Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 44 - 53)

Phần 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện Ân Thi

4.1.2. Thực trạng phát triển kinh tế - xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế a. Tăng trưởng kinh tế

Kết quả tốc độ tăng trưởng nền kinh tế được thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân của huyện Ân Thi năm 2010 - 2016

Chỉtiêu Năm

2010 2015 2016

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân (%/năm) 11 13 13,8

- Nông nghiệp 4,2 4,5 4,9

- Công nghiệp, TTCN 24,1 26,5 26,8

- Thương mại dịch vụ 14,6 14 15,4

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Ân Thi (2016) Qua bảng 4.1, cho ta thấy trong những năm qua, kinh tế huyện Ân Thi có mức tăng trưởng có xu hướng tăng lên. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2016 đạt 13,8% (so với năm 2010 tăng 2,8%, so với năm 2015 tăng 0,8%).

Trong đó, năm 2016, tốc độ tăng trưởng khi vực nông nghiệp tăng trưởng mức 4,9% có xu hướng tăng chậm (so với năm 2010tăng 2,7%, so với năm 2015 tăng 0,4%); công nghiệp – TTCN với 26,8% (so với năm 2010 tăng 2,7%, so với năm 2017 tăng 0,3%) và thương mại dịch vụ với 15,4% (so với năm 2010tăng 0,8%, so với năm 2015tăng 1,8%).

b. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Bảng 4.2. Cơ cấu kinh tế các ngành của huyện Ân Thi năm 2010 - 2016

Chỉtiêu Năm

2010 2015 2016

- Nông nghiệp (%/năm) 57 32,15 31,2

- Công nghiệp, TTCN (%/năm) 17 33,82 35

- Thương mại dịch vụ (%/năm) 26 34,03 33,8

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Ân Thi (2016) Qua bảng 4.2. nhận thấy: Cơ cấu kinh tế chuyển dịch hợp lý theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp – TTCN và thương mại dịch vụ; còn ngành nông nghiệp có xu hướng giảm tỷ trọng.

Cụ thể, năm 2016, nông nghiệp với tỷ trọng 31,2% (so với năm 2010 giảm 25,8% so với năm 2015 giảm 0,95%); công nghiệp – TTCN chiếm tỷ trọng cao thứ hai với 35% (so với năm 2010 tăng 18% so với năm 2015 tăng 1,18%);

thương mại dịch vụ chiếm tỷ trọng cao nhất với 33,8% (so với năm 2010 tăng 7,8% so với năm 2015giảm 0,23%).

4.1.2.2. Thực trạng phát triển các ngành kinh tế a. Ngành nông nghiệp

Tổng diện tích gieo trồng cả năm 2016 là 17.578,8 ha, trong đó diện tích lúa là 15.547,9 ha, năng suất lúa ước đạt 122,2 tạ/ha, giảm 0,6% so với năm 2015, sản lượng thóc cả năm ước đạt 94.995 tấn, giảm 3% so với năm 2015.

Tổng sản lượng lương thực cả năm ước đạt 97.362,4 tấn, giảm 3,5% so với năm 2015.

Diện tích trồng màu vụ Xuân – Hè đạt 176,41 ha, tăng 2,6% so với năm 2015. Diện tích rau màu Hè – Thu đạt 177,26 ha, tăng 1,9% so với năm 2015.

Diện tích cây vụ Đông là 1.652 ha giảm 2,6% so với năm 2015.

Chăn nuôi gia súc, gia cầm và nuôi trồng thủy sản: Toàn huyện có 480 gia trại và trang trại, trong đó có 56 trang trại đạt tiêu chí theo Thông tư 27 của Bộ NN-PTNT, giá trị hàng hóa bán ra đạt trên 1 tỷ đồng/ 1 trang trại, còn lại mỗi gia trại tổng hợp cho doanh thu hàng năm trên 700 triệu đồng. Chăn nuôi, thủy sản phát triển khá ổn định, tổng đàn lợn có 47.550 con, tăng 0,1% so với năm 2015;

tổng đàn trâu 625con, giảm 13,2% so với năm 2015; tổng đàn bò3.160 con, giảm 28,2% so với năm 2015; diện tích nuôi trồng thủy sản toàn huyện 751,55 ha, sản lượng cá đạt 5.430 tấn.

