Thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại KCN Trảng Bàng

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp trảng bàng huyện tràng bảng tỉnh tây ninh (Trang 69 - 87)

4.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại KCN Trảng Bàng

4.2.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại KCN Trảng Bàng

Công tác quản lý CTNH của các doanh nghiệp tại KCN Trảng Bảng ngày càng có tiến bộ, hầu hết các doanh nghiệp đã có ý thức, trách nhiệm hơn trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về quản lý CTNH. Tuy nhiên vẫn còn 1 số doanh nghiệp chưa thực hiện tốt công tác quản lý CTNH như: việc phân loại, lưu giữ, báo cáo tình hình phát sinh CTNH…chưa được thực hiện đúng quy định.

Quy trình quản lý CTNH của các doanh nghiệp trong KCN Trảng Bàng được thực

hiện chung như sau:

Hình 4.3. Quy trình quản lý CTNH tại các doanh nghiệp Kho chứa CTNH

CTNH phát sinh

Hợp đồng với đơn vị có chức năng

Thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH Phân loại

4.2.2.1. Thực trạng công tác quản lý CTNH tại các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh tại KCN Trảng Bàng

Công tác quản lý CTNH của các doanh nghiệp trong KCN về cơ bản đã thực hiên theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30 tháng 6 năm 2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về quản lý CTNH. Tuy nhiên vẫn còn một số doanh nghiệp chưa thực hiện tốt như phân loại thu gom chưa hiệu quả, vẫn còn hiện tượng để lẫn các CTNH với nhau, CTNH để rải rác trên nền sản xuất. Khu lưu giữ thì sàn nhà thấp, chưa phân ô tách riêng từng CTNH, không có gờ chống tràn đối với chất thải lỏng. Cán bộ phụ trách môi trường kiêm nhiệm...

Sau đây là bảng đánh giá tổng hợp công tác quản lý CTNH của 19 doanh nghiệp sản xuất theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT.

Bảng 4.8. Tổng hợp công tác quản lý CTNH của 19 doanh nghiệp sản xuất theo Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT

STT Tên doanh nghiệp Phân loại thu gom

Khu lưu giữ

Chuyển giao xử lý

Cán bộ phụ trách môi trường Mặt

sàn

Mái che

Biện pháp cách ly

Thiết bị PCCC

Biển báo

Chuyên ngành

môi trường Kiêm nhiệm 1 Công ty TNHH dệt

may hoa sen x x x x x x x

(Công ty MTX VN) x

2 Công ty TNHH may

mặc Lang Ham x x x x x x x

(Công ty MTX VN) x

3 Công ty TNHH

Keumho Việt Nam x x x x x x x

(Công ty MTX VN) x

4 Công ty TNHH

D&F Việt Nam x x x x x x

5 Công ty TNHH

Jung Kwang x x x x x (hành chính)

6 Công ty TNHH Li

Yuen Garment x x x x x x x

7 Công ty TNHH

Konvia Fashion x x x x (kế toán)

8 Công ty TNHH x x x x x x x x

STT Tên doanh nghiệp Phân loại thu gom

Khu lưu giữ

Chuyển giao xử lý

Cán bộ phụ trách môi trường Mặt

sàn

Mái che

Biện pháp cách ly

Thiết bị PCCC

Biển báo

Chuyên ngành

môi trường Kiêm nhiệm

JinWon Việt Nam (Công ty MTX VN)

9

Công ty TNHH CPĐT dệt Phước Thinh

x x x x x x

(Công ty MTX VN) x

10 Công ty TNHH

B.HEIM VINA x x x x x x (phiên dịch

viên) 11 Công ty dệt may

Thành Công x x x x x x

(Công ty MTX VN) x

12 Công ty TNHH chế

biến gỗ Triều Sơn x x x x (kế toán)

13 Công ty TNHH

nhựa Tấn Thành x x x x (hành chính)

14 Công ty TNHH

nhựa Đông Phương x x x x x x

15 Công ty TNHH cơ

giới Trọng Nguyên x x x x x x x

(Công ty MTX VN) x

16 Công ty TNHH

Heavy Hitter x x x x x x x

(Công ty MTX VN) x

STT Tên doanh nghiệp Phân loại thu gom

Khu lưu giữ

Chuyển giao xử lý

Cán bộ phụ trách môi trường Mặt

sàn

Mái che

Biện pháp cách ly

Thiết bị PCCC

Biển báo

Chuyên ngành

môi trường Kiêm nhiệm 17 Công ty TNHH CN

Dũ Phong x x x x

(Công ty MTX VN) x (kế toán)

