Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải nguy hại tại

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp trảng bàng huyện tràng bảng tỉnh tây ninh (Trang 87 - 92)

4.3.1. Tăng cường tái sử dụng, giảm thiểu chất thải nguy hại tại nguồn

Trong quá trình sản xuất hầu hết doanh nghiệp đều phát sinh CTNH, vì vậy việc chuyển giao CTNH cho đơn vị có chức năng thu gom và xử lý là trách nhiệm của các chủ nguồn thải. Tuy nhiên, việc chuyển giao này làm cho các doanh nghiệp mất một chi phí đáng kể. Do đó, mục tiêu “Giảm thiểu phát sinh CTNH trong quá trình sản xuất” luôn được các doanh nghiệp quan tâm và vạch ra kế hoạch để thực hiện.

Các biện pháp giảm thiểu phát sinh CTNH trong quá trình sản xuất:

- Cải thiện quy trình sản xuất nhằm tiết kiệm nhiên liệu và giảm chất thải phát sinh.

- Sử dụng nguyên liệu sạch trong quá trình sản xuất

- Thu hồi, tái chế, tái sử dụng chất thải (Ví dụ như sử dụng lại chất thải cho một công đoạn nào đó trong Công ty hoặc chất thải của ngành này là nguyên liệu đầu vào cho công đoạn của ngành khác).

- Tiến hành bảo trì các máy móc, thiết bị sản xuất để hoạt động sản xuất hiệu quả không sản xuất ra sản phẩm hư hỏng

- Tuyên truyền và nâng cao nhận thức của công nhân trực tiếp sản xuất về việc tiết kiệm nguyên liệu sản xuất và nâng cao tay nghề để hạn chế phát sinh chất thải

4.3.2. Công tác phân loại, thu gom chất thải nguy hại

Theo kết quả khảo sát thì có 04 doanh nghiệp chưa thực hiện tốt công tác phân loại, thu gom CTNH theo Thông tư 36/TT-BTNMT.

Bảng 4.14. Những hạn chế tồn tại trong công tác phân loại, thu gom CTNH và giải pháp khắc phục

Công ty Những hạn chế, tồn tại Giải pháp khắc phục - Công ty dệt may

thành công

- Công ty chế biến gỗ Triều Sơn - Công ty TNHH Nhựa Tấn Thành - Công ty TNHH CN Dũ Phong

- Chưa phân loại triệt để CTNH, để lẫn CTNH khác loại với nhau hoặc với chất thải khác như Vỏ hộp keo, giẻ lau, giấy nhám để lẫn nhau trong thùng lưu giữ tạm thời…

- Chưa thu gom triệt để CTNH như giẻ lau rải rác trên nền nhà khu sản xuất

Thùng đựng axit, không được xếp ngay ngắn, có thùng nắp cắm xuống đất.

- Sau mỗi ca làm việc hay hết giờ làm thì công nhân sản xuất cần thu gom CTNH tại nơi mình làm vào thùng lưu trữ tạm thời tại khu sản xuất và công nhân thu gom cần chuyển các thùng lưu trữ CTNH về khu lưu giữ CTNH.

- Tăng cường tổ chức tập huấn, hướng dẫn phân loại, dán nhãn CTNH cho toàn bộ công nhân đặc biệt công nhân thu gom và quản đốc kho lưu giữ CTNH. Trên bao bì, thùng chứa phải ghi tên, mã CTNH, dán biển cảnh báo, phòng ngừa theo TCVN 6707: 2009.

- Xây dựng khu lưu giữ chất thải thông thường, không để chất thải thông thường trong kho lưu giữ CTNH.

- Sắp xếp lại thùng đựng axit sao cho phần nắp phải được hướng lên phía trên, đồng thời phải dán nhãn mác tên thùng phuy đựng hóa chất, mã CTNH và dán biển báo tuân thủ theo TCVN 6707: 2009.

- Xử phạt thật nặng những hành vi thực hiện sai quy định.

4.3.3. Lưu giữ chất thải nguy hại

Như kết quả khảo sát thì hiện nay các doanh nghiệp đã bố trí khu lưu giữ CTNH nhưng vẫn còn một số doanh nghiệp có kho lưu giữ chưa đạt yêu cầu theo phần 2, phụ lục A và B của Thông tư 36/TT-BTNMT.

