PHẦN 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2. Thời gian nghiên cứu
Thời gian tiến hành đề tài: từ tháng 3/2016 đến tháng 5/2017.
Phạm vi thời gian của số liệu được thu thập: từ năm 2015 tới tháng 10/2016.
3.3. ĐỐİ TƯỢNG NGHİÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Trảng Bàng.
3.4. NỘİ DUNG NGHİÊN CỨU
Để thực hiện các mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, đề tài tập trung thực hiện các nội dung nghiên cứu cụ thể như sau:
- Khái quát về KCN Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
- Đánh giá tình hình phát sinh CTNH tại KCN Trảng Bàng theo ngành nghề sản xuất trong KCN gồm có khối lượng, thành phần CTNH.
- Đánh giá công tác quản lý CTNH tại KCN Trảng Bàng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
- Đề xuất các giải pháp quản lý CTNH phù hợp với tình hình tại KCN Trảng Bảng, huyện Trảng Bàng, tỉnh Tây Ninh.
3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHİÊN CỨU
Đề tài được thực hiện bằng phương pháp tiếp cận hệ thống mối quan hệ giữa: Nguồn phát sinh chất thải nguy hại – Hiện trạng môi trường – Hình thức quản lý chất thải nguy hại hiện đang áp dụng tại khu công nghiệp Trảng Bàng qua đó phân tích, đánh giá hiện trạng công tác quản lý và đề xuất biện pháp.
3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Thu thập, tổng hợp các tài liệu về lịch sử hình thành, vị trí địa lý, các ngành nghề hoạt động trong khu công nghiệp để có cái nhìn tổng quan về khu công nghiệp Trảng Bàng.
Thu thập, tổng hợp các tài liệu liên quan đến thành phần, khối lượng, hiện trạng thu gom, xử lý chất thải nguy hại để làm cơ sở cho việc đánh giá công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp Trảng Bàng.
Các tài liệu thu thập bao gồm:
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường KCN Trảng Bàng, 2003.
- Báo cáo quản lý môi trường Khu kinh tế Tây Ninh, 2015.
- Báo cáo quản lý chất thải nguy hại năm 2015 của Công ty CP Môi trường Xanh Việt Nam.
- Báo cáo giám sát môi trường 6 tháng đầu năm 2016 của Công ty CP Môi trường Xanh Việt Nam.
3.5.2. Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế
Điều tra, khảo sát thực tế tình hình hoạt động sản xuất, công tác quản lý chất thải nguy hại tại KCN Trảng Bàng. Cụ thể:
- Tìm hiểu hoạt động sản xuất thực tế của 19 doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh trong KCN Trảng Bàng.
- Khảo sát, tìm hiểu quy trình xử lý CTNH của công ty CP Môi trường Xanh Việt Nam
- Khảo sát công tác quản lý CTNH: tình hình phát sinh CTNH, phân loại, thu gom, lưu giữ, chuyển giao CTNH tại các Doanh nghiệp trong KCN Trảng Bàng.
3.5.3. Phương pháp phỏng vấn
Đề tài đã sử dụng 04 loại phiếu phỏng vấn để thực hiện phỏng vấn cho các đối tượng là: Cán bộ môi trường của Công ty CP PTHT Tây Ninh – Chủ đầu tư;
cán bộ làm công tác môi trường tại 20 doanh nghiệp trong KCN Trảng Bàng, công nhân, quản đốc làm việc trong doanh nghiệp và người dân xung quanh KCN với tổng số phiếu thực hiện là 102 phiếu, trong đó:
- 02 phiếu cho đối tượng là cán bộ môi trường tại Công ty CP PTHT Tây Ninh – Chủ đầu tư. Nội dung tập trung chủ yếu là sự tuân thủ quy định quản lý CTNH của các doanh nghiệp như: Việc báo cáo quản lý CTNH của các doanh nghiệp, doanh nghiệp kí hợp đồng với đơn vị có đủ chức năng không; số cơ sở ký hợp đồng vận chuyển, xử lý,…
- 20 phiếu cho cán bộ làm công tác môi trường tại 20 doanh nghiệp trong KCN Trảng Bàng. Nội dung chủ yếu tập trung vào công tác quản lý CTNH tại doanh nghiệp như: Lập sổ đăng kí chủ nguồn thải CTNH, hình thức quản lý CTNH hiện nay (Lưu kho, hợp đồng đơn vị xử lý…), thành phần CTNH chủ yếu tại doanh nghiệp…
- 40 phiếu cho công nhân, quản đốc tại 20 doanh nghiệp. Nội dung chủ yếu tập trung vào việc tập huấn, hướng dẫn phân loại CTNH, thành phần CTNH, ký với đơn vị xử lý nào, bao lâu thu gom 1 lần …
Tiêu chí chọn công nhân, quản đốc tại doanh nghiệp: người thu gom, người quản lý kho rác.