18 Công ty TNHH

Phú Cơ x x x x x x

x

Công ty TNHH Thành Lập

x

19 Công ty TNHH

Tăng Hưng x x x x x x

x Công ty TNHH

Thành Lập

x

Nguồn: Tổng hợp kết quả điều tra (2016)

Ghi chú: dấu “x” nghĩa là có

Tên đầy đủ của Công ty TNHH Thành Lập là Công ty TNHH Thương mại và Xử lý môi trường Thành Lập Tên đầy đủ của Công ty MTX VN: Công ty CP Môi Trường Xanh Việt Nam

a. Công tác phân loại, thu gom

Công tác phân loại CTNH của 19 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong KCN Trảng Bàng được thực hiện theo phụ lục 1 của Thông tư 36/2015/TT- BTNMT.

Tại các cơ sở có phát sinh CTNH, do được Sở Tài nguyên và Môi trường và Ban Quản lý KCN tập huấn, hướng dẫn thực hiện quy định về quản lý CTNH nên cơ bản các cơ sở thực hiện công tác phân loại, thu gom tương đối tốt. Tại các khu vực sản xuất thường bố trí các thùng lưu trữ CTNH tạm thời, CTNH khi phát sinh tại khu vực sản xuất được thu gom trực tiếp vào các thùng lưu trữ tạm thời, tùy theo quy định của các Công ty các thùng chứa CTNH sẽ được vận chuyển về khu lưu giữ tập trung CTNH trong thời gian nhất định (thường vào cuối giờ làm hoặc giờ giao ca đối với doanh nghiệp hoạt động 24/24). Các doanh nghiệp đều thành lập một tổ thu gom, phân loại CTNH, tùy theo quy mô sản xuất mà số lượng công nhân khác nhau, số lượng khoảng 5-10 người. Ngoài ra, các doanh nghiệp cũng bố trí cán bộ phụ trách kho lưu giữ CTNH để chỉ đạo phân loại, sắp xếp CTNH và đóng mở kho nhằm mục đích kiểm soát không phát tán CTNH ra môi trường xung quanh.

Hình thức thu gom chung hiện nay tại 19 doanh nghiệp sản xuất:

- Bước 1: Thu gom CTNH phát sinh ở các thùng đựng riêng từng loại CTNH tại khu sản xuất theo quy định hiện hành

- Bước 2: Dùng các xe chuyên dụng và lực lượng công nhân thu gom CTNH ở các thùng chứa CTNH có sẵn trong khu sản xuất chuyển về khu lưu giữ CTNH. CTNH vẫn được tách riêng từng loại khi chuyển về khu lưu giữ.

- Bước 3: CTNH được lưu giữ, bảo quản tại khu lưu giữ CTNH theo đúng quy định cho đến khi đơn vị xử lý CTNH đến thu gom

Theo kết quả điều tra thì có 4/19 doanh nghiệp chưa thực hiện nghiêm túc công tác phân loại, vẫn còn xảy ra tình trạng để lẫn các loại chất thải với nhau, CTNH chưa được thu gom triệt để, CTNH rải rác trên nền nhà khu sản xuất, thường xảy ra với CTNH là giẻ lau dính dầu thải, bao bì mềm nhiễm CTNH.

Nguyên nhân là do cán bộ phụ trách môi trường kiêm nhiệm nên không có chuyên môn về môi trường, nắm chưa sâu quy định về quản lý CTNH dẫn đến

chưa nhận thức được sự nguy hiểm do tương tác của các CTNH với nhau. Ngoài ra, chủ doanh nghiệp chưa chú trọng tới công tác môi trường và tận dụng một thiết bị để chứa nhiều loại CTNH với nhau.

04 doanh nghiệp chưa thực hiện tốt công tác phân loại, thu gom:

- Công ty dệt may thành công: Giẻ lau nhiễm dầu, hóa chất chưa được thu gom để trên nền nhà khu sản xuất. Chất thải thông thường như: Thùng carton, hộp chai nhựa để trong kho lưu giữ CTNH.

- Công ty chế biến gỗ Triều Sơn: Vỏ hộp keo, giẻ lau, giấy nhám để lẫn nhau trong thùng lưu giữ tạm thời. Giẻ lau chưa được thu gom triệt để.

- Công ty TNHH Nhựa Tấn Thành: Giẻ lau, bóng đèn huỳnh quang để lẫn nhau trong thùng lưu giữ tạm thời.