Tổng giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 2.066.310 triệu đồng, trong đó giá trị sản xuất trồng trọt 976.859 triệu đồng, chăn nuôi 500.444 triệu đồng, dịch vụ 85.074 triệu đồng, thủy sản 139.104 triệu đồng. (Ủy ban nhân dân huyện Ân Thi, 2016).

b. Ngành công nghiệp – xây dựng

Năm 2016, sản xuất công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp được quan tâm khuyến khích đầu tư: Đến nay đã có 185 doanh nghiệp, công ty đăng ký sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện, trong đó đã có 132 công ty, doanh nghiệp đang hoạt động ổn định, tạo nhiều việc làm cho người lao động, góp phần phát triển kinh tế của địa phương. Giá trị CN – TTCN ước đạt 2.326.120 triệu đồng, tăng 8,7% so với năm 2015 (Ủy ban nhân dân huyện Ân Thi, 2016).

c. Ngành thương mại, dịch vụ và tài chính, ngân hàng

Thương mại, dịch vụ duy trì tốc độ tăng trưởng khá, hàng hóa phong phú, đa dạng, giá cả ổn định, nhất là các mặt hàng thiết yếu, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân mua sắm và tiêu dùng. Doanh thu ước đạt 2.246.764 triệu đồng, tăng 4,4% so với năm 2015.

Tổng thu ngân sách Nhà nước ước đạt 54.642 tỷ đồng, đạt 108% kế hoạch tỉnh giao, 104% kế hoạch huyện giao, tăng 0,3% so với năm 2015; tổng chi ngân sách địa phương ước thực hiện 483,340 tỷ đồng, đạt 137% kế hoạch, tăng 27,7%

so với năm 2017.

Hoạt động Ngân hàng, Quỹ tín dụng nhân dân: Đã đáp ứng được nhu cầu về vốn cho vay đối với các đơn vị kinh tế, các hộ gia đình, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển. Trong đó:

Ngân hàng Nông nghiệp & PTNT nguồn vốn huy động ước thực hiện 1.235 tỷ đồng, tăng 208 tỷ đồng so với năm 2015 (nguồn vốn huy động trong nhân dân là 865,7 tỷ đồng). Tổng dư nợ 802 tỷ đồng, tăng 118 tỷ đồng so với năm 2015, doanh số cho vay 840 tỷ đồng;

Ngân hàng Chính sách XH: Nguồn vốn huy động ước thực hiện 287,2 tỷ, đạt 99,5% kế hoạch, tăng 11,8 tỷ so với năm 2015; tổng dư nợ 267,1 tỷ đồng, đạt 99,8% kế hoạch (Ủy ban nhân dân huyện Ân Thi, 2016).

4.1.2.3. Dân số, lao động, việc làm a. Dân số

Theo số liệu thống kê đến năm 2016, dân số toàn huyện là 135.736 người.

Công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình được thực hiện rất tốt. Tỷ lệ phát triển dân số năm 2016 là 0,91%. Kết quả dân số được thể hiện qua bảng 4.3.

Bảng 4.3. Dân số huyện Ân Thi năm 2010 - 2016

STT Chỉ tiêu Đơn vị Năm

2010 2015 2016

1

Dân số Trong đó:

- Dân số đô thị - Dân số nông thôn

Người Người Người

129.830 8.866 120964

134.826 9.290 125.536

135.736 10.050 125.713

2 Tỷ lệ tăng dân số % 0,9 0,91 0,91

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Ân Thi (2016) Từ bảng số liệu trên cho thấy, dân số của huyện có xu hướng ngày càng gia tăng tập trung ở những xã, thị trấn phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và dịch vụ thương mại.

b. Lao động và việc làm

Công tác đào tạo nguồn nhân lực được quan tâm đúng mức. Sau khi quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2011 – 2020 được phê duyệt, UBND huyện đã triển khai thực hiện rà soát theo nội dung quy hoạch, lồng ghép các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp vào quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của huyện, cũng như chương trình, đề án của huyện. Tích cực triển khai Đề án dạy nghề cho lao động nông thôn, thúc đẩy đào tạo và hỗ trợ việc làm, phát triển sản xuất. Trong 5 năm 2011 – 2015, đã đào tạo nghề cho 3.100 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 34% (tăng 5% so với năm 2010);

mỗi năm đã giải quyết việc làm cho khoảng 2.500 lao động, tỷ lệ lao động qua đào tạo năm 2017 dự kiến đạt 36%. Trong năm 2016, đã đào tạo nghề cho 2.800 lao động, nâng tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề lên 17% (tăng 2% so với năm 2015).

