Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 45 - 53)

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội

4.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Trong những năm qua kinh tế - xã hội của huyện Yên Dũng phát triển khá toàn diện,góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Tình hình phát triển kinh tế của huyện thời gian qua liên tục duy trì được ở tốc độ khá, tốc độ tăng trưởng bình quân trong 5 năm (2011-2015) đạt khoảng 15%, trong đó nông nghiệp đạt >10%, công nghiệp - xây dựng đạt >15% và dịch vụ thương mại đạt 16-17%. Tổng giá trị sản xuất năm 2015 ước tính khoảng 2.530,909 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng kinh tế khá cao, đạt 13,36%. Trong đó nông nghiệp có tốc độ tăng trưởng 6,69%, công nghiệp đạt 16,26%, dịch vụ đạt 15,66%.

Cụ thể tỷ trọng công nghiệp tăng từ 33% năm 2011 lên 57% năm 2015; Tỷ trọng dịch vụ tăng từ 15,39% năm 2011 lên 17% năm 2015; Tỷ trọng nông nghiệp giảm từ 51,62% năm 2011 xuống 26% năm 2015. Tuy nhiên, so với kế hoạch đặt ra năm 2011 thì chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong huyện còn chậm và nặng tính thuần nông.

a. Về nông nghiệp

* Ngành trồng trọt:

Trong những năm qua thực hiện chương trình sản xuất nông nghiệp hàng hóa gắn với xây dựng nông thôn mới , huyện Yên Dũng đã áp dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật mới cho người dân, nhất là trong lĩnh vực trồng trọt.

Một số cánh đồng mẫu đã đem lại giá trị sản xuất cao, trồng trọt của huyện phát triển khá thuận lợi và đạt sản lượng cao, một số loại cây trồng có giá trị kinh tế cao được chú trọng phát triển như: lúa, đậu tương, khoai tây, ngô, cây dược liệu...

Năm 2015 tổng diện tích lúa cả năm 15.082 ha; năng suất bình quân 57,96 tạ/ha, tăng 1,01%; tổng sản lượng thóc 87.410 tấn, tăng 0,03% so với năm 2014.

Diện tích ngô 160 ha; diện tích cây công nghiệp ngắn ngày 447 ha; diện tích cây dược liệu 109 ha; diện tích cây rau màu các loại 2.756 ha, trong đó diện tích cây trồng vụ Đông 1.645 ha.

Diện tích gieo trồng một số cây trồng chính của huyện giai đoạn 2011 - 2015 được thể hiện qua Bảng 4.1 dưới đây:

Bảng 4.1. Thống kê diện tích một số cây trồng chính

Chỉ tiêu ĐVT 2011 2015

1. Cây lương thực

- Lúa

Diện tích Ha 15.227 15.082

Sản lượng Tấn 86.655 87.410

- Ngô

Diện tích Ha 135 160

Sản lượng Tấn 558 710

2. Cây thực phẩm - Rau các loại

Diện tích Ha 2.131 2.756

Sản lượng Tấn 31.980 43.131

- Khoai tây

Diện tích Ha 399 423

Sản lượng Tấn 4.669 5.875

- Lạc

Diện tích Ha 108 120

Sản lượng Tấn 2.376 2.664

- Khoai lang Diện tích

Sản lượng Ha

Tấn 85

11.875 130

18.070 Nguồn: Phòng Nông Nghiệp huyện Yên Dũng (2015)

* Ngành chăn nuôi:

Chăn nuôi luôn là một ngành quan trọng trong sản xuất nông nghiệp của huyện Yên Dũng. Vật nuôi chủ yếu trên địa bàn huyện là trâu, bò, lợn và gia cầm.