- Công ty TNHH CN Dũ Phong: Giẻ lau, bóng đèn huỳnh quang để lẫn nhau trong thùng lưu giữ tạm thời. Thùng đựng axit, không được xếp ngay ngắn, có thùng để nắp cắm xuống đất.

b. Lưu giữ CTNH

Theo khảo sát, điều tra thì 100% doanh nghiệp đã xây dựng kho chứa CTNH theo phần A, phụ lục 2 của Thông tư 36/2015/TT-BTNMT quy định về khu vực lưu giữ CTNH như: Mặt kín khít, không bị thẩm thấu, có mái che, có phân ô tách riêng từng loại CTNH, có thiết bị PCCC, cát, xẻng.... Tuy nhiên chỉ 11/19 doanh nghiệp đã bố trí khu vực lưu giữ CTNH đạt yêu cầu theo phần A, phụ lục 2 của Thông tư 36/2015/TT-BTNMT. 8/19 doanh nghiệp có kho lưu giữ CTNH chưa đạt yêu cầu, trong đó 5/8 doanh nghiệp có mặt sàn bị trũng, thấp, không có gờ chống tràn đối với chất thải lỏng; 4/8 doanh nghiệp chưa có biện pháp cách ly các CTNH, không phân ô, tách riêng các loại CTNH; 6/8 doanh nghiệp chưa thực hiện đúng việc dán nhãn CTNH, dãn mã CTNH nhưng không ghi tên CTNH hoặc ngược lại ghi tên CTNH không có mã CTNH và cả 06 doanh nghiệp không dán biển báo dấu hiệu cảnh báo CTNH. Nguyên nhân của các tồn tại này là do cán bộ phụ trách môi trường kiêm nhiệm không có chuyên môn môi trường nên chưa hiểu rõ các quy định trong công tác quản lý CTNH. Mặt khác, chủ doanh nghiệp không nghiêm túc, không chú trọng tới công tác quản lý môi trường, thực hiện công tác môi trường mang tính chất đối phó.

c. Công tác chuyển giao, xử lý CTNH

Đây là công đoạn quan trọng nhất thể hiện trách nhiệm của đơn vị đối với việc loại bỏ yếu tố nguy hại từ chất thải có thể tác động đến môi trường. Hoạt động này được thực hiện thông qua việc ký hợp đồng xử lý và chuyển giao CTNH với đơn vị có đủ chức năng xử lý CTNH theo quy định của pháp luật.

Các Doanh nghiệp tiến hành chuyển giao cho đơn vị xử lý theo thời gian nhiều lần trong năm, 3 tháng, 6 tháng hay 1 năm/lần, thời gian chuyển giao phụ thuộc vào độ đầy kho chứa, khối lượng CTNH, mức độ độc hại của CTNH.

Hiện tại các doanh nghiệp sản xuất trong KCN Trảng Bàng kí hợp đồng thu gom, xử lý CTNH với Công Ty CP Môi Trường Xanh Việt Nam hoặc các doanh nghiệp tư nhân bên ngoài ở Bình Dương, Đồng Nai, TP.Hồ Chí Minh.

Theo kết quả điều tra tại 19 doanh nghiệp cho thấy 100% cơ sở phản ánh chi phí xử lý CTNH cao, chi phí khoảng từ 5-10 triệu đồng/tấn CTNH. Đặc biệt, trên địa bàn tỉnh Tây Ninh, có 01 Công ty (Công ty cổ phần Môi Trường Xanh Việt Nam) có đủ chức năng thu gom, vận chuyển, xử lý CTNH, cho tới giữa năm 2014, và đầu năm 2015 có thêm 03 công ty xử lý CTNH dẫn đến một số doanh nghiệp kí hợp đồng với các đơn vị xử lý bên ngoài do không thỏa thuận được mức phí xử lý. Do vậy, họ phải chịu thêm phí vận chuyển cộng với khối lượng CTNH phát sinh ít nên việc hợp đồng vận chuyển, xử lý CTNH gặp khó khăn.

Những khó khăn về mặt tài chính trong việc thực hiện vận chuyển, xử lý CTNH là một trong những nguyên nhân dẫn đến một số doanh nghiệp chưa thực hiện việc vận chuyển, xử lý CTNH. Qua Bảng 4.8 cho thấy 11/19 cơ sở phát sinh CTNH thực hiện ký hợp đồng vận chuyển, xử lý CTNH (đạt 58%), còn lại các doanh nghiệp mới chỉ dừng lại ở việc thu gom, lưu giữ tại kho.

Để giám sát được hoạt động phát sinh CTNH của các doanh nghiệp trên địa bàn và việc hợp đồng vận chuyển và xử lý CTNH đúng quy định hay không phải trên cơ sở sổ đăng ký chủ nguồn thải CTNH hoặc báo cáo của chủ nguồn thải.

