2.2. Cơ sở lý luận của dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp
2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
Việc thế chấp QSDĐ khá phổ biến, đặc biệt ở các vùng kinh tế phát triển như Đông Nam Bộ và ĐBSCL. Việc thế chấp QSDĐ chủ yếu để đầu tư sản xuất nông nghiệp và các nhu cầu bức xúc của đời sống.
2.2.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
2.2.2.1. Nhóm các yếu tố về điều kiện tự nhiên
Bao gồm điều kiện khí hậu, thời tiết, vị trí địa lý, địa hình, thổ nhưỡng, môi
trường sinh thái, nguồn nước … Chúng có ảnh hưởng một cách rõ nét, thậm chí quyết định đến kết quả và hiệu quả sử dụng đất.
- Đặc điểm lý, hoá tính của đất: trong sản xuất nông lâm nghiệp, thành phần cơ giới, kết cấu đất, hàm lượng các chất hữu cơ và vô cơ trong đất,… quyết định đến chất lượng đất và sử dụng đất. Quỹ đất đai nhiều hay ít, tốt hay xấu, có ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả sử dụng đất.
- Nguồn nước và chế độ nước là yếu tố rất cần thiết, nó vừa là điều kiện quan trọng để cây trồng vận chuyển chất dinh dưỡng vừa là vật chất giúp cho sinh vật sinh trưởng và phát triển.
- Địa hình, độ dốc và thổ nhưỡng: điều kiện địa hình, độ dốc và thổ nhưỡng là yếu tố quyết định lớn đến hiệu quả sản xuất, độ phì đất có ảnh hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất cây trồng vật nuôi.
- Vị trí địa lý của từng vùng với sự khác biệt về điều kiện ánh sáng, nhiệt độ, nguồn nước, gần đường giao thông, khu công nghiệp,… sẽ quyết định đến khả năng và hiệu quả sử dụng đất. Vì vậy, trong thực tiễn sử dụng đất nông lâm nghiệp cần tuân thủ quy luật tự nhiên, tận dụng các lợi thế sẵn có nhằm đạt được hiệu quả cao nhất về kinh tế, xã hội và môi trường.
2.2.2.2. Nhóm các yếu tố về kinh tế - xã hội
Bao gồm rất nhiều nhân tố (chế độ xã hội, dân số, cơ sở hạ tầng, môi trường chính sách,…) các yếu tố này có ý nghĩa quyết định, chủ đạo đối với kết quả và hiệu quả sử dụng đất.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông lâm nghiệp: trong các yếu tố cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, yếu tố giao thông vận tải là quan trọng nhất, nó góp phần vào việc trao đổi tiêu thụ sản phẩm cũng như dịch vụ những yếu tố đầu vào cho sản xuất. Các yếu tố khác như thủy lợi, điện, thông tin liên lạc, dịch vụ đều có sự ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả sử dụng đất. Trong đó, thuỷ lợi và điện là yếu tố không thể thiếu trong điều kiện sản xuất hiện nay. Các yếu tố còn lại cũng hỗ trợ trực tiếp hoặc gián tiếp đến việc nâng cao hiệu quả sử dụng đất.
- Thị trường tiêu thụ sản phẩm nông lâm sản là cầu nối giữa người sản xuất và tiêu dùng, ở đó người sản xuất thực hiện việc trao đổi hàng hoá, điều này giúp cho họ thực hiện được tốt quá trình tái sản xuất tiếp theo.
- Trình độ kiến thức, khả năng và tập quán sản xuất của chủ sử dụng đất thể hiện khả năng tiếp thu khoa học kỹ thuật, trình độ sản xuất, khả năng về vốn
lao động, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ sản xuất, kinh nghiệm truyền thống trong sản xuất và cách xử lý thông tin để ra quyết định trong sản xuất.
- Hệ thống chính sách: chính sách đất đai, chính sách điều chỉnh cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn, chính sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất, chính sách khuyến nông, chính sách hỗ trợ giá, chính sách định canh định cư, chính sách dân số, lao động việc làm, đào tạo kiến thức, chính sách khuyến khích đầu tư, chính sách xoá đói giảm nghèo… các chính sách này có những tác động rất lớn đến vấn đề sử dụng đất, phát triển và hình thành các loại hình sử dụng đất mới đặc biệt là đối với đối tượng là đồng bào dân tộc tại chỗ.
2.2.2.3. Nhóm các yếu tố quản lý, kỹ thuật a. Hệ thống đê điều, thuỷ lợi, giao thông
Trong hoạt động nông nghiệp, nhất là trong hoạt động trồng trọt, nước là yếu tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu. Cây trồng cần phải được tưới lượng nước phù hợp mới đảm bảo được các quá trình sinh trưởng, phát triển. Vì vậy, cần có một hệ thống tưới tiêu với các kênh, mương phù hợp, sao cho dẫn nước được tới từng khu vực, đảm bảo lượng nước cần thiết cho cây trồng.
Nước ta có hệ thống sông ngòi dầy đặc, từ Bắc đến Nam, lại là lưu vực của nhiều con sông lớn nên rất thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp. Nước ta có mùa mưa và mùa khô phân rõ rệt, mùa mưa có lượng mưa chiếm 80-85% lượng mưa trong năm nên vào mùa mưa lưu lượng nước qua các con sông lớn, thường xảy ra lũ lụt làm ngập úng các loại cây. Do vậy, một hệ thống đê kè kiên cố là rất cần thiết để bảo vệ mùa màng, mỗi năm trước khi đến mùa lũ đều phải kiểm tra độ chắc chắn của đê.
Hệ thống giao thông giúp cho nông sản đến được tay người tiêu dùng, nó đóng vai trò không thể thiếu được trong việc lưu thông sản phẩm, góp phần làm tăng thu nhập của người sản xuất.
b. Kỹ thuật canh tác
- Kỹ thuật về giống cây trồng:
Đây là vấn đề luôn được quan tâm của mọi nền sản xuất nông nghiệp là làm sao để tạo ra được giống cây trồng mới có sản lượng, chất lượng cao, thích hợp ở nhiều điều kiện về đất đai khí hậu khác nhau. Giống cây trồng tác động trực tiếp đến hiệu quả sử dụng đất, giống tốt và thích hợp thì mới cho năng suất cao và
chất lượng nông sản tốt, giá bán cao, tăng thu nhập của người sản xuất, làm tăng hiệu quả sử dụng đất.
- Trình độ của người lao động:
Người lao động có trình độ, tiếp thu tốt những kỹ thuật canh tác, tìm ra thị trường tiềm năng cho sản phẩm của mình, đồng thời cũng dễ dàng áp dụng được những loại máy móc sử dụng trong trồng trọt như máy cày, máy tuốt lúa...
- Trình độ kỹ thuật được áp dụng trong canh tác:
Kỹ thuật canh tác của người lao động tiên tiến làm cho sản lượng cây trồng theo đó cũng tăng lên, chất lượng nông sản tăng. Mặt khác, kết hợp trồng cây xen vụ, tăng vụ cũng làm tăng sản lượng thu hoạch được trên đất sử dụng cũng là yếu tố tác động đến hiệu quả sử dụng đất.