Khái quát về Văn phòng đăng ký đất đai

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện văn quan, tỉnh lạng sơn (Trang 23 - 26)

Phần 2. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu

2.1 Cơ sở lý luận về đăng ký đất đai, hoạt động của văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất và hoạt động chi nhánh văn phòng đăng ký đất đai

2.1.3 Khái quát về Văn phòng đăng ký đất đai

a. Khái quát v Văn phòng đăng ký đất đai

Văn phòng đăng ký đất đai là đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường tổ chức triển khai thực hiện việc đăng ký đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất; xây dựng, quản lý, cập nhật, chỉnh lý thống nhất hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu đất đai; thống kê, kiểm kê đất đai và cung cấp thông tin về đất đai cho tổ chức, cá nhân theo quy định hiện hành của pháp luật (theo Bộ TNMT, Bộ Nội vụ và Bộ Tài chính, 2015).

Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Thành phố đặt tại địa bàn các quận, huyện là đơn vị trực thuộc Văn phòng đăng ký. Chi nhánh có trụ sở và con dấu để thực hiện nhiệm vụ được giao; chịu sự quản lý và chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của Giám đốc Văn phòng đăng ký và thực hiện chế độ hạch toán phụ thuộc theo quy định của pháp luật (UBND Tỉnh Lạng Sơn, 2015).

b. Cơ s pháp lý v t chc hot động ca Văn phòng đăng ký đất đai

* Trước khi có luật 2013

- Trước đây, Điều 64 Luật Đất đai 2003 quy định: “Vic đăng ký quyn s dng đất được thc hin ti Văn phòng đăng ký quyn s dng đất. Cơ quan qun lý đất đai địa phương có Văn phòng đăng ký quyn s dng đất là cơ

quan dch v công thc hin chc năng qun lý h sơ địa chính gc, chnh lý thng nht h sơ địa chính, phc v người s dng đất thc hin các quyn và nghĩa v”.

Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp Tỉnh thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường do Ủy ban nhân dân cấp Tỉnh quyết định thành lập theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường và Giám đốc Sở Nội vụ; Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường do Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định thành lập theo đề nghị của Trưởng phòng Tài nguyên và Môi trường và Trưởng phòng Nội vụ. Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất có con dấu riêng, được mở tài khoản theo quy định của pháp luật.

Tuy nhiên, hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất hai cấp nêu trên còn nhiều bất cập.

Các nhiệm vụ sự nghiệp, dịch vụ đã được các Văn phòng tổ chức thực hiện, tuy nhiên giữa các địa phương còn có sự chênh lệch lớn về khối lượng nhiệm vụ cũng như các khoản thu từ hoạt động dịch vụ do nhu cầu ở các địa phương khác nhau. Các hoạt động dịch vụ chủ yếu được thực hiện ở các đô thị lớn hoặc các vùng đang thực hiện phát triển đô thị; đối với các vùng nông thôn, miền núi, vùng sâu vùng xa các hoạt động dịch vụ chưa được thực hiện thường xuyên.

Ngoài ra, một số nhiệm vụ chưa được triển khai tốt, đồng bộ như lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất cấp huyện và cấp xã; chỉnh lý toàn bộ hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính thì đa số các địa phương chưa triển khai đồng bộ.

Cơ chế tài chính của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất được thực hiện theo quy định tại Thông tư liên tịch số 05/2010/TTLT-BTNMT-BNV-BTC về cơ bản đã phù hợp với thực tiễn tại các địa phương. Tuy nhiên, đa số Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất chưa thực hiện tự chủ về các khoản chi thường xuyên. Các khoản thu ở các Văn phòng giữa các tỉnh có sự chênh lệch lớn, Văn phòng ở các tỉnh, thành phố đô thị hoặc đang phát triển thành đô thị có mức thu tương đối cao. Tuy nhiên, đa số nguồn thu của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh đều từ ngân sách nhà nước, thu không đủ bù chi đặc biệt là các vùng nông thôn, miền núi, hải đảo, những khu vực được miễn một số phí, lệ phí thực hiện thủ tục đăng ký đất đai. Do vậy, hoạt động của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất gặp nhiều khó khăn; nhiều nội dung chưa được quan tâm đầu tư như: lập hồ sơ địa chính toàn tỉnh, chỉnh lý biến động, thông tin lưu trữ, hiện đại hóa việc đăng ký đất đai ....