Bảng 4.15 . Những hạn chế tồn tại trong kho lưu giữ CTNH và giải pháp khắc phục

STT Những hạn chế, tồn tại Giải pháp khắc phục

1 06 doanh nghiệp (05 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh và công ty CP Môi trường Xanh Việt Nam) có sàn nhà bị trũng, thấp, không có gờ chống tràn đối với chất thải lỏng

06 doanh nghiệp cần nhanh chóng cải tạo lại sàn nhà như nâng cấp sàn nhà cao nên hoặc tráng chất chống thấm trên mặt nền. Đồng thời kiểm tra lại các rãnh thoát nước để tránh tình trạng chảy tràn.

2 4/19 doanh nghiệp sản xuất chưa có biện pháp cách ly các CTNH, không phân ô, tách riêng các loại CTNH

Xây dựng phân ô, ngăn cách các loại chất thải với nhau để tránh tình trạng các CTNH có khả năng phản ứng hóa học với nhau gây ra hiện tượng cháy nổ ảnh hưởng tới con người và môi trường xung quanh

3 6/19 doanh nghiệp sản xuất chưa thực hiện đúng việc dán nhãn CTNH, không dán biển báo dấu hiệu cảnh báo về độ độc đối với từng loại CTNH

Cần nghiêm túc thực hiện việc dán nhãn CTNH, nhãn trên bao bì phải ghi tên, mã CTNH, đặc tính chất thải và dán biển cảnh báo CTNH vì thực hiện tốt việc dán nhãn, gắn biển cảnh báo CTNH thì sẽ phòng tránh được các rủi ro, tai nạn của con người khi tiếp cận với CTNH.

4 Công ty CP Môi trường Xanh Việt Nam tiêu lệnh PCCC bị mờ

Cần thay tiêu lệnh PCCC mới để đảm bảo đúng quy định của pháp luật

4.3.4. Công tác xử lý chất thải nguy hại

4.3.4.1. Đối với các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh

Căn cứ như kết quả điều tra, khảo sát có 8/19 doanh nghiệp mới dừng lại ở việc thu gom, lưu giữ tại kho do số lượng CTNH phát sinh ít cũng như chưa tìm được đơn vị xử lý thích hợp. Tuy nhiên tại khoản 5, Điều 7 của Nghị định 38/2015/NĐ-CP ngày 24 tháng 04 năm 2015 của Chính phủ quy định về quản lý chất thải và phế liệu thì việc lưu trữ CTNH được quy định như sau: Chủ nguồn thải CTNH có trách nhiệm định kỳ 06 tháng báo cáo về việc lưu trữ CTNH tại cơ sở phát sinh với Sở Tài nguyên và Môi trường bằng văn bản riêng hoặc kết hợp trong báo cáo quản lý CTNH định kỳ khi chưa chuyển giao được trong các

trường hợp sau: a/ Chưa có phương án vận chuyển, xử lý khả thi. b/ Chưa tìm được chủ xử lý CTNH phù hợp. Do đó, đề nghị 08 doanh nghiệp chưa chuyển giao CTNH cho đơn vị xử lý thì phải báo cáo tình hình lưu giữ CTNH cho cơ quan quản lý đúng quy định và nhanh chóng chuyển giao cho chủ xử lý CTNH để tránh nguy cơ phát tán chất thải ra ngoài môi trường. Đồng thời, các công ty này nên tìm kiếm hợp tác với các công ty có tính chất CTNH tương tự để cùng thuê đơn vị xử lý. Ví dụ như Công ty TNHH D&F Việt Nam và Công ty TNHH Konvia Fashion đều là 02 công ty ngành may mặc nên có thể hợp tác với nhau thuê đơn vị xử lý CTNH.

Theo quy định tại Điều 12, Thông tư số 36/2015/TT-BTNMT ngày 30/6/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về Quản lý CTNH: Các cơ sở phát sinh CTNH với khối lượng 600 kg/năm trở lên phải đăng ký chủ nguồn thải CTNH để được cơ quan có thẩm quyền cấp và quản lý. Hiện nay, KCN có Công ty dệt may Thành Công có khối lượng lớn hơn 600kg/năm (606,4 kg/năm) nhưng chưa đăng kí chủ nguồn thải với cơ quan có thẩm quyền. Do đó, công ty này cần nhanh chóng làm thủ tục đăng ký Sổ chủ nguồn thải với Sở Tài nguyên và Môi trường để hoàn thiện hồ sơ môi trường theo đúng quy định.

