Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội của huyện Giao Thủy
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Giao Thuỷ nằm ở cực Nam đồng bằng châu thổ sông Hồng, cách thành phố Nam Định 45 km, có tọa độ địa lý: 20o10’ đến 20o21’ vĩ độ Bắc và từ 106o21’
đến 106o35’ kinh độ Đông.
- Phía Bắc giáp tỉnh Thái Bình;
- Phía Bắc giáp huyện Xuân Trường;
- Phía Tây giáp huyện Hải Hậu;
- Phía Nam và Đông Nam giáp Biển Đông.
Hình 4.1. Sơ đồ hành chính huyện Giao Thủy
Nguồn: Phòng tài nguyên môi trường huyện Giao Thủy
Huyện Giao Thuỷ là một trong 3 huyện ven biển của tỉnh Nam Định, có đường Tỉnh lộ 489, đường 51B chạy qua cùng với hệ thống Sông Hồng đi qua địa bàn huyện rất thuận tiện cho phát triển, giao lưu kinh tế với các huyện trong tỉnh và các tỉnh khác.
Ngoài ra, huyện Giao Thủy còn nằm trong hành lang trọng điểm của vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, cạnh 2 cửa sông lớn là cửa Ba Lạt và Hà Lạn, vùng bãi bồi rộng phì nhiêu trù phú, có những tiềm năng nuôi trồng thủy sản, làm muối và du lịch.
Với vị trí địa lý khá thuận lợi đó là điều kiện quan trọng để Giao Thủy phát triển kinh tế năng động, đa dạng và hòa nhập với việc phát triển kinh tế - xã hội.
khoa học kỹ thuật trong nước và quốc tế.
4.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Giao Thủy có địa hình tương đối bằng phẳng, nghiêng dần từ Bắc xuống Nam. Địa hình được chia thành 2 vùng chính là vùng nội đồng và vùng bãi bồi ven biển. Đất đai của huyện nhìn chung màu mỡ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt, một số vùng cửa sông, trong và ngoài đê biển có thể phát triển nuôi trồng thủy sản.
Vùng bãi bồi ven biển có địa hình tương đối bằng phẳng với 32 km bờ biển.
Ngư trường rộng lớn, sinh vật đa dạng, bãi biển đẹp tạo điều kiện thuận lợi cho ngành thuỷ sản và ngành du lịch, khai thác tiềm năng biển.
Địa tầng khu vực khảo sát nằm trong vùng có cấu trúc địa chất đơn giản bao gồm các trầm tích sông, hồ, đầm lầy, trầm tích biển.
4.1.1.3. Khí hậu
Khí hậu huyện Giao Thuỷ mang đầy đủ những thuộc tính cơ bản của khí hậu vùng đồng bằng sông Hồng. Khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, mưa nhiều có 4 mùa rõ rệt (xuân, hạ, thu, đông). Các yếu tố khí tượng trung bình nhiều năm ở Trạm Khí tượng Nam Định – tỉnh Nam Định cho thấy số liệu như sau:
Bảng 4.1. Đặc trưng các yếu tố khí tượng ở Nam Định Chỉ tiêu
Tháng
TB năm
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12
1. Tổng lượng mưa trung bình (mm) 28,9 37,6 54,7 75,8 186,7 221,5 224,2 309,3 334,3 214,6 70,6 28,4 1787 2. Nhiệt độ (oC) 15,2 16,6 18,5 22,8 22,8 30,1 30,3 29,2 27,8 25,3 21,7 18,2 24,2 3. Nhiệt độ không khí tối thấp 14,7 15,2 18,5 21,5 24,5 26,1 26,5 26,2 25,3 22,8 19,8 15,8 21,4
4. Độ ẩm (%) 82 86 92 87 84 82 80 82 84 83 73 85 83,3
5. Tổng số giờ nắng (giờ) 77,1 37,5 37,5 101,1 199,8 173,7 224,7 188,7 179,4 197,7 147,6 119,7 1684 6. Tổng lượng bay hơi (mm) 63,0 45,0 39,9 53,1 80,7 96,3 112,8 88,5 77,1 86,4 73,2 66,3 882,3
Nguồn: Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn tỉnh Nam Định (2016)
- Lượng mưa: Mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa tương đối lớn, trung bình dao động từ 1.400 mm đến 1.800 mm, số ngày mưa trong năm dao động khoảng 143 ngày.
Tháng có lượng mưa trung bình cao nhất là tháng 9.
- Nắng: Tổng số giờ nắng 1684 giờ. Tháng có số giờ nắng trung bình cao nhất là tháng 7, đạt 224,7 giờ. Các tháng 1, 2 và 3 có số giờ nắng khá thấp (37,5 – 77,1 giờ).
- Độ ẩm: Năm 2016, độ ẩm tương đối trung bình năm là 83,3%. Tháng 3 có độ ẩm tương đối trung bình cao nhất là 92%, tháng 11 có độ ẩm tương đối trung bình thấp nhất là 73%.
- Lượng bốc hơi: có giá trị cực đại vào tháng 7 (112,8 mm) và cực tiểu vào tháng 3 (39,9 mm). Tổng lượng bốc hơi trung bình hàng năm 882,3 mm bằng một nửa của lượng mưa.
- Gió: Khu vực chịu ảnh hưởng của gió thịnh hành chủ yếu theo hai mùa:
mùa hạ là hướng gió Đông Nam, mùa đông là hướng gió Bắc - Đông Bắc. Theo các số liệu quan trắc tốc độ gió trung bình năm là 1,8 m/s, tốc độ gió trung bình vào tháng nóng nhất (tháng 7 năm 2016) là 2 m/s, tháng lạnh nhất là 1,7 m/s.
Nhìn chung khí hậu của Giao Thủy thuận lợi cho môi trường sống của con người và sự phát triển của hệ sinh thái động, thực vật; khí hậu mùa đông cho phép phát triển nhiều loại rau màu có giá trị kinh tế cao.
4.1.1.4. Thủy văn
Huyện Giao Thủy được bao bọc bởi hai sông chính là sông Hồng, sông Sò và biển với chiều dài bờ biển khoảng 32 km. Sông Hồng là ranh giới tự nhiên giữa tỉnh Nam Định và tỉnh Thái Bình, sông chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và đổ ra biển tại cửa Bà Lạt. Mực nước sông Hồng thay đổi rõ rệt, cao nhất là tháng 8 là 481cm, thấp nhất tháng 4 là 10cm. Dòng chảy của sông Hồng kết hợp với chế độ triều cường đã bồi tụ vùng cửa sông, tạo thành bãi bồi lớn nhất là Cồn Lu, Cồn Ngạn.
Ngoài ra, còn có hệ thống sông nhỏ, kênh tưới tiêu phục vụ mục đích sản xuất nông nghiệp. Sông Sò là ranh giới tự nhiên giữa huyện Xuân Trường, Giao Thủy và Hải Hậu bắt nguồn từ sông Hồng chảy ra cửa Hạ Lạn.
Hệ thống sông ngòi của huyện chịu ảnh hưởng của chế độ nhật triều, giúp quá trình thau chua, rửa mặn trên đồng ruộng tốt hơn.