Tổng đàn lợn 80.000 con, đạt 100% KH; đàn gia cầm, thủy cầm 820.000 con, đạt 100% KH; đàn trâu, bò 10.900 con, đạt 100% KH; tỷ lệ bò lai Sind, Zebu 91%. Đã tiêm phòng 828.050 liều vắc xin các loại cho gia súc, gia cầm; cấp 1.150 lít hoá chất cho các xã, thị trấn và vận động nhân dân mua trên 150 tấn vôi bột để vệ sinh, khử trùng chuồng trại, đường làng, ngõ xóm,…

* Ngành thủy sản:

Phối hợp với Chi cục Thuỷ sản - Sở Nông nghiệp và PTNT triển khai Đề án nuôi cá thâm canh của tỉnh trên địa bàn xã Đồng Việt và xã Yên Lư với diện tích 10 ha. Triển khai xây dựng mô hình nuôi cá thâm canh của huyện năm 2015 tại xã Đồng Phúc với diện tích 10 ha. Tổng diện tích nuôi trồng thuỷ sản 1.081 ha, đạt 100% KH, tổng sản lượng thuỷ sản là 4.686 tấn, trong đó sản lượng nuôi trồng 4.432 tấn, sản lượng khai thác tự nhiên 254 tấn.

b. Dân số, lao động, việc làm và thu nhập

* Dân số:

Huyện Yên Dũng tiếp tục quan tâm chỉ đạo thực hiện các chính sách và Chương trình MTQG về dân số; tăng cường công tác phối hợp liên ngành tuyên truyền, vận động nhân dân không lựa chọn giới tính thai nhi; công tác tuyên truyền, vận động, tư vấn các đối tượng trong độ tuổi sinh đẻ áp dụng các biện pháp tránh thai và chăm sóc sức khoẻ sinh sản, KHHGĐ được quan tâm thực hiện.

Tính đến hết năm 2015, dân số huyện có 136.221người, mật độ bình quân là 1.007 người/km2. Dân số tập trung đông ở các xã gần trục đường giao thông chính như TT Tân Dân (1.205 người/km2), xã Hương Gián (1.046 người/km2), TT Neo (993 người/km2), có mật độ dân số thấp như xã Thắng Cương (424 người/km2), xã Nham Sơn (475 người/km2).Tổng số sinh ước tính 2.302 cháu; tỷ suất sinh 16,08‰, giảm 0,12‰ so với năm 2014; tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên 1,03%, giảm 0,02% so với năm 2014; tỷ lệ nam/nữ là 114/100 (giảm 0,5 điểm phần trăm so với năm 2014); tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên chiếm 10%, tăng 0,8%

so với năm 2014.

* Lao động, việc làm và thu nhập:

Theo số liệu thống kê toàn huyện có 7.940 người trong độ tuổi lao động, chiếm 58,29% dân số. Chủ yếu là lao động nông nghiệp tập trung nhiều ở khu vực nông thôn, sản xuất nông nghiệp thuần tuý.

Bên cạnh đó công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động được quan tâm. Năm 2015, đào tạo nghề cho 2.675 lao động; tỷ lệ lao động qua đào tạo 50,5%; tạo việc làm mới cho 2.915 lao động, trong đó có 780 lao động làm việc có thời hạn ở nước ngoài. Tiếp tục triển khai đề án đào tạo nghề cho lao động nông thôn, hoàn thành đào tạo nghề dưới 3 tháng có hỗ trợ ngân sách Nhà nước cho 450 lao động.

Tình hình thu nhập và mức sống hiện nay của nhân dân trong huyện đã được cải thiện đáng kể nhưng vẫn còn thấp so với mức bình quân chung của tỉnh.

Sản lượng lương thực bình quân đầu người năm 2015 là 650 kg/người/năm. Thu nhập bình quân đầu người năm 2015 là 25,6 triệu đồng/ người/năm; mức sống dân cư được nâng lên rõ rệt. Các hộ nghèo được cấp thẻ bảo hiểm y tế, được hỗ trợ sửa chữa nhà ở. Tỷ lệ hộ nghèo còn 4,33% năm 2015, giảm 0,28% so với năm 2014. Toàn huyện không còn hộ đói.

4.1.2.2 Thực trạng cơ sở hạ tầng của huyện Yên Dũng a.Giao thông

Trên địa bàn huyện có các tuyến chính sau:

Quốc lộ 1: Đi qua địa bàn huyện dài 0,70 km thuộc địa phận xã Nội Hoàng.

Quốc lộ 17: Đi qua địa phận các xã, Nham Sơn, Yên lư, Tiền Phong, Nội Hoàng.

Đường tỉnh lộ: Huyện Yên Dũng có 4 tuyến đường tỉnh lộ đó là đường tỉnh 398, 299, 299B và 293.

Hệ thống đường huyện, đường liên xã, đường thôn xóm: Cơ bản đã được trải nhựa và bê tông hóa.