- 40 phiếu cho 40 hộ dân xung quanh KCN. Nội dung chủ yếu tập trung vào môi trường hiện nay tại khu vực, vấn đề môi trường nào quan tâm nhất, người dân có hay bị bệnh, doanh nghiệp có đổ chất thải ra khu vực xung quanh...
Tiêu chí chọn hộ dân xung quanh KCN: những hộ dân xung quanh KCN theo địa điểm gần, giữa, xa KCN. Hướng bắc 20 hộ, hướng nam 20 hộ.
3.5.4. Phương pháp lấy mẫu
Lấy mẫu không khí, mẫu nước, chất thải rắn tại Công ty CP Môi trường Xanh Việt Nam - xử lý CTNH. Cụ thể:
- 03 mẫu nước thải trước và 03 mẫu nước thải sau HT XLNT. Mẫu được lấy tại tại hố gom nước thải đầu vào và bể chứa nước thải đầu ra, sau đó được đựng vào chai nhựa đã rửa sạch và đậy nắp kín. Nước được bảo quản ở 4ºC và được đưa về phòng thí nghiệm để phân tích. Các chỉ tiêu đặc trưng phân tích: pH, BOD5, COD, TSS, Dầu mỡ, các kim loại nặng: As, Hg, Pb, Cd, Cr VI, Zn, Fe, Tổng P, Tổng N, Coliform.
- 03 mẫu khí thải tại mỗi khu vực xử lý CTNH: khu vực xử lý dung môi, tái chế dầu thải, bóng đèn huỳnh quang. Các chỉ tiêu đặc trưng phân tích: độ ồn, nhiệt độ, bụi, SO2, NO2, CO, CO2, hơi xăng dầu, xylen, Toluen, Hg, Pb, Zn.
- 03 mẫu khí thải tại ống khói của lò đốt chất thải tại công ty. Các chỉ tiêu đặc trưng phân tích: Bụi, HCl, CO, SO2, NOx, Hg, Pb, Zn...
- 03 mẫu xỉ thải rắn sau quá trình tiêu hủy tại lò đốt chất thải. Các chỉ tiêu đặc trưng phân tích: pH, các kim loại nặng: Ag, As, Cd, Pb, Co, Zn, Ni, Hg, Cr...
Mẫu được phân tích tại phòng thí nghiệm và phân tích Công ty CP tư vấn môi trường Sài Gòn. Các chỉ tiêu sau phân tích được so sánh với các Quy chuẩn Việt Nam: QCVN 40:2011/BTNMT quy định về tiêu chuẩn nước thải công nghiệp, QCVN 07:2009/BTNMT quy định về ngưỡng chất thải nguy hại, QCVN 30:2012/BTNMT quy định về tiêu chuẩn khí thải lò đốt chất thải công nghiệp.
Cơ sở khoa học của Phương pháp lấy mẫu và phân tích a. Lấy mẫu và phân tích nước thải
* Lấy mẫu để xác định chất lượng nước thải áp dụng theo hướng dẫn của các tiêu chuẩn quốc gia sau đây:
- TCVN 6663-3:2008 (ISO 5667-3: 2003) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn bảo quản và xử lý mẫu;
- TCVN 5999:1995 (ISO 5667 -10: 1992) - Chất lượng nước - Lấy mẫu.