4.1.2.4. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a. Giao thông vận tải

Hệ thống giao thông của huyện Ân Thi giữ vai trò hết sức quan trọng phục vụ nhu cầu phát triển kinh tế xã hội của huyện cũng như của các huyện và vùng lân cận.

Hưng Yên có vị trí tiếp giáp thủ đô Hà Nội, nằm giữa trục kinh tế rất phát triển Hà Nội - Hải Phòng, rất thuận tiện cho phát triển các ngành kinh tế: Nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ thương mại.

Hệ thống giao thông của huyện được chia làm 02 hệ thống chính.

* Đường bộ:

Hệ thống đường bộ của huyện phân bố khá hợp lý, gồm có:

- Quốc lộ 38A: Có một tuyến chạy qua với chiều dài 13,57 km, nối QL 39 đến Quốc lộ 5 là trục huyết mạch của huyện.

- Đường ô tô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng (Quốc lộ 5B): Chạy qua huyện có chiều dài 8,2 km.

- Đường Tỉnh gồm các tuyến 376, 377, 384, 382, 386, 387.

+ Đường tỉnh 377 qua địa bàn có chiều dài 1,46 km nối đường tỉnh 376 với huyện Kim Động đến QL39.

+ Đường tỉnh 376 là trục đường quan trọng chạy từ Bắc xuống Nam địa bàn huyện, đây là tuyến quan trọng góp phần thúc đẩy giao thương trên địa bàn huyện, nối trung tâm chợ Thi với thị trấn Ân Thi - chợ Cống Tráng (Tân Việt- Yên Mỹ) với chiều dài 15,5 km, bề mặt đường trung bình khoảng 8-10m.

- Hệ thống đường huyện khá dày đã đáp ứng được nhu cầu phục vụ giao lưu, đi lại của nhân dân địa phương trong huyện góp phần tích cực vào phát triển kinh tế toàn huyện. Một số các tuyến đường huyện đã được triển khai cải tạo sửa chữa, nâng cấp như: ĐH61, ĐH63, ĐH64, ĐH65 với tổng chiều dài 14,7km đạt tiêu chuẩn đường cấp IV đồng bằng, 25,9km đường cấp V, cấp VI

- Thực hiện chương trình phát triển giao thông nông thôn theo cơ chế hỗ trợ xi măng của tỉnh, huyện đã chỉ đạo các xã, thị trấn thực hiện xong kế hoạch tỉnh giao năm 2015 với 44,61km. Năm 2016 đã triển khai được 42,1/47,8km. Cơ bản các xã đã thực hiện hết các tuyến đường được hỗ trợ theo kế hoạch.

* Đường sông:

Huyện Ân Thi thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, có mạng lưới sông ngòi dày đặc và giao thông đường thuỷ khá phát triển.

Trên địa bàn có tuyến sông chính là sông Bắc Hưng Hải, sông Cửu An cho phép lượng tàu thuyền có vận tải trung bình lưu hành đã đáp ứng được phần nào về vận chuyển hàng hoá, vật liệu xây dựng của nhân dân địa phương cũng như của khu vực.

Hệ thống giao thông thuỷ chưa thực sự phát triển chủ yếu vận chuyển nhỏ chiếm tỷ trọng rất nhỏ so với giao thông bộ; với các mặt hàng vận chuyển chủ yếu là vật liệu xây dựng, than đá...

* Nhìn chung: Mạng lưới cơ sở hạ tầng giao thông nói chung khá hợp lý, đường giao thông được đầu tư nâng cấp khá tốt, đồng bộ góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, phát huy lợi thế từng vùng, từng ngành, hoàn thành nâng cấp mở rộng các tuyến đường tỉnh lộ, huyện lộ. Đã xây dựng được hơn gần 200 km đường giao thông nông thôn, giao thông đường bộ nhìn chung khá dày đặc hợp lý phủ khắp địa bàn huyện được phân theo các cấp quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ, đường xã, thôn tạo thành mạng lưới giao thông thống nhất phục vụ lưu thông trong huyện với các huyện trong và ngoài tỉnh.