4.3.4.2. Công ty CP Môi trường Xanh Việt Nam

Hiện nay, công ty không chỉ xử lý CTNH cho các công ty trong KCN, trong tỉnh Tây Ninh mà còn các thành phố, khu vực khác. Chính vì vậy, vào cuối năm lượng CTNH nhiều, công ty không xử lý kịp nên xảy ra tình trạng tồn đọng, kho lưu trữ bề bộn. Do đó, công ty cần có kế hoạch phân loại, lưu giữ hợp lý để tránh tình trạng đổ tràn, rò rỉ CTNH ra môi trường xung quanh.

Một số biện pháp khắc phục tồn tại trên như sau:

- Mở rộng thêm kho lưu chứa

- Tuyển thêm công nhân để quá trình phân loại được nhanh hơn - Đào tạo cho công nhân thành tạo trong quá trình phân loại, xử lý

- Lên kế hoạch xử lý CTNH phù hợp như tăng cường xử lý từ 1 ca lên 2 ca, đầu tư thêm thiết bị, hệ thống xử lý…

Đối với chất lượng nước thải sau xử lý có chỉ tiêu BOD5 vượt chuẩn cho phép 1,06 lần (QCVN 40:2011/BTNMT Cột B). Do đó, công ty có biện pháp khắc phục, cải tạo HT XLNT để các chỉ tiêu đạt chuẩn cho phép và nước thải sau khi xử lý đi vào HT XLNT tập trung của KCN sẽ không ảnh hưởng tới chất lượng đầu ra của KCN.

Kế hoạch để cải tạo hệ thống xử lý nước thải:

- Chuẩn bị kinh phí để thực hiện cải tạo

- Làm công văn xin phép cơ quản chủ quản về việc cải tạo - Lựa chọn công nghệ xử lý tiến tiên để xử lý đạt BOD5

- Lựa chọn nhà thầu thực hiện công trình 4.3.5. Cán bộ phụ trách môi trường

Hiện nay, KCN có 06 doanh nghiệp có cán bộ phụ trách môi trường mang tính chất kiêm nhiệm (cán bộ phụ trách hành chính, kế toán hay phiên dịch viên), do đó nắm chưa sâu các quy định về BVMT, đặc biệt là quy định về quản lý CTNH. Dẫn đến công tác quản lý CTNH chưa được quan tâm đầu tư đúng mức và chưa thực hiên đúng quy định của pháp luật. Đề xuất thành lập các phòng môi trường có cán bộ đúng chuyên ngành môi trường hay đầu tư tuyển dụng cán bộ chuyên ngành công nghệ môi trường, kỹ thuật môi trường, quản lý môi trường hoặc yêu cầu cán bộ đảm nhiệm công việc liên quan tới môi trường phải được đào tạo kiến thức, chuyên môn nghiệp vụ về công tác quản lý môi trường nói chung và công tác quản lý CTNH nói riêng.

Ngoài ra, các cơ quan quản lý cần có các giải pháp hỗ trợ để nâng cao kiến thức quản lý CTNH của các cán bộ, công nhân trong KCN như:

- Tăng cường công tác đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về quản lý CTNH cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lý CTNH tại các doanh nghiệp trong KCN.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, thực hiện những chương trình tăng cường nhận thức cho công nhân tại các doanh nghiệp về tác động của CTNH đến con người và môi trường.

- Nâng cao ý thức, trách nhiệm cho các cán bộ quản lý CTNH tại Công ty CP Môi Trường Xanh Việt Nam. Đảm bảo các hệ thống xử lý CTNH được hoạt động tốt, các chỉ tiêu đạt chuẩn cho phép.

Bên cạnh đó, cần có sự liên kết chặt chẽ giữa Ban quản lý KCN Trảng Bảng, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trong KCN và Công ty CP Môi Trường Xanh Việt Nam để công tác quản lý CTNH tại KCN Trảng Bàng được thực hiện tốt hơn.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng công tác quản lý chất thải nguy hại tại khu công nghiệp trảng bàng huyện tràng bảng tỉnh tây ninh (Trang 87 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)