Hệ thống giao thông nông thôn trong những năm qua đã được đầu tư xây dựng, cải tạo bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như ngân sách, vốn xã hội hóa, vốn góp từ nhân dân do vậy đã đáp ứng được cơ bản nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân địa phương. Tuy nhiên, một số xã có đường dân sinh chưa được đầu tư xây dựng, có nơi bị xuống cấp nên còn gặp khó khăn trong sinh hoạt cũng như phát triển kinh tế.

Năm 2015 huyện chỉ đạo triển khai xây dựng cứng hóa 30,5 km đường giao thông nông thôn, đạt 160,5% KH; duy tu, sửa chữa 57 km, đạt 114% KH; xây rãnh dọc 1.600 km, đạt 80% KH. Một số tuyến đường đã được nâng cấp cải tạo đưa vào sử dụng.

b. Hệ thống thủy lợi

Là biện pháp hàng đầu để phát triển sản xuất nông nghiệp ổn định. Trong nhiều năm qua các công trình thuỷ lợi của huyện đã được làm mới và nâng cấp cải tạo đã mang lại hiệu quả thiết thực trong sản xuất nông nghiệp như: Tạo ra cơ cấu cây trồng thay đổi, diện tích đất một vụ bị thu hẹp, năng suất cây trồng tăng, hệ số sử dụng đất tăng,…

Nhìn chung công tác thuỷ lợi trong những năm qua được đầu tư lớn.

Trong giai đoạn 2011 - 2015 huyện đã đầu tư kiên cố hóa được kênh mương.

Các công trình thuỷ lợi đầu mối, hệ thống kênh mương cơ bản được đầu tư cải tạo và nâng cấp.

Trong năm 2015 triển khai đắp đất dự trữ chống lụt bão với khối lượng 6.720 m3; đắp đê bối tại các xã Trí Yên, Thắng Cương, Đồng Phúc với khối lượng 51.000 m3; rải cấp phối mặt đê bối xã Tân Liễu với chiều dài 2,2 km; tu bổ, nạo vét 167.662 m kênh mương; kiên cố hóa 15,4 km kênh mương. Quan tâm chỉ đạo kiểm tra đê, kè, cống trước mùa mưa lũ; tu sửa cống qua đê bối các xã Trí Yên, Tân Liễu, Đồng Việt, Đồng Phúc, Lão Hộ; xây cống tiêu qua kênh tưới T13 xã Tiền Phong; tu sửa cầu qua kênh tiêu trạm bơm Tư Mại; sửa chữa trạm bơm cục bộ.

c. Giáo dục - Đào tạo

- Về giáo dục mầm non, tiểu học và THCS: Công tác giáo dục và đào tạo tiếp tục được quan tâm chỉ đạo; tiếp tục triển khai đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo theo tinh thần Nghị quyết số 29-NQ/TW; công tác phổ cập giáo dục đạt được kết quả tích cực; hệ thống trường, lớp học duy trì ổn định.

Toàn huyện có 23 trường mầm non với 69 nhóm trẻ, 213 lớp mẫu giáo; 22 trường tiểu học với 356 lớp; 21 trường THCS với 257 lớp; tỷ lệ huy động trẻ trong độ tuổi ra nhà trẻ là 28,8%, ra lớp mẫu giáo là 98,7%.

Năm học 2014-2015, chất lượng giáo dục toàn diện có bước đột phá với nhiều nội dung xếp thứ Nhất tỉnh, ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục giữ vững đơn vị xuất sắc trong tốp đầu của tỉnh; chất lượng giáo dục mũi nhọn được nâng

lên. Cơ sở vật chất trường, lớp học tiếp tục được tăng cường. Huyện đã đầu tư trên 4,5 tỷ đồng xây dựng cơ sở vật chất trường học, xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, mua sắm trang thiết bị phục vụ ứng dụng CNTT, đổi mới phương pháp dạy và học. Tỷ lệ kiên cố hóa phòng học đạt 78,9%; tỷ lệ trường chuẩn quốc gia ước đạt 84,8%. Công tác xã hội hóa giáo dục tiếp tục được đẩy mạnh, hoạt động khuyến học, khuyến tài đạt hiệu quả cao.

