Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện phúc thọ thành phố hà nội (Trang 40 - 44)

Phần II. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu

3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

- Quyền quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất theo Điều 167, Luật Đất đai 2013 của hộ gia đình, cá nhân thuộc huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội;

- Hộ gia đình, cá nhân thực hiện chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho, thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất và các bên có liên quan.

3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

- Về không gian: Đánh giá việc thực hiện các quyền trên địa bàn huyện Phúc Thọ, thành phố Hà Nội.

- Về thời gian nghiên cứu: từ năm 2013 đến năm 2016.

- Về nội dung nghiên cứu: tập trung đánh giá việc thực hiện quyền chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đã thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.3.1. Khái quát về địa bàn nghiên cứu

3.3.2. Tình hình quản lý sử dụng đất trên địa bàn huyện

3.3.3. Tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện Phúc Thọ

Tình hình thực hiện quyền chuyển đổi quyền sử dụng đất; chuyển nhượng sử dụng đất; cho thuê quyền sử dụng đất; cho thuê lại quyền sử dụng đất; thừa kế quyền sử dụng đất; tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất; góp vốn bằng giá trị quyền sử dụng đất.

3.3.4. Đánh giá việc thực hiện một số quyền sử dụng đất trên địa bàn thị trấn và 2 xã Phụng Thượng, Xuân Phú, huyện Phúc Thọ từ năm 2013 đến hết năm 2016

- Đánh giá việc thực hiện quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất;

- Đánh giá việc thực hiện quyền thừa kế quyền sử dụng đất;

- Đánh giá việc thực hiện quyền tặng cho quyền sử dụng đất;

- Đánh giá việc thực hiện quyền thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất.

3.3.5. Đề xuất một số giải pháp cho việc thực hiện quyền sử dụng đất tại huyện Phúc Thọ

3. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.4.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Chọn mẫu xã, thị trấn: Căn cứ trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện Phúc Thọ về tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất, lựa chọn 3 nhóm như sau:

- Nhóm 1: Lựa chọn thị trấn Phúc Thọ là trung tâm chính trị , kinh tế, văn hóa, xã hội của huyện.

- Nhóm 2: Lựa chọn xã Phụng Thượng làm mẫu điều tra trong 11 xã có tốc độ kinh tế và dân trí phát triển mạnh, biến động đất đai nhiều gồm các xã:

Vân Phúc, Sen Chiểu, Võng Xuyên, Hát Môn, Thọ Lộc, Long Xuyên, Tích Giang, Phụng Thượng, Tam Hiệp, Hiệp Thuận, Liên Hiệp.

- Nhóm 3: Lựa chọn xã Xuân Phú làm mẫu điều tra trong 11 xã kinh tế phát triển chậm hơn nên biến động đất đai ít:Vân Hà, Vân Nam, Xuân Phú, Cẩm Đình, Phương Độ, Thượng Cốc, Phúc Hòa, Ngọc Tảo, Thanh Đa, Trạch Mỹ Lộc, Tam Thuấn. Vị trí các điểm nghiên cứu được thể hiện tại Hình 2.1.

Hình 3.1. Vị trí các điểm nghiên cứu trên địa bàn huyện Phúc Thọ

3.4.2. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp

- Số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội thu thập tại phòng TNMT Huyện Phúc Thọ.

- Thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài gồm: tài liệu về bản đồ hiện trạng sử dụng đất, báo cáo phát triển kinh tế - xã hội năm 2013-2016, sổ biến động đất đai, báo cáo kế hoạch sử dụng đất 2017 và các văn bản pháp luật, chính sách có liên quan đến việc thực hiện quyền sử dụng đất trên địa bàn nghiên cứu.

- Số liệu về tình hình quản lý đất đai và công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tổng hợp trên cơ sở số liệu báo cáo các năm của Phòng Tài nguyên và môi trường, UBND các xã, thị trấn.

- Số liệu các trường hợp đăng ký thực hiện quyền của người sử dụng đất do thực hiện các quyền sử dụng đất được thu thập tại Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phúc thọ, Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Phúc Thọ và Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội.

3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Nguồn số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra trực tiếp thông qua các phiếu điều tra.

Qua nghiên cứu điều tra sơ bộ địa bàn nghiên cứu và căn cứ vào diện tích, tình hình thực tế từng địa bàn nghiên cứu. Trong giai đoạn điều tra 150 hộ gia đình, cá nhân tương đương 150 phiếu điều tra.

Tiêu chí, chỉ tiêu điều tra gồm đối tượng điều tra là hộ gia đình, cá nhân;

phạm vi điều tra là tình hình thực hiện quyền chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho và thế chấp quyền sử dụng đất ở; giai đoạn điều tra là từ năm 2013-2016. Đồng thời điều tra thực trạng giấy tờ về quyền sử dụng đất tại thời điểm chuyển quyền và tình hình thực hiện đăng ký kê khai hồ sơ khi thực hiện chuyển quyền trên địa bàn huyện, tổng số phiếu điều tra là 150 phiếu, mỗi xã, thị trấn 50 phiếu điều tra tương đương 50 hộ, các hộ được chọn theo tiêu chí đã thực hiện các quyền của người sử dụng đất: Chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp, tặng cho…

3.4.4. Phương pháp xử lý, phân tích, so sánh số liệu

Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2010 để tổng hợp các số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, tình hình quản lý đất đai và tổng hợp tình hình chuyển đổi, chuyển nhượng, thừa kế, tặng, cho QSDĐ

và thế chấp bằng QSDĐ trên địa bàn nghiên cứu theo số liệu đã đăng ký làm thủ tục của Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Phúc Thọ, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Phúc Thọ (nay là Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Phúc Thọ) và Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội.

Trên cơ sở điều tra thực tế, số liệu được tổng hợp theo từng đối tượng địa bàn là xã, thị trấn, từng nội dung quyền sử dụng đất và từng năm để lập thành bảng.

Phân tích, so sánh số liệu điều tra thực hiện quyền của người sử dụng đất giữa các điểm điều tra về tình hình thực hiện quyền của người sử dụng đất, đánh giá của người sử dụng đất, cán bộ thực hiện trong việc giải quyết các thủ tục hành chính liên quan đến thực hiện quyền của người sử dụng đất và ý kiến góp ý của người dân để từ đó đưa ra được giải pháp nâng cao hiệu quả trong việc giải quyết thủ tục hành chính.

3.4.5. Phương pháp đánh giá tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất Do tập trung đánh giá việc thực hiện quyền chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho, thế chấp bằng giá trị quyền sử dụng đất của hộ gia đình, cá nhân đã thực hiện tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền nên dựa trên các tiêu chí sau để đánh giá: kê khai đăng ký thành công; trả bổ sung.

Dựa trên các tiêu chí sau để đánh giá tình hình thực hiện các quyền sử dụng đất:

- Hoàn tất tất cả các thủ tục;

- Chưa hoàn tất các thủ tục;

- Giấy tờ viết tay.

Dựa trên các tiêu chí sau để đánh giá thực trạng giấy tờ tại thời điểm thực hiện quyền sử dụng đất:

- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; quyết định giao, cấp đất tạm thời;

- Giấy tờ hợp pháp khác;

- Không có giấy tờ.

Một phần của tài liệu Đánh giá tình hình thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện phúc thọ thành phố hà nội (Trang 40 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)