Thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại trên thế giới

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp trảng bàng huyện tràng bảng tỉnh tây ninh (Trang 33 - 37)

2.2. Thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại

2.2.1. Thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại trên thế giới

Trên thế giới việc quản lý CTNH đã hình thành và có những thay đổi mạnh mẽ trong thập niên 60 và đã trở thành một vấn đề môi trường được quan tâm hàng đầu trong thập niên 80 của thế kỷ XX. Điều này có thể thấy đây là hệ quả của cuộc cách mạng khao học kỹ thuật và sự phát triển kinh tế xã hội của các quốc gia trên toàn cầu.

Hiện nay, trên thế giới các quốc gia đặc biệt là các nước tiên tiến như Châu Âu, Mỹ ,Nhật ,Úc…đều đưa ra các quy định pháp luật cụ thể về công tác quản lý CTNH để ngăn ngừa và giảm thiểu tối đa các tác hại của CTNH. Hơn nữa, các nước tiên tiến đã có hệ thống thông tin quản lý hoá chất hoàn chỉnh. Hệ thống quản lý hoá chất (REACH) của Châu Âu có hiệu lực từ ngày 1/6/2007.

REACH cung cấp thông tin miễn phí về mọi hoạt động hoá chất với nhiều thứ tiếng sử dụng trong cộng đồng Châu Âu: Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Đức, Ý,

…Bên cạnh đó, trên thế giới ngày càng có nhiều cơ quan quốc tế như IRPTC (Tổ chức đăng ký toàn cầu về hóa chất độc tiềm tàng), IPCS (Chương trình toàn cầu về an toàn hóa chất), WHO (Tổ chức Y tế Thế giới)...xây dựng và quản lý dữ liệu thông tin về an toàn hóa chất (Trịnh Thị Thanh và Nguyễn Khắc Kinh, 2005).

Tùy từng điều kiện kinh tế - xã hội và mức độ phát triển khoa học kỹ thuật cùng với nhận thức về quản lý CTNH mà mỗi nước có những cách xử lý CTNH khác nhau. Qua số liệu thống kê về tình hình xử lý chất thải rắn của một số nước trên thế giới cho thấy rằng, Nhật Bản là nước sử dụng phương pháp thu hồi chất thải rắn với hiệu quả cao nhất (38%), sau đó đến Thuỵ Sỹ (33%),trong lúc đó Singapore chỉ sử dụng phương pháp đốt, Pháp lại sử dụng phương pháp xử lý vi sinh nhiều nhất (30%),... Các nước sử dụng phương pháp chôn lấp hợp vệ sinh

nhiều nhất trong việc quản lý chất thải rắn là Phần Lan (84%), Thái Lan (Băng Cốc -84%), Anh (83%), Liên Bang Nga (80%), Tây Ban Nha (80%). Dưới đây là những mô tả tổng quan về tình hình quản lý CTNH tại một số nước trong khu vực và thế giới (Trịnh Thị Thanh và Nguyễn Khắc Kinh, 2005).

- Công tác quản lý chất thải nguy hại ở Thổ Nhĩ Kỳ

Lượng phát sinh chất thải hàng năm của ngành công nghiệp sản xuất ở Thổ Nhĩ kỳ là 11,9 triệu tấn và nó tăng lên 17,49 triệu tấn vào năm 2004. Trong đó ngành công nghiệp luyện kim chiếm nhiều nhất 44%. Ngành Thực phẩm, đồ uống, thuốc lá 25%. Ngành hóa chất, than đá, cao su và các sản phẩm nhựa chiếm 12%. Còn lại là các ngành khác. Từ năm 2000 đến năm 2004 tại Thổ Nhĩ Kỳ có 3,6 triệu tấn chất thải nguy hại được tạo ra nhưng chỉ có khoảng 400.000 tấn ( chiếm 11%) được tái chế còn lại là xử lý bằng phương pháp khác ( lưu kho, thải bừa bãi, chôn lấp, ném xuống biển hoặc sông,…). Theo thông tin của Viện Khảo sát phát triển Công nghiệp Thổ Nhĩ Kỳ thì tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh năm 2004 khoảng 1,2 triệu tấn ( 370 cơ sở). Tuy nhiên đây chỉ là số liệu không hoàn toàn chính xác bởi vì nó chỉ dựa trên khảo sát của 1 phần các tỉnh và các ngành công nghiệp tạo ra chất thải. Thực tế lượng chất thải nguy hại có thể cao hơn rất (Trịnh Thị Thanh và Nguyễn Khắc Kinh, 2005).

