Phân 2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
2.1. Cơ sở lý luận và cơ sở pháp lý của việc lâp QHSDĐ
2.1.2. Mối quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với các quy hoạch khác
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là tài liệu mang tính khoa học, sau khi được phê duyệt sẽ mang tính chiến lược chỉ đạo sự phát triển kinh tế xã hội, được luận chứng bằng nhiều phương án kinh tế - xã hội về phát triển và phân bố lực lượng sản xuất theo không gian có tính đến chuyên môn hoá và phát triển tổng hợp sản xuất của các vùng và các đơn vị cấp dưới.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội là một trong những tài liệu tiền kế hoạch cung cấp căn cứ khoa học cho việc xây dựng các kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Trong đó, có đề cập đến dự kiến sử dụng đất đai ở mức độ phương hướng với một nhiệm vụ chủ yếu. Còn đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai là tài nguyên đất. Nhiệm vụ chủ yếu của nó là căn cứ vào yêu cầu của phát triển kinh tế và các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội điều chỉnh cơ cấu và phương hướng sử dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch phân phối sử dụng đất đai thống nhất và hợp lý.
Trong khi đó, đối tượng của quy hoạch sử dụng đất đai là tài nguyên đất.
Nhiệm vụ chủ yếu của nó là căn cứ vào yêu cầu của phát triển kinh tế và các điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội điều chỉnh cơ cấu và phương hướng sử dụng đất, xây dựng phương án quy hoạch phân phối sử dụng đất đai thống nhất và hợp lý.
Như vậy, quy hoạch sử dụng đất đai là quy hoạch tổng hợp chuyên ngành, cụ thể hoá quy hoạch tổng thể phất triển kinh tế xã hội, nhưng nội dung của nó phải được điều hoà thống nhất với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
(Đoàn Công Quỳ và cs., 2006).
b. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch phát triển nông nghiệp
Quy hoạch phát triển nông nghiệp xuất phát từ nhu cầu của phát triển kinh
tế - xã hội đối với sản xuất nông nghiệp để xác định hướng đầu tư, biện pháp, bước đi về nhân tài, vật lực đảm bảo cho các ngành trong nông nghiệp phát triển đạt tới quy mô các chỉ tiêu về đất đai, lao động, sản phẩm hàng hoá, giá trị sản phẩm,... trong một thời gian dài với tốc độ và tỷ lệ nhất định.
Quy hoạch phát triển nông nghiệp là một trong những căn cứ chủ yếu của quy hạch sử dụng đất đai. Quy hoạch sử dụng đất đai tuy dựa trên quy hoạch và dự báo yêu cầu sử dụng của các ngành trong nông nghiệp, nhưng chỉ có tác dụng chỉ đạo vĩ mô, khống chế và điều hoà quy hoạch phát triển nông nghiệp. Hai loại quy hoạch này có mối quan hệ qua lại vô cùng cần thiết và không thể thay thế lẫn nhau (Đoàn Công Quỳ và cs., 2006).
c. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch đô thị
Căn cứ vào yêu cầu của kế hoạch dài hạn phát triển kinh tế - xã hội và phát triển của đô thị, quy hoạch đô thị sẽ định ra tính chất, quy mô, phương châm xây dựng đô thị, các bộ phận hợp thành của đô thị, sắp xếp một cách toàn diện hợp lý toàn diện, bảo đảm cho sự phát triển của đô thị được hài hoà và có trật tự, tạo những điều kiện có lợi cho cuộc sống và sản xuất. Tuy nhiên, trong quy hoạch sử dụng đất đai được tiến hành nhằm xác định chiến lược dài hạn về vị trí, quy mô và cơ cấu sử dụng toàn bộ đất đai như bố cục không gian trong khu vực quy hoạch đô thị.
