kim loại, nhựa, săm lốp cao su thải, vỏ ô tô, tàu biển chưa làm sạch tạp chất, ắc quy chì thải, sản phẩm điện tử đã qua sử dụng (màn hình máy tính, bản mạch điện tử thải,...) (Bích Liên, 2016).

2.2.2.2. Thực trạng công tác quản lý CTNH

a. Khung thể chế pháp lý – luật về việc quản lý CTNH

Cùng với quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá mạnh mẽ của nước ta, lượng chất thải cũng liên tục gia tăng, tạo sức ép rất lớn đối với công tác bảo vệ môi trường. Lượng phát thải CTNH lớn là nguy cơ gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Do đó, Chính phủ đã ban hành, bổ sung sửa đổi những nghị định, thông tư, quy chuẩn, quy chế liên quan tới quản lý CTNH để công tác quản lý CTNH hiệu quả hơn. Cụ thể: Luật Bảo vệ Môi trường 2014(sửa đổi, bổ sung Luật Bảo vệ môi trường năm 2005); Thông tư số 36/2015/TT- BTNMT quy định về quản lý chất thải nguy hại (thay thế Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT); Quyết định số 16/2015/QD-TTg ngày 22/5/2015 về thu hồi, xử lý sản phẩm thải bỏ (thay thế Quyết định số 50/2013/QĐ-TTg).

Việc xây dựng và ban hành Thông tư 36/2015/TT-BTNMT là rất cần thiết, đã tháo gỡ một số khó khăn trong việc triển khai các quy định về quản lý CTNH theo Thông tư số 12/2011/TT-BTNMT như: thu gom, vận chuyển, lưu giữ, trung chuyển chất thải y tế; thu gom, xử lý đối với chủ nguồn thải ở vùng sâu, vùng xa, trong khu vực chưa đủ điều kiện xử lý CTNH…Nhằm tháo gỡ các khó khăn nêu trên, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT quy định giao cho Sở TN&MT chủ trì lập kế hoạch và trình UBND tỉnh phê duyệt, đảm bảo phù hợp với điều kiện địa phương, cũng như quy định pháp luật về

BVMT, từ đó sẽ tăng tính chủ động của địa phương trong công tác quản lý CTNH, góp phần nâng cao hiệu quả thu gom, xử lý CTNH. Đồng thời, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT này phù hợp với thực tế hơn, đơn giản thủ tục hành chính, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất, kinh doanh.

Ngoài ra, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT đã bổ sung thêm 03 mã CTNH trong đó 01 mã (05 01 04) về chất thải rắn từ quá trình xử lý khí thải, 02 mã (12 06 07 và 12 06 08) về bùn thải từ hệ thống XLNT để công tác phân định, phân loại CTNH được thực hiện chính xác hơn (Nguyễn Thượng Hiền, 2015).

Việc từng bước hoàn thiện hệ thống pháp lý về quản lý CTNH đã giúp công tác quản lý CTNH ở nước ta trong thời gian qua đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Hầu hết CTNH phát sinh từ các cơ sở sản xuất lớn đã được quản lý chặt chẽ từ khi phát sinh đến khi được xử lý cuối cùng; các chất thải này hầu hết được thu gom, xử lý bởi các cơ sở có chức năng.

Hơn nữa, số lượng các cơ sở thu gom, xử lý được đều gia tăng hàng năm, góp phần quan trọng trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH đạt các quy chuẩn về môi trường, góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường và bảo vệ sức khỏe cộng đồng. Tuy nhiên, công tác quản lý CTNH còn gặp phải một số khó khăn như hiện nay hoạt động tái chế đang phát triển rất đa dạng và cho nhiều loại CTNH khác nhau, nhưng thực tế một số loại hình tái chế CTNH chưa có quy chuẩn quốc gia về môi trường để làm cơ sở đánh giá, giám sát trong quá trình thẩm định cấp phép và quản lý trong quá trình hoạt động sau cấp phép.

Sau đây là hệ thống văn bản pháp lý trong quản lý chất thải nguy hại tại Việt Nam.

