Tình hình dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp của một số nước trên Thế Giới và Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 27 - 37)

2.2. Cơ sở lý luận của dồn điền đổi thửa đất nông nghiệp

2.2.3. Tình hình dồn điền đổi thửa đất sản xuất nông nghiệp của một số nước trên Thế Giới và Việt Nam

2.2.3.1. Tình hình nghiên cứu ở một số nước trên Thế giới

Tích tụ và tập trung ruộng đất là một yêu cầu đặt ra trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của các nước. Tập trung ruộng đất của các trang trại quy mô nhỏ thành những trang trại quy mô lớn, tạo điều kiện để áp dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất, thâm canh tăng năng suất sinh học, năng suất lao động, tăng khối lượng và tỷ suất nông sản hàng hóa, giảm chi phí sản xuất và giá thành nông sản. Vì vậy, việc tích tụ ruộng đất trong quá trình công nghiệp hóa hầu như đã trở thành quy luật, diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, chủ trương, biện pháp và mức độ tích tụ ruộng đất ở mỗi quốc gia không giống nhau.

a. Tích tụ ruộng đất ở một số nước châu Âu, châu Mỹ

Ở các nước châu Âu, châu Mỹ bình quân ruộng đất trên đầu người khá cao, tốc độ đô thị hóa nhanh, nhu cầu lao động cho công nghiệp nhiều, chính quyền khuyến khích việc đẩy nhanh tốc độ tích tụ ruộng đất, mở rộng quy mô trang trại bằng các chính sách và biện pháp cụ thể nhằm khuyến khích sản xuất kinh doanh của các trang trại lớn. Tuy nhiên, để tránh tích tụ ruộng đất vượt hạn mức trong từng địa phương, một số nước như Anh, Pháp có biện pháp quản lý thông qua Hội đồng quy hoạch đất đai của từng tỉnh, huyện, với Hội đồng quản trị gồm những đại diện nông dân địa phương, những chuyên viên ruộng đất và hai ủy viên của Chính phủ (thuộc Bộ Nông nghiệp và Bộ Tài chính). Hội đồng này mua

đất trên thị trường tạo ra quỹ đất dự trữ và bán lại công khai cho các hộ nông dân theo giá thị trường.

Ở Pháp, tuy không đề ra các hạn mức cụ thể, nhưng để đề phòng tích tụ ruộng đất quá mức, Nhà nước đã có biện pháp can thiệp vào thị trường ruộng đất, thông qua Hội đồng quy hoạch ruộng đất địa phương để mua bán đất của nông dân, lập quỹ đất dự trữ, điều tiết thị trường bất động sản.

b. Tích tụ ruộng đất ở một số nước Châu Á

Các nước thuộc Châu Á bình quân ruộng đất thấp, quy mô trang trại nhỏ nên việc tích tụ ruộng đất không dễ dàng như các nước ở châu Âu, châu Mỹ.

Ngay ở Nhật Bản là một nước có trình độ công nghiệp hóa cao trong lĩnh vực nông nghiệp cũng có tình trạng như vậy.

Ở Nhật Bản, sau cải cách ruộng đất năm 1950, chủ trương hạn chế việc bán ruộng đất đã gây trở ngại cho việc tích tụ ruộng đất. Về sau đã thay đổi chủ trương này nhưng việc tích tụ ruộng đất cũng chậm chạp. Tuy nhiên, họ có kinh nghiệm đáng quan tâm là hạn chế việc chia nhỏ quy mô ruộng đất của các hộ nông dân. Một hộ có nhiều con, theo tập quán chỉ có người con trai trưởng mới có nhiệm vụ tiếp tục ở nông thôn làm ruộng và chăm sóc cha mẹ, còn các con khác phải đi làm nghề khác, không chia ruộng cho tất cả các con.

Ở Đài Loan, sau năm 1949 dân số tăng đột ngột do sự di dân từ lục địa ra.

