Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp vàviệc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp sau dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Không gian: Trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang - Thời gian: Từ năm 2011 đến năm 2015
- Phạm vi nghiên cứu: Những thay đổi trong việc sử dụng đất sản xuất nông nghiệp trước và sau dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang
3.3. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Yên Dũng - Điều kiện tự nhiên:
+ Vị trí địa lý của huyện.
+ Đặc điểm địa hình.
+ Đặc điểm khí hậu, thủy văn.
+ Các nguồn tài nguyên khác.
+ Dân số và lao động.
- Điều kiện kinh tế- xã hội.
3.3.2. Tình hình quản lý đất đai của huyện Yên Dũng - Hiện trạng sử dụng đất năm 2015 huyện Yên Dũng.
- Công tác giao đất sản suất nông nghiệp trên địa bàn huyện Yên Dũng.
3.3.3. Thực trạng công tác dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện Yên Dũng - Mục đích và nguyên tắc dồn điền đổi thửa
- Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa trên địa bàn huyện
- Kết quả thực hiện dồn điền đổi thửa trên địa bàn các xã nghiên cứu
3.3.4. Những ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp
- Sự thay đổi cơ cấu cây trồng
- Sự thay đổi mô hình sản xuất
- Gia tăng máy móc cơ giới hoá trong nông nghiệp - Sự thay đổi cơ cấu lao động.
3.3.5. Hiệu quả sử dụng đất sau dồn điền đổi thửa - Hiệu quả kinh tế
- Hiệu quả xã hội
- Hiệu quả bảo vệ môi trường.
3.3.6. Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả của công tác dồn điền đổi thửa huyện Yên Dũng , tỉnh Bắc Giang
3.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.4.1. Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp
- Điều tra, thu thập thông tin số liệu thứ cấp: các văn bản số liệu liên quan từ các phòng ban trong huyện như: số liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội, hiện trạng sử dụng đất của huyện, các văn bản về đất đai, các chủ trương, chính sách về khuyến khích đầu tư sản xuất và các báo cáo về dồn điền đổi thửa của các xã, các báo cáo liên quan khác.
3.4.2. Phương pháp thu thập tài liệu sơ cấp
* Cách chọn hộ điều tra
Khảo sát thực địa, điều tra về tình hình sử dụng đất sau khi dồn điền đổi thửa. Số hộ điều tra là 100 hộ thông qua các bảng mẫu câu hỏi. Các hộ được chọn đã thực hiện công tác dồn điền đổi thửa và đang canh tác trên thửa đất mới.
Câu hỏi trong phiếu điều tra được tổng hợp để đánh giá ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến hiệu quả sử dụng đất sản xuất nông nghiệp. Làm rõ các tác động của dồn điền đổi thửa đến quá trình sản xuất như là chị phí đầu tư, nguồn thu, năng suất, cơ cấu mùa vụ.
* Chọn điểm nghiên cứu
Dựa vào đặc điểm của huyện và việc triển khai thực hiện công tác dồn điền đổi thửa của một số xã trong huyện. Trong điều kiên thời gian nghiên cứu còn hạn chế nên việc nghiên cứu điểm mô hình chỉ tập trung ở 02 xã đại diện cho huyện: xã Cảnh Thụy và xã Quỳnh Sơn. Hai xã đại diện cho 2 vùng nghiên cứu của huyện, với các đặc điểm về địa hình, điều kiện canh tác ở vùng khác nhau của huyện.
- Xã Cảnh Thụy là xã gần trung tâm huyện lỵ, địa hình chủ yếu là bằng phẳng, đất đai tương đối tốt cho cây trồng sinh trưởng và phát triên, cũng là xã có những ảnh hưởng tích cực rõ rệt sau dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp, đây là vùng sản xuất lúa và hoa màu chính của huyện cho xuất khẩu.
- Xã Quỳnh Sơn là xã đã triển khai thực hiện công tác dồn điền đổi thửa sau xã Cảnh Thụy cũng là xã đăng ký đạt chuẩn nông thôn mới trong năm 2016, đất đai ở đây có nhiều gò đồi, diện tích đất nông nghiệp ít, tuy nhiên đất đai ở đây cũng tương đối tốt, chủ yếu trồng lúa, trồng màu và trồng cây ăn quả.
* Chọn hộ nghiên cứu
Mỗi xã chọn 50 hộ ngẫu nhiên để điều tra theo hộ, các hộ đều là những hộ gia đình và cá nhân đã thực hiện xong công tác dồn điền đổi thửa và đang canh tác trên chính thửa đất mới. Câu hỏi trong phiếu điều tra tổng hợp để đánh giá ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp.