Theo quy định tại Điều 12, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý CTNH: Các cơ sở phát sinh CTNH với khối lượng 600 kg/năm trở lên phải đăng ký chủ nguồn thải CTNH để được cơ quan có thẩm quyền cấp và quản lý.

Đến nay, tại KCN Trảng Bàng có 10 doanh nghiệp sản xuất đã thực hiện đăng ký chủ nguồn thải CTNH với Sở Tài nguyên và Môi trường, cụ thể như sau:

Bảng 4.9. Tình hình đăng ký chủ nguồn thải CTNH

STT Tên doanh nghiệp Mã số QLCTNH

1 Công ty TNHH dệt may hoa sen 72.000178.T

2 Công ty TNHH may mặc Lang Ham 72.000109.T

3 Công ty TNHH keumho Việt Nam 72.000019.T

4 Công ty TNHH JinWon Việt Nam 72000021.T

5 Công ty TNHH CPĐT dệt Phước Thinh 720000007.T

6 Công ty TNHH MITSUEI 72000241.T

7 Công ty TNHH cơ giới Trọng Nguyên 72000482.T

8 Công ty TNHH CN Dũ Phong 72000488.T

9 Công ty TNHH Phú Cơ 72.000035.T

10 Công ty TNHH Tăng Hưng 72000486.T

Nguồn: Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Tây Ninh (2015) Nhận xét: Qua bảng 4.9, ta thấy tại KCN có 10/19 cơ sở kinh doanh sản xuất đăng ký chủ nguồn thải (đạt 52,6%), các doanh nghiệp không đăng kí chủ nguồn thải hầu hết là các doanh nghiệp có khối lượng nhỏ hơn 600kg/năm, chỉ có duy nhất Công ty dệt may Thành Công có khối lượng là 606,4 kg/năm là vi phạm quy định không đăng kí chủ nguồn thải với cơ quan có thẩm quyền.

d. Nguồn nhân lực làm công tác môi trường

Hiện nay, các cơ sở đã bố trí cán bộ phụ trách công tác môi trường, song còn mang tính chất kiêm nhiệm (chủ yếu là kế toán hay hành chính) nên không có chuyên môn về môi trường, nắm chưa sâu quy định về BVMT, đặc biệt là quy định về quản lý CTNH. Dẫn đến là công tác quản lý CTNH chưa được quan tâm đầu tư đúng mức và chưa đạt yêu cầu của Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT như:

kho lưu trữ chưa đạt yêu cầu, kho bị trũng, thấp, không có gờ chống tràn đối với chất thải lỏng, không phân ô. Một số CTNH có dãn mã CTNH nhưng không ghi tên CTNH hoặc ngược lại ghi tên CTNH không có mã CTNH, không dán biển báo dấu hiệu cảnh báo về độ độc đối với từng loại CTNH. Công tác phân loại chưa thực hiện tốt, vẫn còn hiện tượng để lẫn các loại CTNH với nhau, CTNH thu gọm chưa triệt để.

Qua bảng 4.8 ta thấy 13/19 doanh nghiệp có cán bộ phụ trách môi trường đúng chuyên ngành, 6/19 doanh nghiệp có cán bộ phụ trách môi trường mang tính chất kiêm nhiệm, trong đó có 3/6 là vừa làm cán bộ môi trường vừa làm kế toán, 2/6 là vừa làm cán bộ môi trường vừa làm nhân viên hành chính, 1/6 vừa làm cán bộ môi trường vừa làm phiên dịch viên.

Nhìn chung, công tác quản lý CTNH tại 19 doanh nghiệp sản xuất tại KCN Trảng Bàng đã thực hiện tương đối tốt theo Thông tư 36/2015/TT- BTNMT, không có hiện tượng đổ chất thải ra khu vực xung quanh. Theo kết quả điều tra đối với đối tượng là người dân xung quanh KCN thì 100% ý kiến là không có trường hợp đổ thải CTNH ra khu vực xung quanh nhưng việc quản lý CTNH cần được thực hiện nghiêm theo quy định, không để lưu tại khu vực trong thời gian dài và khối lượng lớn sẽ gây ra các sự cố về môi trường như: cháy nổ, ô nhiễm đất, nguồn nước, không khí. Đối với đối tượng là cán bộ môi trường tại Công ty CP PTHT Tây Ninh – Chủ đầu tư có ý kiến là công tác quản lý CTNH của các doanh nghiệp tương đối tốt, có báo cáo tình hình lưu giữ CTNH, khối lượng CTNH theo đúng quy định, có bố trí cán bộ phụ trách môi trường song còn mang tính chất kiêm nhiệm (chủ yếu là kế toán hay phiên dịch viên). Do đó, công tác quản lý CTNH của một số doanh nghiệp vẫn còn hạn chế như kho lưu giữ chưa đạt yêu cầu theo quy định của pháp luật, công tác phân loại chưa thực hiện tốt, vẫn còn hiện tượng để lẫn các loại CTNH với nhau, CTNH thu gọm chưa triệt để.