Lúc đầu chính quyền Tưởng Giới Thạch thực hiện cải cách ruộng đất theo nguyên tắc phân phối đồng đều ruộng đất cho nông dân. Ruộng đất đã được trưng thu, tịch thu, mua lại của các địa chủ rồi bán chịu, bán trả dần cho nông dân, tạo điều kiện ra đời các trang trại gia đình quy mô nhỏ. Năm 1953, ở Đài Loan đã có đến 679.000 trang trại với quy mô bình quân là 1,29 ha/trang trại; đến năm 1991 số trang trại đã lên đến 823.256 với quy mô bình quân chỉ còn 1,08 ha/trang trại. Tuy nhiên, quá trình công nghiệp hoá nông nghiệp nông thôn sau này đòi hỏi phải mở rộng quy mô của các trang trại gia đình nhằm ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm,… ,nhưng do người Đài Loan coi ruộng đất là tiêu chí đánh giá vị trí của họ trong xã hội nên mặc dù có thị trường nhưng ruộng đất vẫn không được tích tụ (có nhiều người tuy là chủ đất nhưng đã chuyển sang làm những nghề phi NN). Để giải quyết tình trạng này, năm 1983 Đài Loan công bố Luật Phát triển nông nghiệp, trong đó công nhận phương thức sản xuất ủy thác của các hộ nông dân, có nghĩa là nhà nước công nhận việc chuyển

quyền sở hữu đất đai. Ước tính đã có trên 75% số trang trại áp dụng phương thức này để mở rộng quy mô ruộng đất sản xuất. Ngoài ra để mở rộng quy mô, các trang trại trong cùng thôn xóm còn tiến hành các hoạt động hợp tác như làm đất, mua bán chung một số vật tư, sản phẩm nông nghiệp, nhưng không chấp nhận phương thức tập trung ruộng đất, lao động để sản xuất.

Năm 2007, Trung Quốc đã chi 2,6 tỷ USD cho việc cải tạo cơ sở hạ tầng nông nghiệp nhằm thúc đẩy nhanh công tác dồn điền đổi thửa. Việc thúc đẩy nhanh công tác dồn điền đổi thửa là nhằm biến những mảnh đất phân tán, rải rác thành những vùng canh tác rộng lớn, thống nhất hơn với một hệ thống hỗ trợ nông nghiệp như thuỷ lợi, đê điều được tốt hơn, mang lại năng suất nông nghiệp cao hơn cho người dân.

Vấn đề hạn điền ở một số nước được đặt ra chủ yếu là trong thời kỳ cải cách ruộng đất, quy định hạn mức ruộng đất của những người có nhiều ruộng được giữ lại, vượt quá hạn mức Nhà nước sẽ trưng mua để bán lại cho nông dân thiếu đất như ở Nhật Bản và Đài Loan. Đến thời kỳ công nghiệp hóa phát triển thì vấn đề hạn điền thường không cần đặt ra.

Theo Micheal Lipton, 2002, nền nông nghiệp của các nước đang phát triển ở Châu Á được đặc trưng bởi các yếu tố sau đây:

- Tỷ lệ lao động nông nghiệp, nông thôn khá lớn và dư thừa;

- Nền nông nghiệp thâm canh sản xuất lương thực, đặc biệt là trồng lúa nước chủ yếu dựa vào đầu tư lao động của nông hộ với quy mô nhỏ;

- Sự tăng tưởng của khu vực nông nghiệp có tính chất quyết định đến tăng trưởng kinh tế nông thôn.

Vì vậy, để xóa đói giảm nghèo cần tạo thêm công ăn việc làm cho lực lượng lao động nông thôn. Thành quả của những cuộc cải cách ruộng đất thời gian qua đã mang lại công ăn việc làm và tạo điều kiện cho các nông hộ phát triển kinh tế.

Nếu việc tập trung ruộng đất, phát triển trang trại quy mô lớn không hợp lý thì có nguy cơ làm tăng thất nghiệp trong nông thôn. Do đó, tích tụ ruộng đất phải đi đôi với giải quyết việc làm cho lực lượng nông dân đã cho thuê hoặc bán ruộng đất cho người khác. Việc làm ở đây bao gồm các công việc ngay trong lĩnh vực nông nghiệp như làm thuê cho các trang trại lớn (có thể làm thuê cho chính người mình cho thuê hay bán ruộng đất). Tuy nhiên chủ yếu vẫn là tạo ra các việc làm ngoài nông nghiệp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn.