Quy hoạch đô thị và quy hoạch sử dụng đất công nghiệp có mối quan hệ diện và điểm, cục bộ và toàn bộ. Sự bố cục, quy mô sử dụng đất, các chỉ tiêu chiếm đất xây dựng. ..., trong quy hoạch đô thị sẽ được điều hoà với quy hoạch sử dụng đất đai. Quy hoạch sử dụng đất đai sẽ tạo điều kiện tốt cho xây dựng và phát triển đô thị. (Đoàn Công Quỳ và cs., 2006).
d. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch các ngành
Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch các ngành là quan hệ tương hỗ vừa phát triển vừa hạn chế lẫn nhau. Quy hoạch các ngành là cơ sở và bộ phận hợp thành của quy hoạch sử dụng đất đai, nhưng lại chịu sự chỉ đạo và khống chế quy hoạch của quy hoạch sử dụng đất đai.
Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất đai với quy hoạch các ngành là quan hệ cá thể và tổng thể, cục bộ và toàn bộ, không có sự sai khác về quy hoạch theo không gian ở cùng một khu vực cụ thể. Tuy nhiên chúng có sự khác nhau rất rõ về tư tưởng chỉ đạo và nội dung: Một bên là sự sắp xếp chiến thuật, cụ thể, cục
bộ (quy hoạch ngành ); một bên là sự định hướng chiến lược có tính toàn diện và toàn cục (quy hoạch sử dụng đất) (Đoàn Công Quỳ và cs., 2006).
đ. Quan hệ giữa quy hoạch sử dụng đất với dự báo chiến lược dài hạn sử dụng tài nguyên đất
Các nhiệm vụ đặt ra cho QHSDĐĐ chỉ có thể được thực hiện thông qua việc xây dựng các dự án quy hoạch với đầy đủ cơ sở về mặt kỹ thuật, kinh tế và pháp lý. Trong thực tế, việc sử dụng các tài liệu điều tra và khảo sát địa hình, thổ nhưỡng, xói mòn đất, thủy nông, thảm thực vật…,các tài liệu về kế hoạch dài hạn đại phương; hệ thống phát triển kinh tế của các ngành; các dự án quy hoạch huyện, quy hoạch xã; dự án thiết kế về cơ sở hạ tầng là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng và tăng tính khả thi cho các dự án quy hoạch sử dụng đất đai.
Để xây dựng phương án QHSDĐĐ các cấp vi mô (huyện, xã) cho một thời hạn trước mắt (từ 5-10 năm), trước hết phải xác định được định hướng và nhu cầu sử dụng đất dài hạn (dự báo cho 15-20 năm) trên phạm vi lãnh thổ lớn hơn (vĩ mô: tỉnh, vùng, cả nước). Khi lập dự báo có thể sử dụng các phương án có độ chính xác đất đai về mặt số lượng và chất lượng. Dựa vào các số liệu thống kê đất đai và nhu cầu sử dụng đất của các ngành sẽ lập dự báo sử dụng đất, sau đó sẽ xây dựng phương án quy hoạch, kế hoạch phân bổ, sử dụng và bảo vệ quỹ đất cho thời gian trước mắt cũng như lâu dài trên phạm vi cả nước, theo đối tượng và mục đích sư dụng đất.
Dự báo cơ cấu đất đai (cho lâu dài) liên quan chặt chẽ với chiến lược sử dụng tài nguyên đất đai, với dự báo sử dụng tài nguyên nước, rừng, dự báo phát triển các công trình thủy lợi, thủy nông, cơ sở hạ tầng,.. Chính vì vậy việc dự báo sử dụng đất với mục tiêu cơ bản là xác định tiềm năng để mở rộng diện tích và cải tạo đất nông-lâm nghiệp, xác định hướng sử dụng đất cho các mục đích chuyên dùng khác phải được xem xét một cách tổng hợp cùng với các dự báo về phát triển khoa học kỹ thuật, dân số, xã hội…trong cùng một hệ thống thống nhất về dự báo phát triển kinh tế - xã hội của cả nước.
Quy hoạch sử dụng đất không chỉ có ý nghĩa về mặt kinh tế mà còn thể hiện rõ tính kỹ thuật cũng như ý nghĩa pháp lý. Các quyết định về quy hoạch sử dụng đất vừa là cơ sở không gian để bố trí các công trình vừa là căn cứ kỹ thuật để lập kế hoạch đầu tư chi tiết (Đoàn Công Quỳ và cs., 2006).