- Công tác quản lý chất thải nguy hại ở Trung Quốc

Với công nghệ tái chế phát triển đã tận dụng lại một phần đáng kể CTNH, còn lại chất thải được xử lý thông thường là đưa vào các bãi rác hở, tuy nhiên có một số hố chôn lấp hợp vệ sinh.

Phần lớn CTNH của các khu vực kinh tế, một số xí nghiệp có khả năng xử lý tại chỗ. Trung Quốc cũng đã đề ra Luật kiểm soát và phòng ngừa nhiễm bẩn do chất thải rắn, trong đó quy định các ngành công nghiệp phải đăng ký việc phát sinh chất thải, nước thải,... đồng thời phải đăng ký việc chứa đựng, xử lý và tiêu huỷ chất thải, liệt kê các chất thải từ các ngành công nghiệp, đặc biệt là ngành công nghiệp hoá chất (Trịnh Thị Thanh và Nguyễn Khắc Kinh, 2005).

- Công tác quản lý chất thải nguy hại ở Hồng Kông

Cơ sở xử lý CTNH tập trung được xây dựng từ năm 1987 đến năm1993.

Với hệ thống thu gom vận chuyển và thiết bị xử lý hiện đại, công nghệ chủ yếu là xử lý nhiệt và xử lý hoá/1ý đã xử lý được hầu hết lượng CTNH tại Hồng Kông.

Tại đây người ta cũng đã tiến hành nghiên cứu và đề xuất quy chế chung về sự

tiêu huỷ chất thải, đặc biệt là chất thải hoá học. Nhờ hệ thống nghiền nhỏ để chôn lấp, hệ thống kiểm soát việc chôn lấp, kiểm soát nơi thu gom, vận chuyển xử lý và tiêu huỷ 100 chất thải, nhất là CTNH đã góp phần nâng cao chất lượng quản lý chất thải nói chung và CTNH nói riêng tại Hồng Kông (Trịnh Thị Thanh và Nguyễn Khắc Kinh, 2005).

- Công tác quản lý chất thải nguy hại ở Singapore

Hiện tại chất thải được phân loại, một phần được tái chế, phần còn lại được đưa vào 4 nhà máy thiêu huỷ. Hiện nay đã xây dựng nhà máy thứ 5 với công suất 2.500 tấn/ngày để xử lý chất thải. Hệ thống xử lý được MARPOL phê duyệt bao gồm cả lò đốt sẽ góp phần giải quyết CTNH tại Singapore. Nhiệt lượng trong quá trình thiêu huỷ được thu hồi để chạy máy phát điện Công nghệ thiêu huỷ chất thải đang được thay thế bằng các công nghệ hiện đại hơn, đảm bảo được các tiêu chuẩn về môi trường. Dầu cặn, sơn thừa được tái chế sử dụng thì các nhà máy xí nghiệp phải chịu chi phí xử lý chúng. Việc thu gom chất thải hầu hết do các công ty tư nhân đảm nhận, nhà nước hỗ trợ tiền xây đựng nhà máy xử lý thiêu huỷ chất thải. Các công ty thu gom chất thải đều chuyển sang hình thức cổ phần hoá, Bộ Môi trường giám sát chặt chẽ việc quản lý chất thải trên phạm vi toàn quốc (Trịnh Thị Thanh và Nguyễn Khắc Kinh, 2005).