Bên cạnh đó, văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường, cơ bản đã được thành lập tại các quận, huyện, thị xã và thành phố trực thuộc tỉnh. Tổ chức thực hiện nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn do kinh phí được cấp ít, số lượng người làm việc được giao không đủ; việc hướng dẫn, chỉ đạo về chuyên môn, nghiệp vụ, luân chuyển hồ sơ gặp nhiều khó khăn, không đồng bộ do tổ chức Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất còn chưa thống nhất.

Khác với Luật Đất đai năm 2003, Điều 24 Luật Đất đai năm 2013 quy định: Cơ quan quản lý đất đai ở địa phương được thành lập ở Tỉnh, Thành phố trực thuộc Trung ương và ở Quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc Tỉnh; Tổ chức dịch vụ công về đất đai được thành lập và hoạt động theo quy định của Chính phủ. Ngoài ra còn có các Nghị định và Thông tư được Chính phủ và các Bộ ban hành để hướng dẫn thi hành Luật Đất đai 2013 (cụ thể tại Phụ lục số 1).

Cũng theo Nguyễn Thị Kim Ngân (2016), hiệu quả bước đầu từ Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất một cấp sau khi được kiện toàn đã thể hiện rõ hơn tính chuyên nghiệp trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ với bộ máy tổ chức được sắp xếp theo các nhóm chuyên môn và theo từng vị trí công việc chuyên sâu; quy trình giải quyết công việc đã được thực hiện thống nhất, nhiều nơi đã được thực hiện gắn với hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai đã xây dựng. Hoạt động đăng ký đất đai đã có sự quản lý, điều hành tập trung, thống nhất, bảo đảm việc triển khai thực hiện đăng ký, cấp giấy chứng nhận của địa phương theo đúng kế hoạch, có trọng tâm, trọng điểm.

Đội ngũ cán bộ trong hệ thống Văn phòng đăng ký một cấp đã được điều động, sử dụng linh hoạt giữa các địa bàn để hỗ trợ hoàn thành nhiệm vụ, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn cán bộ hiện có.

Chất lượng thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được nâng cao, bảo đảm sự thống nhất trong toàn tỉnh, thành phố. Thời gian thực hiện thủ tục đăng ký, cấp Giấy chứng nhận được bảo đảm đúng quy định.

Các Văn phòng đăng ký một cấp đã có điều kiện hơn về lực lượng chuyên môn, chủ động hơn về thẩm quyền và đã quan tâm, chăm lo nhiều hơn cho việc xây dựng, cập nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính của địa phương, nhất là việc xây dựng cơ sở dữ liệu địa chính; đồng thời tăng cường kiểm tra, chỉ đạo việc cập

nhật, chỉnh lý hồ sơ địa chính ở các cấp huyện, xã để bảo đảm sự thống nhất của hồ sơ địa chính theo quy định.

Việc thực hiện thống kê đất đai định kỳ hàng năm ở các tỉnh, thành phố thí điểm đã được thực hiện có chất lượng hơn, bảo đảm thời gian quy định do Văn phòng đăng ký một cấp đã chủ động hơn trong việc tổ chức thực hiện mà không còn thụ động chờ cấp huyện báo cáo như trước đây.

* Nhn xét chung v cơ s pháp lý vic t chc và hot động ca Văn phòng đăng ký

Nhìn chung, việc Nhà nước ban hành các quy định liên quan đến VPĐK trong hệ thống văn bản quy phạm pháp luật hiện nay là tương đối đầy đủ. Các văn bản pháp lý đang dần hoàn thiện hơn cơ chế, chính sách, đưa VPĐK hoạt động ngày càng hiệu quả hơn, dần đáp ứng được yêu cầu quản lý, sử dụng đất phục vụ phát triển kinh tế đất nước thời kỳ Công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Một phần của tài liệu Đánh giá thực trạng hoạt động của văn phòng đăng ký đất đai chi nhánh huyện văn quan, tỉnh lạng sơn (Trang 23 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)