- Luật Bảo vệ Môi trường 2014

- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật BVMT năm 2014

- Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09/4/2007 của Chính phủ quy định về hoạt động quản lý chất thải rắn, quyền hạn và trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan đến Quản lý CTNH.

- Nghị định số 155/2016/NĐ-CP ngày 18/11/2016 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường

- Nghị định số 38/2015/ NĐ-CP ngày 24/4/2015 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.

- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ về quy định quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường.

- Quyết định số 2149/2009/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2015, tầm nhìn đến năm 2050.

- Quyết định số 1440/2008/QĐ-TTg ngày 6 tháng 10 năm 2008 của Thủ tướng chính phủ phê duyệt kế hoạch các cơ sở xử lý chất thải tại ba vùng kinh tế trọng điểm miền Bắc, Trung, Nam đến năm 2020.

- Quyết định số 1216/QĐ-TTg ngày 5 tháng 9 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường Quốc gia đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

- Quyết định số 155/1999/QĐ-TTg ngày 16/07/1999 về việc ban hành Quy chế quản lý chất thải nguy hại

- Quyết định số 60/2002/QĐ-BKHCNMT ngày 7/8/2002 của Bộ trưởng Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường về việc ban hành Hướng dẫn kỹ thuật chôn lấp chất thải nguy hại

- Thông tư số 13/2007/TT-BXD ngày 31/12/2007 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số điều của Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 9/4/2007 của Chính phủ về quản lý chất thải rắn.

- Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 quy định về quản lý chất thải nguy hại.

- Thông tư số 35/2015/TT-BTNMT ngày 30/06/2015 về bảo vệ môi trường khu

- kinh tế, khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao .

- QCVN 56:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia tái chế dầu thải.

- QCVN 55:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về thiết bị hấp chất thải y tế lây nhiễm

- QCVN 50:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng nguy hại đối với bùn thải từ quá trình xử lý nước

- QCVN QCVN 41:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về đồng xử lý chất thải nguy hại trong lò nung xi măng

- QCVN 30:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải công nghiệp

- QCVN 02:2012/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lò đốt chất thải rắn y tế

- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ngưỡng CTNH

- TCXDVN 320:2004: Bãi chôn lấp chất thải nguy hại – Tiêu chuẩn thiết kế.

- TCXDVN 261:2001: Bãi chôn lấp chất thải rắn – Tiêu chuẩn thiết kế.

- TCVN 6696:2000: Chất thải rắn – Bãi chôn lấp hợp vệ sinh – Yêu cầu chung về bảo vệ môi trường.

- TCVN 6706 : 2009: Chất thải nguy hại - Phân loại

- TCVN 6707:2009 Tiêu chuẩn Việt Nam về chất thải nguy hại - Dấu hiệu cảnh báo

b. Tình hình thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH công nghiệp - Thu gom, vận chuyển CTNH công nghiệp.

Việc thu gom chất thải ở Việt Nam chủ yếu do các Công ty Môi trường đô thị cấp Tỉnh thực hiện, có trách nhiệm thu gom và xử lý chất thải công nghiệp và chất thải rắn nguy hại. Lượng CTNH còn lại do các công ty/doanh nghiệp tư nhân được cấp phép đảm trách việc thu gom, vận chuyển.

Trên địa bàn thành phố Hà Nội, tổng lượng CTR công nghiệp phát sinh tại các KCN khoảng 750 tấn/ngày, nhưng mới chỉ thu gom được khoảng 637-675 tấn/ngày. Trong đó, CTNH khoảng 97-112 tấn/ngày (chiếm 13- 15%), thu gom được khoảng 58-78,4 tấn/ngày (chiếm khoảng 60-70%). Tại khu vực phía Nam, số lượng doanh nghiệp hoạt động và được cấp phép trong lĩnh vực thu gom, vận chuyển CTR công nghiệp nguy hại nhiều hơn và tỷ lệ thu gom cao hơn. Trong tổng số 23 Công ty được Bộ TN&MT cấp phép tại thành phố Hồ Chí Minh có 16 Công ty hành nghề vận chuyển CTNH và 20 Công ty hành nghề xử lý CTNH. Hiện chưa có số liệu đầy đủ về tỷ lệ thu gom CTNH công nghiệp ở từng thành phố của Việt Nam. Tỷ lệ thu gom tại các KCN tương đối cao hơn so với bên ngoài KCN. (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2011).