3.4.3. Phương pháp đánh giá hiệu quả 3.4.3.1. Hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế là một phạm trù kinh tế phản ánh mặt chất lượng của các hoạt động kinh tế. Mục đích của sản xuất và phát triển kinh tế, xã hội là đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về vật chất và tinh thần của toàn xã hội, khi nguồn lực sản xuất của xã hội ngày càng trở nên khan hiếm, việc nâng cao hiệu quả là một đòi hỏi khách quan của mọi nền sản xuất xã hội.
Để đánh giá hiệu quả kinh tế tính trên 1 ha đất nông nghiệp chúng tôi tiến hành phân tích tài chính trong quá trình sản xuất đối với các loại cây trồng chính trên địa bàn huyện Yên Dũng thông qua hệ thống chỉ tiêu kinh tế sau đây:
+ Giá trị sản xuất (GTSX): là toàn bộ giá trị sản phẩm vật chất và dịch vụ được tạo ra trong một thời kỳ nhất định (thường là 1 năm), nó phản ánh năng suất đất đai trên khía cạnh giá trị thu được trên một đơn vị diện tích (1ha).
GTSX = Sản lượng sản phẩm x Giá thành sản phẩm.
+ Chi phí trung gian (CPTG): là toàn bộ chi phí vật chất thường xuyên bằng tiền mà chủ thể bỏ ra thuê và mua các yếu tố đầu vào và dịch vụ sử dụng trong quá trình sản xuất.
+ Giá trị gia tăng (GTGT): là hiệu số của giá trị sản xuất với tri phí trung gian: GTGT = GTSX - CPTG
+ Thu nhập hỗn hợp (TNHH): là phần trả cho người lao động chân tay và người lao động quản lý của hộ gia đình cùng tiền lãi thu được của việc sử dụng đất.
TNHH= GTGT - KHTS (Đ) - Thuế (T) - Thuê lao động + Giá trị ngày công lao động (GTNC):
GTNC= TNHH/ số công lao động
+ Hiệu quả kinh tế/một ngày công lao động (LĐ) quy đổi: GTSX/LĐ và GTGT/LĐ, thực chất là đánh giá kết quả đầu tư lao động sống cho từng loại cây trồng làm cơ sở để so sánh với chi phí cơ hội của từng người lao động.
Các chỉ tiêu phân tích được đánh giá định lượng bằng tiền theo thời giá hiện hành và định tính được tính bằng mức độ cao thấp. Các chỉ tiêu đạt được càng cao thì hiệu quả kinh tế càng lớn.
3.4.3.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội
Hiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa kết quả xã hội (kết quả xét về mặt xã hội) và tổng chi phí bỏ ra; chủ yếu phản ánh bằng các chỉ tiêu mang tính chất định tính như tạo công ăn việc làm cho lao động, xoá đói giảm nghèo, định canh, định cư, công bằng xã hội, nâng cao mức sống của toàn dân.
Do điều kiện về thời gian và phạm vi nghiên cứu của đề tài nên chúng tôi đánh giá hiệu quả xã hội theo chỉ tiêu thu hút nhiều lao động, giải quyết công ăn việc làm cho người nông dân.
3.4.3.3. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả môi trường
Việc xác định hiệu quả về mặt môi trường của quá trình sử dụng đất rất phức tạp, khó định lượng, đòi hỏi phải được nghiên cứu, phân tích trong một thời gian dài để có thể kiểm chứng và đánh giá. Vậy nên đề tài chỉ đánh giá hiệu quả môi trường theo một số chỉ tiêu:
- Mức độ sử dụng phân bón.
- Mức độ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Đánh giá tác động của việc sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật của các LUT thông qua so sánh liều lượng thực tế người dân sử dụng với khuyến cáo sử dụng của trung tâm khuyến nông, khuyến ngư huyện.
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu, dữ liệu
- Sau khi được thu thập, toàn bộ các thông tin số liệu được kiểm tra ở 3 khía cạnh đầy đủ, chính xác, kịp thời và khẳng định độ tin cậy, xử lý số liệu để xác định các yếu tố liên quan trong quá trình sử dụng đất và hiệu quả kinh tế sử dụng đất trước và sau dồn điền đổi thửa, làm cơ sở đưa ra những giải pháp sử dụng đất hiệu quả hơn.
- Số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Excel là công cụ chủ yếu để tính toán, xử lý, tổng hợp.
- Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, có tham khảo thêm ý kiến của các cán bộ phòng Nông nghiệp, phòng Tài nguyên và Môi trường cũng như các điển hình sản xuất của hộ nông dân để đề xuất hướng sử dụng đất và đưa ra các giải pháp thực hiện.
3.4.5. Phương pháp so sánh
Từ các kết quả thu thập được so sánh về những ảnh hưởng của dồn điền đổi đến số thửa, diện tích,cơ cấu cây trồng... trước và sau khi thực hiện dồn điền đổi thửa.
3.4.6. Phương pháp minh hoạ bằng biểu đồ, hình ảnh