Tồn tại lớn nhất của mạng lưới giao thông là chất lượng chưa được tốt, việc phát triển mạnh giao thông của huyện, tỉnh đã phần nào gây tác động lớn với

đất đai. Trên cơ sở quy hoạch của tỉnh, huyện đã quy hoạch mở rộng, nâng cấp các tuyến đường thuộc thẩm quyền quản lý cũng như để dành quỹ đất hợp lý phục vụ cho nhu cầu phát triển giao thông trong những năm tới.

b. Thủy lợi

Hệ thống thuỷ lợi khá hoàn chỉnh đáp ứng có hiệu quả nhu cầu sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện bao gồm các trạm bơm, hệ thống kênh mương do xí nghiệp khai thác công trình thuỷ lợi và địa phương quản lý. Huyện Ân Thi có hệ thống sông Bắc Hưng Hải, sông Cửu An là chính cung cấp nước qua hệ thống thuỷ lợi phục vụ cho nông nghiệp toàn huyện.

Hệ thống công trình thuỷ lợi của huyện cơ bản cấp đủ nước tưới cho toàn bộ diện tích canh tác, đáp ứng yêu cầu sinh trưởng và chuyển đổi cây trồng, cải tạo đất.

Hệ thống thuỷ lợi toàn huyện là các kênh, mương dẫn nước nội đồng phục vụ cho sản xuất nông nghiệp, hệ thống kênh mương một phần đã được bê tông hoá.

Tuy nhiên còn những tồn tại cần khắc phục đó là: Việc tiêu thoát nước cho vùng trũng còn gặp nhiều khó khăn.

Mạng lưới thuỷ lợi của huyện được đầu tư xây dựng gần 50 năm qua đã đáp ứng to lớn và có hiệu quả cho phát triển nông nghiệp và dân sinh. Tuy nhiên hệ thống thuỷ lợi xuống cấp, nhỏ bé không đáp ứng nhu cầu cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn, hiện nay cần phải được nâng cấp xây dựng hiện đại hơn để đáp ứng được yêu cầu của sản xuất thời kỳ mới.

Cần đầu tư kinh phí cho việc nạo vét kênh, mương phục vụ cho tưới tiêu chủ động cho toàn bộ diện tích nông nghiệp hiện có trên địa bàn huyện trong giai đoạn đến năm 2020 và xa hơn.

c. Điện

100% các xã có hệ thống lưới điện được đảm bảo và an toàn.

d. Thông tin, liên lạc

Dịch vụ bưu chính viễn thông phát triển nhanh, chất lượng dịch vụ không ngừng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu thông tin, đặc biệt là các dịch vụ điện thoại di động, internet... tạo điều kiện và cơ hội để người dân tiếp cận và sử dụng dịch vụ.

e. Thực trạng công tác giáo dục – đào tạo

Quy mô giáo dục, đào tạo được giữ vững và từng bước được chuẩn hóa.

Mạng lưới trường lớp tiếp tục phát triển, chất lượng giáo dục toàn diện có tiến bộ, độ ngũ giáo viên, cán bộ quản lý được chăm lo xây dựng, cơ sở vật chất nhà trường tiếp tục được cải thiện. Đã hoàn thành chuyển đổi 21 trường mầm non bán công sang công lập. Tích cực đẩy mạnh xây dựng trường chuẩn quốc gia; đến năm 2016, toàn huyện có 27/66 trường đạt chuẩn quốc gia, tăng 4 trường so với năm 2015. Tỉ lệ phòng học kiên cố, cao tầng ngày một tăng, trong đó: mầm non đạt 54,6%; tiểu học đạt 87,1%; trung học cơ sở đạt 90,35%. Công tác xã hội hóa giáo dục được quan tâm, tạo điều kiện phát triển với sự tham gia đoáng góp của toàn xã hội, các xã, thị trấn đều xây dựng được hội khuyến học và quỹ khuyến học. Cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học của các trường cơ bản đáp ứng yêu cầu của trương trình giáo dục.