Số lượng các đơn vị hành nghề vận chuyển và xử lý CTNH được Bộ TN&MT cấp phép gia tăng hàng năm. Tính đến tháng 6 năm 2011, Bộ TN&MT đã cấp 80 Giấy phép hành nghề vận chuyển CTNH và 43 Giấy phép hành nghề xử lý CTNH cho các cá nhân, tổ chức đăng ký. Tính đến tháng 6 năm 2015, trên toàn quốc có 83 doanh nghiệp với 56 đại lý có địa bàn hoạt động từ hai tỉnh trở

lên đã được Bộ TN&MT cấp phép và khoảng 130 đơn vị (chủ yếu là đơn vị vận chuyển CTNH) do các địa phương cấp phép đang hoạt động. Riêng công suất xử lý CTNH của các cơ sở được Bộ TN&MT cấp phép là khoảng 1.300 nghìn tấn/năm. Riêng 6 tháng đầu năm 2015, Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp mới, gia hạn, điều chỉnh 36 lượt Giấy phép hành nghề quản lý CTNH.

Với số lượng và công suất xử lý như vậy, các cơ sở này trong thời gian qua đã đóng vai trò chính trong việc thu gom, vận chuyển và xử lý CTNH. Tổng khối lượng CTNH mà các đơn vị này thu gom, xử lý được trong năm 2012 là 165.624 tấn; năm 2013 là 186.657 tấn; năm 2014 là 320.275 tấn, 6 tháng đầu năm 2015 là 166.025 tấn. Căn cứ vào khối lượng CTNH phát sinh hàng năm thì tỷ lệ thu gom, xử lý CTNH chiếm khoảng gần 40% tổng lượng CTNH phát sinh trên toàn quốc (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2015; Bộ Tư pháp Viện Khoa học pháp lý, 2016).

- Xử lý CTNH công nghiệp

Theo Quy hoạch các khu xử lý CTR công nghiệp liên vùng, liên tỉnh, đến năm 2020, 4 vùng KTTĐ đều sẽ xây dựng khu xử lý CTR công nghiệp và CTNH. Đó là các khu xử lý Nam Sơn, Sơn Dương ở vùng KTTĐ Bắc Bộ; Hương Văn, Bình Nguyên, Cát Nhơn ở vùng KTTĐ miền Trung; Tân Thành, khu xử lý CTR công nghiệp nguy hại Tây Bắc Củ Chi ở vùng KTTĐ phía Nam; khu xử lý CTR công nghiệp và CTNH vùng liên tỉnh ở vùng KTTĐ vùng ĐBSCL. Cho đến nay, các khu xử lý CTR công nghiệp liên tỉnh, liên vùng này hầu như chưa được hình thành.

Hiện nay, nước ta đang áp dụng một số công nghệ xử lý CTNH như nhóm công nghệ lò đốt tĩnh hai cấp và lò quay; công nghệ đồng xử lý trong lò nung xi- măng; công nghệ chôn lấp; công nghệ tái chế... Trong đó, nhóm công nghệ lò đốt hai cấp (lò tĩnh, hoặc lò quay) là loại công nghệ được sử dụng phổ biến nhất để tiêu hủy các loại hóa chất thải. Tính đến tháng 7/2015, Tổng cục Môi trường (Bộ TN và MT) đã cấp phép cho 50 cơ sở xử lý CTNH có áp dụng công nghệ, với số lượng là 69 lò đốt tĩnh, có công suất từ 100 đến 200 kg/giờ. Ưu điểm của công nghệ lò đốt tĩnh hai cấp là công nghệ đơn giản, có sẵn (nhập khẩu hoặc chế tạo trong nước), chi phí đầu tư hợp lý, dễ vận hành, phù hợp với điều kiện Việt Nam.

Tuy nhiên, quy trình kiểm soát, vận hành còn thủ công, hoặc chưa tự động hóa cao, cho nên khó có thể đốt các CTNH đặc biệt độc hại như các chất có chứa ha-

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp trảng bàng huyện tràng bảng tỉnh tây ninh (Trang 37 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)