2.2.3.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Hơn nửa thế kỷ qua, nông nghiệp Việt Nam đã đạt được những thành tựu to lớn, góp phần đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu lương thực đứng thứ hai trên thế giới và đảm bảo an ninh lương thực quốc gia, nâng cao đời sống cho nông dân và ổn định nông thôn và xây dựng đất nước.

Sự phát triển của sản xuất nông nghiệp gắn liền với chính sách ruộng đất.

Mỗi chính sách ruộng đất có tác dụng trong thời gian nhất định, phù hợp với phát triển nông nghiệp ở mỗi thời kỳ.

- Chính sách người cày có ruộng phù hợp với lao động thủ công.

- Chính sách tập trung hoá ruộng đất sản xuất phù hợp với phát triển nông nghiệp trong thời kỳ chiến tranh.

- Chính sách giao rung hoá ruộng đất sản xuất phù hợp với phát triển nông nghiệp trong thời kỳ chiến tranh. dụng trong thời gian nhất định, phù hợp với phát triển

Đảng và Nhà nước Việt Nam có chủ trương lớn là thực hiện đồn điển đổi thửa, dưới tên gọi “dồn ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn” với mục đích là cho xuất hiện những vùng chuyên canh lớn. Với Nghị quyết 6 của Bộ Chính trị (năm 1998), Nghị quyết 03 của Chính phủ năm 2000 có đề cập kinh tế trang trại chính thức được công nhận như một loại hình sản xuất của thời kỳ kinh tế thị trường. Kinh tế trang trại đã tập trung và tích tụ ruộng đất với nhiều hình thức khác nhau để tổ chức sản xuất nông nghiệp hàng hoá quy mô lớn. Đây là mô hình sản xuất nông nghiệp có hiệu quả trong cơ chế thị trường (Nghị quyết 03 của Chính phủ, 2000).

Xu hướng tích tụ ruộng đất để phát triển kinh tế trang trại ngày càng được mở rộng với nhiều hình thức như: nhận chuyển nhượng đất, thuê đất, mượn đất, dồn đổi, tập trung ruộng đất.

Tuy đạt được những thành tựu về tích tụ ruộng đất như trên, nhưng quá trình tích tụ ruộng đất đã bộc lộ những tồn tại, vướng mắc cần được tháo gỡ về cơ chế chính sách như:

- Chưa có quy hoạch về phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn, theo hướng hiện đại bền vững;

- Mức hạn điền thấp, thời hạn sử dụng đất ngắn đã không khuyến khích nông dân tích tụ ruộng đất và yên tâm đầu tư phát triển sản xuất lâu dài.

- Chưa có chính sách khuyến khích đầu tư cơ sở hạ tầng phù hợp với tích tụ ruộng đất để sản xuất hàng hoá lớn.

- Chưa có chính sách hỗ trợ đào tạo quản lý, kỹ thuật, thông tin thị trường, khuyến khích liên kết, chế biến và tiêu thụ nông sản cho nông dân tích tụ ruộng đất phát triển kinh tế trang trại.

- Chưa có chính sách đào tạo, chuyển đổi nghề cho nông dân để rút bớt lao động nông nghiệp, tạo tiền đề cho tích tụ ruộng đất.

Hơn 10 năm trở lại đây, vấn đề tích tụ ruộng đất tại Việt Nam được đề cập khá nhiều, một loạt những băn khoăn như nếu không tiến hành thận trọng, tích tụ ruộng đất sẽ trở thành như bắt bí hộ đói nghèo để mua được đất giá rẻ, hoặc thu hồi đất “bờ xôi, ruộng mật”, lập dự án treo, hay phân lô bán nhằm làm giàu bất chính vì lợi ích của một nhóm người nào đó; hay có thể làm nảy sinh tầng lớp địa chủ mới...Chính vì thế, nhìn trên tổng thể, việc tích tụ ruộng đất vẫn đang là một bức tranh và còn quá nhiều rào cản trên con đường đến giấc mơ đại điền của người nông dân. Hai “nút thắt” lớn nhất đang tồn tại hiện nay trong vấn đề tích tụ ruộng đất là nên tích tụ theo hình thức mua đất hay thuê đất, và xử lý vấn đề lao động nông nghiệp thế nào khi họ rút ra khỏi thị trường này? Chỉ riêng đối với vấn đề nên mua đất hay chỉ là cho thuê đất đã là vấn đề quá khó, khi vừa muốn đảm bảo yêu cầu nông dân không bị áp lực bởi nỗi lo “không tấc đất cắm dùi”, vừa đảm bảo yêu cầu sớm tích tụ đất đai để tổ chức được sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, nông nghiệp hàng hóa. Những người tán thành quan điểm bán cho rằng có tích tụ theo cách đó, mới có thể yên tâm sản xuất bền vững, chứ nếu chỉ là thuê thôi, thì tâm lý cũng không thể muốn gây dựng lâu dài trên mảnh đất đó. Thực tế, việc tích tụ ruộng đất diễn ra trong thời gian qua chủ yếu là theo hình thức này.