- Công tác quản lý chất thải nguy hại ở Thái Lan

Chất thải nguy hại tại Thái Lan đã được đưa vào hệ thống xử lý trung tâm, hệ thống xử lý này được vận hành từ năm 1998 và phương thức xử lý chủ yếu là xử lý hoá/lý ổn định và chôn lấp an toàn cùng với hệ thống phối trộn hữu cơ (Đốt trong lò xi măng). Ngoài ra phương thức xử lý hoá/lý kết hợp với đốt cũng được áp dụng tại Thái Lan (Trịnh Thị Thanh và Nguyễn Khắc Kinh, 2005).

- Công tác quản lý chất thải nguy hại ở Pháp

Ở Pháp, văn bản quy định đầu tiên về những cơ sở sản xuất bị đưa vào danh sách xếp hạng gây ô nhiễm môi trường là một sắc lệnh Napoléon ký năm 1810, và từ năm 1917 trở đi văn bản này được liên tục sửa đổi, bổ sung. Cũng chính tại Luật này đã đưa ra những công cụ và cơ chế để quản lý những loại hình rác thải đặc biệt (Chất thải nguy hại). Ngày 02/02/1995, Pháp lại có thêm một bộ luật mới là Bộ luật về tăng cường bảo vệ môi trường đã thiết lập thêm phụ phí đối với việc xử lý chất thải nguy hại, tương đương 40F (Frăng Pháp)/1 tấn chất thải được loại bỏ để lại trong một cơ sở xử lý, và sẽ được tăng gấp đôi

nếu tấn chất thải đó được tích trong một bãi thải đặc biệt. Phụ phí này do Cục Môi trường và quản lý năng lượng thu lại và trong vài năm tới sẽ tăng gấp đôi.

Năm 2011, ở Pháp phát thải 446 triệu tấn chất thải. Trong đó chất thải nguy hại chiếm khoảng 13 triệu tấn. Tổng lượng CTNH của các ngành công nghiệp, xây dựng và công trình công cộng chiếm 2/3 số lượng chất thải. Một nửa số chất thải này được thu hồi tái chế hoặc đốt thu hồi năng lượng (Trịnh Thị Thanh và Nguyễn Khắc Kinh, 2005).

- Công tác quản lý chất thải nguy hại ở Hà Lan

Việc xử lý chất thải của Hà Lan được sự tham gia tổng lực của chính quyền, xã hội cũng như các cơ quan chuyên ngành. CTNH được xử lý bằng nhiều cách khác nhau, trong đó phần lớn được thiêu huỷ, một phần được tái chế. Trước đây, Hà Lan tiến hành thiêu huỷ CTNH ở ngoài biển, nhưng từ năm 1990 trở lại đây, Hà Lan đã tập trung xử lý CTNH tại 5 khu vực trên phạm vi toàn quốc, thường do các xí nghiệp tư nhân với sự tham gia của nhiều công ty tiến hành dưới sự giám sát của các cơ quan chuyên môn. Hàng năm, Hà Lan có tới hơn 20 triệu tấn chất thải 60% trong số này được đổ ở các bãi chứa, phần còn lại được đưa vào các lò thiêu huỷ hoặc tái chế. Để bảo vệ môi trường, Chính phủ Hà Lan đã đề ra mục tiêu giảm khối lượng chất thải hàng năm để giảm chi phí xử lý.

Công nghệ xử lý CTNH chủ yếu được áp đụng là thiêu huỷ, nhiệt năng do các lò thiêu huỷ sinh ra sẽ được hoà nhập vào mạng lưới năng lượng chung của đất nước. Ngoài ra Hà Lan còn đạt được bước chuyển biến lớn trong việc mở rộng chương trình giáo dục trong trường học, trong các xí nghiệp công nghiệp và những người nội trợ về những sự cần thiết phải đảm bảo môi trường sống được trong sạch ở nhiều nơi, các chất thải được phân loại ngay từ nguồn phát thải nhất là đối với CTNH. Việc thiêu huỷ CTNH được tiến hành ở những lò đốt hiện đại với kỹ thuật mới nhất, hoặc việc tổ chức sản xuất được ứng dụng những quy trình đặc biệt nhằm tạo ra nguồn nguyên liệu mới, thuận lợi cho công việc chế biến (Trịnh Thị Thanh và Nguyễn Khắc Kinh, 2005).