Hướng dẫn lấy mẫu nước thải.
* Phương pháp xác định giá trị các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp thực hiện theo các tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế sau đây:
Bảng 3.1. Phương pháp xác định giá trị các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp
TT Thông số Phương pháp phân tích
1 pH TCVN 6492:2011
2 TSS TCVN 6625:2000
3 BOD5 TCVN 6001-1:2008
4 COD SMEWW 5220 C:2012
5 As SMEWW 3114B:2012
6 Cd SMEWW 3113B:2012
7 Pb SMEWW 3500 Pb, B:2012
8 Crom (VI) SMEWW 3500 Cr, B:2012
9 Zn SMEWW 3500 Zn, B:2012
10 Hg SMEWW 3112B:2012
11 Fe TCVN 6177 - 1996
12 Coliform TCVN 6187-2:2009;
13 Tổng N TCVN 6638:2000
14 Tổng P SMEWW 4500P.B&D:2012
15 Dầu mỡ khoáng SMEWW 5520 B&F:2012 16 Chất hoạt động bề mặt SMEWW 5540 C:2012
b. Lấy mẫu và phân tích khí thải
Bảng 3.2. Phương pháp xác định giá trị các thông số ô nhiễm trong không khí khu vực xử lý
STT Thông số Phương pháp phân tích
1 Độ ồn TCVN 7878-2:2010
2 Nhiệt độ QCVN 46: 2012/BTNMT
3 Bụi TCVN 5977: 2009
4 NO2 TCVN 6137: 2009
5 SO2 TCVN 5971: 1995
6 CO HSDG.15
7 CO2 TQKT – YHLĐ & VSMT 1993
8 Hơi xăng dầu NIOSH Method 1500 + 1501
9 Xylen KTSK ( Tham khảo NIOSH Method 1501
issue 3 và MDHS 96 sử dụng GC – FID)
10 Toluen
11 Hg
US EPA Method 29
12 Pb
13 Zn
Bảng 3.3. Phương pháp xác định giá trị các thông số ô nhiễm trong khí thải lò đốt chất thải công nghiệp
TT Thông số Phương pháp phân tích
1 Bụi US EPA Method 5
2 SO2 US EPA Method 6
3 NOx US EPA Method 7
4 CO TCVN 7242:2003
5 Hơi xăng dầu NIOSH Method 1500 + 1501
6 Hg
US EPA Method 29
7 Pb
8 Zn
9 HCL US EPA Method 26
c. Lấy mẫu và phân tích chất thải rắn
Phương pháp xác định giá trị các thông số ô nhiễm trong chất thải rắn – xỉ thải lò đốt thực hiện theo TCVN 9239:2012 tương đương với EPA 1311 (cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ)
Phương pháp ngâm chiết EPA 1311 là các phương pháp chuẩn bị mẫu phân tích được áp dụng cho việc ngâm chiết các mẫu chất thải nhằm xác định khả năng rò rỉ các thành phần nguy hại trong chất thải ra môi trường trong điều kiện tương tự điều kiện tự nhiên (biểu thị bằng nồng độ ngâm chiết có đơn vị là mg/l).
3.5.5. Phương pháp chuyên gia
Đề tài sử dụng phương pháp tham khảo ý kiến đánh giá, tư vấn của các chuyên gia trong lĩnh vực môi trường và các nhà quản lý. Kinh nghiệm của các chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu sẽ giúp giải quyết được những sai sót trong quá trình thực hiện đề tài. Tham vấn ý kiến: Cán bộ môi trường của Công ty CP PTHT Tây Ninh, Trưởng phòng, nhân viên tư vấn môi trường của Công ty CP Môi Trường Xanh Việt Nam
3.5.6. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được từ thứ cấp, điều tra khảo sát, thực tế và phỏng vấn được tổng hợp trong các bảng biểu để phân tích đánh giá tình hình phát sinh CTNH, công tác quản lý CTNH tại các doanh nghiệp trong KCN Trảng Bàng.