Nhưng luồng quan điểm nên “cho thuê”, “Đây là cách để nông dân “có chỗ lui về” không mất trắng đất - ít nhất là về mặt tâm lý”. Thực trạng tích tụ ruộng đất, dồn điền đổi thửa hiện nay đã làm cho nhiều hộ nông dân mất đất, trắng tay.

Vì vậy, một chính sách cần thiết lúc này là làm sao để nông dân cho thuê đất chứ không bán đất. Doanh nghiệp đầu tư xây dựng kênh mương, cây giống và tổ chức sản xuất, nông dân được thuê làm việc trên chính thửa ruộng của mình. Vậy nông dân vẫn còn sổ đỏ, có thu nhập, có công việc; doanh nghiệp có diện tích lớn sẽ sản xuất kinh doanh hiệu quả. Vì theo đặc điểm của người nông dân phương

Đông, ruộng đất đeo đuổi với họ như hình với bóng. Chừng nào, người nông dân đi được vào thị trường lao động chính thức, thì chừng đó đất đai ở nông thôn mới tích tụ được, và việc dồn điền đổi thửa mới thành công. Trong quá trình hoàn thiện Luật Đất đai, nhiều người kỳ vọng những vướng mắc về sử dụng đất sẽ được giải quyết về căn bản, giúp cho quá trình tích tụ ruộng đất được thuận lợi.

Trong các báo cáo gửi Chính phủ, khi rút kinh nghiệm công tác dồn điền đổi thửa, các địa phương đều đưa ra kết luận công tác dồn điền đổi thửa nên áp dụng ở những vùng mà manh mún đất đai đang là vấn đề lớn và không có mâu thuẫn về đất đai. Điều đó có nghĩa dồn điền đổi thửa không nên dẫn đến những mâu thuẫn mới liên quan đến đất đai. Nguyên tắc quan trọng nhất trong dồn điền đổi thửa là các hộ nông dân tự nguyện đổi đất cho nhau để tạo thành những thửa lớn hơn. Tuy nhiên, ở rất nhiều tỉnh quá trình giao lại đất đã xảy ra, trong đó các hộ nông dân được tham gia rất ít vào quá trình này, ngoại trừ việc đánh giá chất lượng đất và xác định hệ số trao đổi giữa các hạng đất. Bởi đất đai ở Việt Nam là sở hữu toàn dân, do đó các hộ nông dân cho rằng họ không có quyền tham gia vào quá trình giao lại đất hoặc thảo luận về kế hoạch hoá sử dụng đất .

2.2.3.3. Tình hình nghiên cứu dồn điền đổi thửa ở một số tỉnh trong nước D.2.3.3. Tình hình nghiên cứu dồn điền đổi thửa ở một số tỉnh trong nướcáp dụng ở những vùng mà manh mún đất đai đang là vấn đề lớn và không có mâu thuẫn về đất đai. Điều đó có nghĩa dồn điền đổi thửa không nên dẫn đến những mâu thuẫn mới liên quan đến đấphố Hà Nội thì việc làm này hết sức cần thiết.

N2.3ti2.3.3. Tình hình nghiên cứu dồn điền đổi thửa ở một số tỉnh trong nướcáp dụng ở những vùng mà manh mún đất đai đang là vấn đề lớn và không có mâu thuẫn về đất đai. Điều đó có nghĩa dồn điền đổi thửa khônng khâu đột phá là tập trung chỉ đạo thực hiện công tác DĐĐT diện tích đất nông nghiệp không nằm trong quy hoạch công nghiệp và quy hoạch đô thị. Ngay sau khi UBND Thành ph.