- Công tác quản lý chất thải nguy hại ở Đức

Cộng hoà liên bang Đức đã đưa ra các biện pháp chiến lược để quản lý các CTNH như: ngăn ngừa ngay từ nguồn thải, giảm thiểu số lượng CTNH, xử lý và tái sử dụng chúng. Trong vòng 20 năm lại đây, Cộng hoà liên bang Đức đã ban hành nhiều đạo luật về quản lý chất thải. Có khoảng 2000 điều luật, quyết định,

quy định về hành chính, với nội dung phân loại các chất độc hại trong chất thải khí, rắn, nước… về thu thập, vận chuyển, xác định biện pháp giải quyết chất thải.

Mỗi lần thay đổi luật, quy định mới lại khắt khe và chặt chẽ hơn.

Pháp luật ở Đức rất nghiêm, đối với các trường hợp làm phát sinh các CTNH mà chưa xử lý hoặc quá giới hạn cho phép, có thể áp dụng biện pháp phạt tiền hoặc đình chỉ hoạt động của nhà máy, xí nghiệp hay cơ sở sản xuất đã vi phạm pháp luật, bắt bồi thường thiệt hại gây ra hoặc truy tố trước pháp luật. Bên cạnh đó, pháp luật của Cộng hoà liên bang Đức khuyến khích việc đổi mới công nghệ và thiết bị (bằng cách thay thế từng phần hoặc toàn bộ) nhằm hướng tới một công nghệ không hoặc ít sinh ra CTNH. Nhà nước cộng hoà Liên bang Đức giảm thuế hoặc cho vay tiền với lãi suất thấp trả dần nếu đầu tư vào công nghệ mới hay thiết bị xử lý CTNH. Thêm vào đó, Nhà nước còn tuyên truyền, giáo dục cho nhân dân nhận thức được tác hại nguy hiểm của loại chất thải này và chính nhân dân sẽ là người giúp cho các cơ quan nhà nước kiểm tra, phát hiện các nguồn phát sinh ra CTNH và nhanh chóng tìm ra biện pháp giải quyết (Trịnh Thị Thanh và Nguyễn Khắc Kinh, 2005).

Qua nghiên cứu về tình hình quản lý CTNH ở một số quốc gia trên thế giới, có thể nhận thấy rằng các quốc gia trên thế giới đã chú trọng đến vấn đề quản lý CTNH từ rất sớm so với Việt Nam. Đặc biệt, các quốc gia phát triển như:

Đức, Pháp, Mỹ…đã đưa vấn đề quản lý CTNH lên một vị trí tương đối quan trọng trong chiến lược phát triển của đất nước. Ở Việt Nam, tuy vấn đề quản lý CTNH mới được chú trọng những năm gần đây, nhưng chúng ta đã rất nỗ lực trong việc tìm các giải pháp khoa học – kỹ thuật, cũng như xây dựng và hoàn thiện hệ thống văn bản pháp lý nhằm đạt được hiệu quả cao nhất. Tuy nhiên, do sự khó khăn của nền kinh tế, cụ thể là vốn đầu tư cho các công tác QLCTNH còn ít, việc áp dụng khoa học – kỹ thuật còn hạn chế nên tình hình QLCTNH trong những năm qua còn nhiều vấn đề cần quan tâm. Việc nghiên cứu và học hỏi những kinh nghiệm quý báu của các quốc gia trên thế giới về QLCTNH là điều rất cần thiết đối với Việt Nam (Trịnh Thị Thanh và Nguyễn Khắc Kinh, 2005).

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp trảng bàng huyện tràng bảng tỉnh tây ninh (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)