- Về giáo dục THPT, giáo dục thường xuyên: Các trường THPT, Trung tâm GDTX&DN trên địa bàn huyện tiếp tục quan tâm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện và giáo dục mũi nhọn. Có 156 học sinh đạt giải HSG cấp tỉnh; 9 học sinh đạt giải HSG quốc gia.Toàn huyện duy trì 3/3 trường THPT công lập đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỷ lệ 100%.

d. Y tế

Nhìn chung mạng lưới cơ sơ y tế của huyện tương đối hoàn chỉnh, 100%

xã, thị trấn có trạm y tế. Cơ sở vật chất trang thiết bị ngày càng được đầu tư, nâng cấp, các dịch vụ y tế được mở rộng. Chất lượng công tác khám, chữa bệnh phục vụ nhân dân được quan tâm và nâng lên. Công tác tập huấn, kiểm tra hành nghề y, dược tư nhân, VSATTP được quan tâm. Chỉ đạo các xã, thị trấn tiếp tục xây dựng và duy trì đạt Tiêu chí quốc gia về y tế giai đoạn đến 2020; đến hết năm 2015, có thêm 1 xã đạt Tiêu chí quốc gia về y tế, nâng tổng số lên 16/21 xã, thị trấn, chiếm 76,2%, đạt 100% KH.

e. Hệ thống điện

Huyện Yên Dũng có 21/21 xã, thị trấn có điện lưới quốc gia sử dụng trong sinh hoạt và sản xuất. Toàn huyện có 52 trạm biến thế với tổng công suất 28.500 KW. Lưới điện cao thế huyện Yên Dũng hiện tại có nhiều cấp điện áp: 110kV, 35kV, 10kV, 6kV. Trạm 110kV; 500kV Bắc Giang (E71) nằm trong địa phận của huyện Lạng Giang nhưng rất gần huyện Yên Dũng nên cung cấp điện cho huyện thuận lợi, chất lượng điện đảm bảo. Toàn huyện hiện có khoảng 90 km đường dây cao thế. Tổng chiều dài đường dây lưới điện hạ thế huyện Yên Dũng khoảng 420 km. Tuy nhiên, tại một số khu vực do chưa có kinh phí đầu tư tu sửa nên còn thiếu đồng bộ, hiện tượng quá tải lưới điện vẫn thường xuyên xảy ra.

f. Văn hoá, thông tin, thể dục thể thao

Đến nay huyện Yên Dũng có 109 làng văn hóa cấp huyện, 23 làng văn hóa cấp tỉnh, 85% gia đình đạt các danh hiệu văn hóa. Các nhà văn hoá, trung tâm

văn hoá hoạt động có hiệu quả. Cơ sở vật chất văn hóa từng bước phát triển;

178/181 thôn, khu phố có nhà văn hóa trong đó 40% là nhà văn hóa đa chức năng. Các hoạt động văn hóa, văn nghệ, TDTT ở cơ sở diễn ra sôi nổi. Tổ chức Hội thi Hát chèo - Hát dân ca năm 2015, phát triển các câu lạc bộ hát Chèo của huyện. Tổ chức tham gia Hội thi các câu lạc bộ gia đình và Liên hoan các làng văn hóa tiêu biểu cấp tỉnh lần thứ nhất năm 2015 đạt kết quả tốt.

Chỉ đạo tổ chức các giải thể thao cấp huyện; tham gia các giải thể thao cấp tỉnh, toàn quốc. Toàn huyện có 5.100 gia đình thể thao; 126 CLB thể thao; tỷ lệ người dân thường xuyên tập luyện TDTT là 32%, đạt 100% KH. Chất lượng công tác biên tập, xây dựng chương trình phát thanh, truyền hình tiếp tục được nâng lên.

g. Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn

 Những thuận lợi

Huyện Yên dũng là huyện miền núi nằm ở vị trí địa lý, giao thông khá thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế văn hoá với các vùng lân cận, có điều kiện tiếp cận nhanh với những tiến bộ KHKT và công nghệ mới phục vụ sản xuất. Địa hình, thổ nhưỡng tương đối đa dạng, diện tích đất nông nghiệp lớn tạo điều kiện đa dạng hoá về sản phẩm nông nghiệp, hình thành các vùng sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hoá. Huyện có hệ thống sông ngòi khá dày: sông Thương, sông Cầu, sông Lục Nam… khoảng 67km đường sông góp phần tiêu thoát lũ, phục vụ tưới tiêu cho bà con, đảm bảo cơ bản nguồn tưới tiêu cho phần lớn diện tích canh tác của huyện. Truyền thống sản xuất chủ yếu của người dân vẫn là hoạt động nông nghiệp do đó người dân có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất.