4.2.2.2. Thực trạng công tác quản lý CTNH tại công ty CP Môi Trường Xanh Việt Nam

a. Công tác thu gom, vận chuyển

Với công nghệ và trang thiết bị hiện đại công ty có năng lực xử lý CTNH khoảng 23.090 tấn/năm. Vị trí địa lý rất thuận lợi cho việc tập trung xử lý CTNH tại các KCN trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và các khu vực lân cận. Công ty được Bộ TNMT cấp phép hoạt động vận chuyển xử lý CTNH của các vùng: Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng Bằng Sông Cửu Long.

Thời gian vừa qua, Công ty đã ký hợp đồng thu gom và xử lý rác thải công nghiệp và các loại CTNH như: giẻ lau nhiễm dầu, bóng đèn huỳnh quang, mùn da, bụi da, cặn sơn, bùn thải, dầu thải, bụi chứa TPNH, bao bì nhiễm TPNH…...

Hoạt động thu gom CTNH được thực hiện tại các nhà máy có phát sinh CTNH. Công ty thu gom chất thải vào thiết bị chứa, tùy loại chất thải mà có các dụng cụ chứa chuyên dụng. Với chất lỏng như: dầu thải, dung môi sẽ được chứa vào các téc nhựa hoặc thùng phuy. Với chất thải rắn như: giẻ lau, vật liệu mài, bao bì hóa chất được thu gom vào bao chứa polyme hoặc các thùng đựng. Chất thải được dán nhãn phân biệt và kiểm tra và xác nhận bằng văn bản về số lượng, chủng loại CTNH trước khi bàn giao.

Công tác vận chuyển CTNH tại công ty được thực hiện theo quy định phần B, phụ lục 2 của Thông tư 36/2015/TT-BTNMT như sau:

- Phương tiện vận chuyển là các xe tải thùng hở có phủ bạt, trên xe có trang bị các thiết bị chữa cháy. Hai bên xe có biển “VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI” kèm theo tên cơ sở, địa chỉ, số điện thoại liên hệ. Trên đầu xe có dán biển dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo TCVN 6707:2009

- Những loại chất thải nguy hại ở dạng lỏng (dung môi, dầu mỡ thải,…) được chứa trong bình chứa chuyên dụng, thùng phuy có dung tích lớn được buộc chặt cố định, chèn lót bằng vật liệu đệm chống thấm để chống xê dịch.

- Đội ngũ lái xe và nhân viên vận hành được đào tạo, tập huấn để đảm bảo vận hành an toàn các phương tiện, thiết bị chuyên dụng

b. Phân loại, lưu giữ CTNH

Sau khi vận chuyển CTNH về nhà máy, công nhân tiến hành bốc dỡ CTNH xuống xe, phân loại riêng biệt, không để lẫn các chất thải với nhau, đưa CTNH về kho lưu giữ.

Công ty có hai kho lưu trữ CTNH, mỗi kho được chia ra thành nhiều ô để lưu trữ riêng rẽ từng loại CTNH, với mỗi loại chất thải được dán tên, mã CTNH và dấu hiệu cảnh báo theo TCVN 6707:2009. Tại đây, cơ sở phân loại chất thải để chuyển về từng xưởng có thiết bị xử lý CTNH.

Căn cứ theo phần B, phụ lục 2 của Thông tư 36/2015/TT-BTNMT thì khu lưu giữ CTNH tại công ty CP Môi trường Xanh Việt Nam về cơ bản đã đảm bảo yêu cầu kỹ thuật về kho lưu giữ CTNH: Sàn nhà xưởng làm bằng bê tông, bề mặt phủ sơn công nghiệp chống thấm, không có khe nứt để dễ lau chùi. Kho lưu giữ có phân ô lưu giữ từng loại CTNH, có gờ bao quanh khu vực lưu giữ chất thải lỏng để thu gom chất thải rò rỉ, đổ tràn...Bố trí tuyến cống ngầm kín để thu gom các nguồn nước trên dẫn đến hệ thống xử lý nước thải chung. Trong từng ô hoặc

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp trảng bàng huyện tràng bảng tỉnh tây ninh (Trang 69 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)