f. Thực trạng công tác y tế

Công tác quản lý nhà nước về y tế có nhiều tiến bộ; quản lý hành nghề y, dược tư nhân được tăng cường; chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân được coi trọng; chất lượng phòng bệnh được nâng lên, ngăn chặn kịp thời, có hiệu quả các dịch bệnh. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn dưới 13%; 99,9% các cháu dưới 1 tuổi được tiêm phòng đủ 08 loại vác xin theo quy định, trên 90% hộ gia đình được dùng nước bảo đảm vệ sinh. Năm 2016, 100% số trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia theo chuẩn cũ và có 8/21 trạm đạt chuẩn mới, chiếm 38%; toàn huyện có 18 bác sỹ ở tuyến xã; bình quân có 3,2 bác sỹ/1 vạn dân.

g. Thực trạng Văn hóa – thông tin, thể dục thể thao

Phong trào thể dục thể thao quần chúng phát triển rộng khắp, có nhiều đối tượng tham gia, 100% số xã, thị trấn trong huyện quy hoạch đất giành cho phát triển sự nghiệp thể dục thể thao.

Các hoạt động thể dục thể thao được thi đấu thường xuyên đem lại tinh thần đoàn kết, học hỏi lẫn nhau, tạo ra không khí vui tươi, phấn khởi trong nhân dân.

Đại hội thể dục thể thao của huyện, xã, thị trấn được tổ chức định kỳ, các môn thi đấu ngày càng nhiều, thu hút được đông đảo các lứa tuổi tham gia.

h. Thực trạng công tác quốc phòng – an ninh

Các nghị quyết, chỉ thị, kết luận của Trung ương, của tỉnh về công tác quốc phòng, - quân sự địa phương được quán triệt và thực hiện nghiêm túc. Vai trò lãnh đạo của cấp ủy Đảng, hiệu lực quản lý Nhà nước về quốc phòng được tăng cường, công tác xây dựng lực lượng dân quân tự vệ, dự bị động viên và tuyển quân đảm bảo chất lượng, hiệu quả; công tác huấn luyện, diễn tập, sẵn sàng chiến đấu được thực hiện tốt... đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn liền thế trận an ninh nhân dân, xây dựng khu vực phòng thủ huyện ngày càng vững chắc.

Các cấp, các ngành đã tăng cường các biện pháp đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, nhất là các thời điểm diễn ra các sự kiện chính trị của đất nước, của tỉnh, của huyện. Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt công tác phòng ngừa, đấu tranh, truy quét các loại tội phạm, kết hợp mở các đợt cao điểm tấn công trấn áp tội phạm, nhất là các băng nhóm tội phạm hình sự, các tụ điểm ma túy, đánh bạc gây bức xúc trong nhân dân. Công tác điều tra, xét xử, giải quyết các vụ án, vụ việc dân sự đảm bảo theo quy định của pháp luật, bảo vệ tốt quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.

4.1.2.5. Thực trạng xây dựng nông thôn mới

Thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới đạt kết quả quan trọng. Toàn huyện đã huy động được 112.259 triệu đồng để xây dựng nông thôn mới, gồm: Vốn trung ương cho chương trình: 10.422 triệu đồng; vốn tỉnh: 29.196 triệu đồng; vốn huyện: 424 triệu đồng; ngân sách xã 1.700 triệu đồng; vốn huy động nhân dân đóng góp và người con xa quê hương ủng hộ 70.518 triệu đồng. Đến năm 2016 toàn huyện đạt được 321 tiêu chí, bình quân đạt 16,05 tiêu chí/xã; trong đó xã Vân Du, Hồng Quang, Phù Ủng và Hạ Lễ đã được UBND tỉnh công nhận là xã nông thôn mới.

4.1.2.6. Thực trạng công tác bảo vệ môi trường

Công tác bảo vệ môi trường được triển khai sâu rộng, ý thức bảo vệ môi trường của các tầng lớp nhân dân được nâng lên. Đã hỗ trợ xây dựng được 24 bãi chôn lấp rác thải, 02 điểm tập kết rác thải với tổng kinh phí 5.780 triệu đồng;

mua cấp mới trên 77 xe chở rác các loại, 120 thùng thu gom rác với tổng kinh phí đầu tư gần 2 tỷ đồng; các thôn đề có tổ, đội vệ sinh môi trường tự quản hoạt động có hiệu quả góp phần làm sạch môi trường.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện phương án quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 huyện ân thi, tỉnh hưng yên (Trang 44 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)