Tình hình nghiên cứu dồn điền đổi thửauynh ph. Tình hình nghiên cứu dồn điền đổi tch và ban hành nghị quyết về công tác DĐĐT, đồng thời giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể để các xã căn cứ phấn đấu thực hiện. Các xã đã bám sát hướng dẫn của Sở NN-PTNT tiến hành xây dựng phương án DĐĐT trình duyệt, đồng thời rà soát nhân khẩu, hộ khẩu, diện tích đất nông nghiệp giao theo Nghị định số 64/CP, một số xã đã và đang tiến hành đo đạc, quy hoạch giao thông, thủy lợi nội đồng.

Một số địa phương đã thực hiện thành công như xã Tân Hưng, xã Minh Trí

(huyện Sóc Sơn); xã Liên Mạc (huyện Mê Linh); xã Hợp Thanh (huyện Mỹ Đức); xã Đại Thắng (huyện Phú Xuyên)... và các xã này đang là mô hình điểm cho các địa phương khác đến học tập kinh nghiệm. Một số huyện đã thể hiện sự quyết tâm bằng việc đăng ký tăng thêm diện tích thực hiện trong năm 2010 như Chương Mỹ, Mê Linh, Phú Xuyên, Thường Tín, Đông Anh,..

Tại các địa phương trình tự, phương pháp đã cơ bản thực hiện theo hướng dẫn của TP. Nhiều huyện, thị xã đã coi nhiệm vụ DĐĐT là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong năm 2010.

Kết quả đến hết năm 2012, toàn TP đã có 99/228 xã (43,4%) có phương án DĐĐT, trong đó có 35 xã đã được phê duyệt, số còn lại đang tiến hành xây dựng phương án và xin ý kiến nhân dân thống nhất phương án. Một số huyện có nhiều xã trong kế hoạch DĐĐT đã xây dựng được phương án DĐĐT như Chương Mỹ 32/32, Sóc Sơn 23/23, Ba Vì 6/6, Phú Xuyên 10/16, đặc biệt 100% số xã của huyện Sóc Sơn đã có phương án DĐĐT được phê duyệt. Kết quả có trên 30 nghìn ha đăng ký kế hoạch DĐĐT của các huyện, vượt trên 11 nghìn ha so với kế hoạch của UBND TP(Sở NN&PTNT Hà nội, 2012).

Với những kết quả tích cực trên cũng đồng nghĩa với năng lực tổ chức thực hiện các nội dung Chương trình xây dựng NTM nói chung và công tác DĐĐT nói riêng của cán bộ từ huyện đến xã đã được nâng lên rõ rệt, củng cố lòng tin của nhân dân vào chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, tạo công bằng, dân chủ trong cộng đồng nông thôn.

Tuy nhiên, công tác DĐĐT là một việc làm rất khó, bởi nó đụng chạm tới quyền lợi của hầu hết các hộ dân, phải tiến hành một khối lượng công việc rất lớn từ xây dựng phương án, kế hoạch triển khai, đến tổ chức tuyên truyền, họp ở nhiều cấp, đo đạc, lên bản đồ, gắp thăm, chia đất, cấp hồ sơ giấy tờ... chính vì vậy cán bộ địa phương ở một số nơi ngại, không muốn làm. Công tác tuyên truyền, vận động nhân dân ở một số nơi hạn chế, chưa làm cho người dân thấy được ích lợi trước mắt và lâu dài của công tác DĐĐT. Những nguyên nhân đó đã dẫn đến một số hạn chế, khó khăn trong công tác DĐĐT trong thời gian qua tại các địa phương và rất cần phải khắc phục.

Tại huyện Trực Ninh, tỉnh Nam Định là một trong những huyện đi đầu và làm tốt công tác chuyển đổi đất nông nghiệp để thực hiện cùng một lúc nhiều mục tiêu, đó là: khắc phục tình trạng đất manh mún, giảm thiểu số thửa ruộng trên

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 27 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)