3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Công tác đăng ký đất đai.
- Thực trạng hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Văn Quan.
+ Đăng ký quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất và chỉnh lý biến động về đất đai, nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
+ Chỉnh lý hồ sơ địa chính và cơ sở dữ liệu địa chính khi có biến động về sử dụng đất, tiền thuê đất và về sở hữu tài sản gắn liền với đất;
+ Thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.
- Những người có liên quan:
+ Người sử dụng đất, đây là nhóm trực tiếp chịu tác động của việc cải cách thủ tục hành chính trong quản lý đất đai với mô hình Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai;
+ Cán bộ trực tiếp quản lý, điều hành công việc tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Về không gian: Văn Phòng Đăng ký đất đai chi nhánh Huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn
- Về thời gian: Từ năm 2012 đến năm 2016 3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội huyện Văn Quan, tỉnh Lạng Sơn - Đánh giá về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, bộ máy của Chi nhánh Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất huyện Văn Quan
- Đánh giá kết quả thực trạng hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai từ năm 2012 đến năm 2016
Để có thể đánh giá được toàn bộ các thực trạng hoạt động của Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Văn Quan là một công việc hết sức khó khăn, do vậy, tôi tập
trung nghiên cứu và đi sâu vào 04 hoạt động được Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Văn Quan thực hiện nhiều nhất, phổ biến nhất, đó là:
+ Công tác đăng ký đất đai, cấp GCNQSD đất, QSH nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
+ Lập và quản lý sổ địa chính, sổ cấp GCNQSDĐ, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động, sổ đăng ký;
+ Công tác chỉnh lý biến động về sử dụng đất theo quy định của pháp luật khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất;
+ Công tác thống kê, kiểm kê đất đai.
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Các phương pháp chính sẽ được sử dụng để thực hiện đề tài đó là:
3.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu, số liệu thứ cấp
- Thu thập các tài liệu liên quan đến Văn phòng đăng ký đất đai của Tổng cục quản lý đất đai, Bộ Tài nguyên và Môi trường...
- Từ phòng TNMT: Thu thập các tài liệu số liệu về hiện trạng sử dụng đất và tình hình quản lý sử dụng đất của huyện Văn Quan và 1 thị trấn và 3 xã nghiên cứu từ năm 2012 đến 2016.
- Từ phòng Kinh tế, phòng Thống kê..: Thu thập các báo cáo về tình hình phát triển kinh tế xã hội của huyện, các phường nghiên cứu, số liệu thống kê về kinh tế xã hội từ năm 2012 đến 2016.
- Từ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Văn Quan: Thu thập các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai, các báo cáo về tình hình hoạt động, kết quả thực hiện nhiệm vụ qua các năm 2012 - 2016 ( Báo cáo công tác đăng ký lần đầu và đăng ký biến động quyền sử dụng đất; báo cáo về công tác lập quản lý HSĐC; các hoạt động dịch vụ công về đất đai; kết quả thu chi tài chính...).
3.4.2. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
Các điểm nghiên cứu được lựa chọn có đặc điểm về đất đai, điều kiện kinh tế - xã hội và đặc trưng về số lượng người dân đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Văn Quan như: Thị trấn Văn Quan, xã Khánh Khê, xã Văn Đoàn, xã Tân An.
Lựa chọn 1 thị trấn và 3 xã, gồm: Thị trấn Văn Quan, xã Khánh Khê, xã Văn Đoàn, xã Tân An để tiến hành điều tra nghiên cứu.
3.4.3. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp
Thu thập số liệu sơ cấp từ việc điều tra các hộ gia đình, cá nhân thực hiện các thủ tục hành chính có liên quan đến Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai huyện Văn Quan. Thông tin được thu thập thông qua mẫu phiếu điều tra chuẩn bị trước liên quan đến đăng ký quyền sử dụng đất và đánh giá của người dân về hoạt động của Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai.
Thu thập số liệu sơ cấp từ việc điều tra 100% ( gồm 5 người ) các cán bộ làm việc tại Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Văn Quan.
Thu thập số liệu sơ cấp từ việc điều tra hộ gia đình cá nhân đến giao dịch tại Chi nhánh VPĐKĐĐ huyện Văn Quan.
1. Phỏng vấn 50 hộ gia đình, cá nhân tại địa bàn có có nền kinh tế đang phát triển, nhu cầu về đất đai lớn, số lượng người dân đến giao dịch cao. Đại diện cho khu vực này chọn nghiên cứu điểm đó là thị trấn Văn Quan.
2. Phỏng vấn 40 hộ đia đình, cá nhân tại địa bàn có nền kinh tế đã tương đối phát triển, đất đai có xu hướng ổn định, có số lượng người dân đến giao dịch thấp hơn so với Thị trấn Văn Quan. Đại diện cho khu vực này chọn nghiên cứu 3 đó là xã Khánh Khê.
3. Phỏng vấn 60 hộ gia đình, cá nhân tại địa bàn có điều kiện kinh tế khó khăn, mức độ giao dịch thấp so với xã Khánh Khê. Đại diện cho khu vực này chọn nghiên cứu điểm 2 xã đó là xã Văn Đoàn, Tân An.
Nội dung thông tin được thu thập bằng bảng câu hỏi bao gồm: Số khẩu, trình độ, tình hình sử dụng đất, hiện trạng về các giấy tờ pháp lý có liên quan, nhận xét về thực hiện thủ tục hành chính (đối với phiếu phỏng vấn người dân), điều kiện cơ sở vật chất, nhận xét về thực hiện chính sách của Nhà nước (đối với cán bộ Chi nhánh VPĐK). Thông qua đó có thể nhận định được về việc người dân đến với Văn phòng đăng ký thực hiện chủ yếu những quyền gì, mức độ công khai, thời hạn thực hiện, thái độ và mức độ hướng dẫn của cán bộ làm việc tại Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai Số lượng phiếu điều tra là 150 phiếu được phân bổ như sau: Thị trấn Văn Quan: 50 phiếu; xã Khánh khê: 40 phiếu; xã Văn Đoàn: 30 phiếu; xã Tân An: 30 phiếu.
3.4.4. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu
Sử dụng phần mềm Excel để tính toán số liệu. Hệ thống hoá các kết quả thu được thành thông tin tổng thể, để từ đó tìm ra những nét đặc trưng, những tính chất cơ bản của đối tượng nghiên cứu.