Tiềm năng về lực lượng lao động dồi dào đặc biệt là lao đông nông nghiệp.

Người dân Yên Dũng cần cù, sáng tạo, tích cực tiếp thu ứng dụng tiến bộ KHKT vào sản xuất. Mặt khác, các chính sách phát triển nông thôn trong huyện ngày càng được quan tâm đặc biệt bởi các cấp, các ngành.

Là một trong bốn huyện, thành phố trọng điểm phát triển của tỉnh Bắc Giang trong tầm nhìn đến năm 2020, những năm qua, Yên Dũng đã phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế riêng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư, mở rộng các khu công nghiệp tạo công ăn việc làm cho người lao động, kéo theo đó là dịch vụ thương mại phát triển, đầu tư vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, nhất là chế biến và tiêu thụ nông sản.

Trong 5 năm 2011-2015, kinh tế huyện Yên Dũng đã đạt được nhiều kết quả nổi bật như: Tốc độ tăng trưởng bình quân 18,87%/năm, tổng mức đầu tư toàn xã hội trong 5 năm là 7.511 tỷ đồng, gấp 2,1 lần so với nhiệm kỳ trước. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất đạt khá. Phối hợp tổ chức khởi công và triển khai thi công các dự án: Xí nghiệp May Yên Dũng, Nhà máy Gạch Thạch Bàn, Sân Golf và Dịch vụ Yên Dũng, siêu thị thị trấn Neo; tập trung cao tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, của tỉnh để chuẩn bị tốt các điều kiện cho đầu tư xây dựng cơ bản năm 2016.

Sản xuất nông nghiệp phát triển cơ bản ổn định; công tác quản lý nhà nước trên một số lĩnh vực có nhiều chuyển biến. Công tác giáo dục, đào tạo tiếp tục thu được nhiều kết quả đáng khích lệ; việc thực hiện chính sách xã hội, công tác đào tạo nghề, giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động được quan tâm; các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao diễn ra sôi nổi, nhất là việc tổ chức các sự kiện chính trị, văn hóa được dư luận đánh giá cao; đời sống nhân dân trong huyện ổn định; an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

 Những khó khăn:

- Diện tích đất đai tuy lớn nhưng còn manh mún, nhỏ lẻ, không đồng đều, không tập trung, lại chia nhiều ô thửa gây khó khăn trong công tác quy hoạch, sản xuất và quản lý khi thực hiện các mô hình sản xuất theo hướng hàng hoá.

- Đặc điểm địa hình cho thấy có tới 34,76% đất đồng bằng thuộc chân úng trũng, nên khó khăn trong việc dồn đổi, cũng như thuyết phục được người dân nhận ruộng ở những chân đất trũng này. Ngoài ra do chân đất úng trũng nên các biện pháp thuỷ lợi ở những vùng này cần được đặc biệt chú trọng để tiêu úng tránh thiệt hại cho sản xuất trong mùa mưa, nên việc quy hoạch cũng gây khó khăn hơn.

Thị trường tiêu thụ sản phẩm trong lĩnh vực nông nghiệp gặp nhiều khó khăn, giá cả không ổn định, ảnh hưởng đến việc liên kết trong sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm cho người nông dân.

Cơ chế, chính sách pháp luật về tài nguyên và môi trường còn nhiều bất cập, thường xuyên thay đổi, gây khó khăn cho việc tổ chức thực hiện.

Một số cán bộ lãnh đạo cơ quan, đơn vị, UBND cấp xã còn thụ động, làm việc có tính chất sự vụ, thiếu tầm nhìn, nắm và hiểu biết chính sách, pháp luật chưa sâu.

Một phần của tài liệu Đánh giá ảnh hưởng của dồn điền đổi thửa đến sử dụng đất sản xuất nông nghiệp huyện yên dũng, tỉnh bắc giang (Trang 45 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)